Aa

Bất động sản 24h: Một huyện ngoại thành Hà Nội lập kỷ lục về giá bán căn hộ, mức gây choáng

Thứ Năm, 07/01/2021 - 10:30

Một huyện ngoại thành Hà Nội lập kỷ lục về giá bán căn hộ, mức gây choáng; hị trường bất động sản 2021: "Bắt mạch" các tín hiệu để bứt phá... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Một huyện ngoại thành Hà Nội lập kỷ lục về giá bán căn hộ, mức gây choáng

Trong quý vừa qua, huyện Gia Lâm lần đầu tiên ghi nhận giá bán sơ cấp của một dự án mở bán mới đạt mức gần 44 triệu đồng/m2. Thông tin trên được đưa ra tại báo cáo mới nhất của JLL về thị trường căn hộ bán tại Hà Nội.

Theo số liệu JLL đưa ra, phân khúc bình dân và trung cấp tiếp tục dẫn đầu nguồn cung trong quý này với hơn 70% thị phần, khoảng 28% còn lại đến từ phân khúc cao cấp.

bất động sản gia lâm
Ảnh minh họa

Tính cả năm 2020, tỷ lệ bán căn hộ đạt hơn 65%, ghi nhận mức tương tự như các năm trước, cho thấy nhu cầu ổn định trên thị trường.
Song song với sự sụt giảm nguồn cung, tổng lượng bán đạt 3.667 căn quý IV/2020, giảm 29% so với quý trước và 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn là từ các dự án hiện hữu do không có dự án lớn nào mới mở bán đợt đầu tiên trong quý.

Tính cả năm 2020, tỷ lệ bán đạt hơn 65%, ghi nhận mức tương tự như các năm trước, cho thấy nhu cầu ổn định trên thị trường. Theo JLL, việc ngân hàng tiếp hạ lãi suất vay mua nhà đã tác động tích cực lên tâm lý người mua nhà, giúp nâng cao tỉ lệ giao dịch trong quý.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản 2021: "Bắt mạch" các tín hiệu để bứt phá

Với phân khúc bất động sản nhà ở, tình hình hoạt động của các chủ đầu tư và việc ra mắt các dự án nhà ở mới vẫn diễn ra tương đối đều đặn. Điều này có thể giải thích là do tại Việt Nam, với những người có tài sản tích luỹ dưới dạng vàng, ngoại tệ thì nhu cầu chuyển hoá các loại tài sản trên sang hình thức bất động sản luôn cao.

Điều này cũng luôn đúng với các nhà đầu tư, tổ chức trên thế giới, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chính trị bất ổn hoặc chiến tranh, dịch bệnh kéo theo bất ổn xã hội tác động lên tất cả các mặt, thì ngay lập tức họ sẽ đưa dòng tiền của mình sang kênh trú ẩn an toàn, trong đó có bất động sản.

Mặt khác, càng thiếu hụt những dự án ở mức trung bình thì nhu cầu đầu tư vào các dự án đất nền, nhà phố, biệt thự và căn hộ chung cư càng lớn. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, họ vẫn mua những nhà phố, nhà lẻ, đây chính là cách mà dòng tiền của họ vận động. Như vậy, đối với các nhà phát triển bất động sản, khó khăn không phải là thị trường không có nguồn cầu, mà là các thủ tục pháp lý. Từ những yếu tố trên, mặc dù 2020 là một năm đầy khó khăn nhưng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản và thị trường nói chung vẫn giữ ở mức ổn định.

Với phân khúc bất động sản công nghiệp, nguồn lực chính vẫn là các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài giống như một điểm kích ở trung tâm thị trường, vì bản thân của các doanh nghiệp bất động sản trong nước có thể đầu tư và phát triển. Bất động sản công nghiệp có liên quan mật thiết tới hoạt động xuất nhập khẩu. Trong thời gian vừa qua, tuy có khó khăn nhưng xuất khẩu vẫn đạt được những nguồn thu ngoại tệ rất lớn, nhờ vào việc được hưởng lợi từ liên tiếp các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, và mới đây nhất là UKVFTA, dòng hàng hoá, sản phẩm nhập khẩu về Việt Nam sẽ rất lớn trong những năm tiếp theo.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Điểm mới của đề tài khoa học “BĐS trong nền kinh tế Việt Nam - Vai trò và khuyến nghị chính sách”

Các chuyên gia đánh giá, đề tài khoa học “Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam - Vai trò và khuyến nghị chính sách” là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách nghiêm túc, chuyên sâu về bất động sản trong nền kinh tế, với nhóm nghiên cứu là các chuyên gia uy tín hàng đầu. Điểm nổi bật nhất của đề tài khoa học này là đã lượng hóa một cách cụ thể về vị trí, vai trò và những đóng góp của thị trường bất động sản đối với nền kinh tế.

Theo đó, đóng góp của thị trường bất động sản (nhóm nghiên cứu tính toán theo nghĩa mở rộng và ISIC) trong GDP năm 2019 là 7,62%, cao hơn mức Tổng cục Thống kê công bố là 4,51%. Có thể thấy, chưa kể đến bất động sản gián tiếp trong ngành xây dựng thì phần trăm đóng góp của bất động sản cũng khoảng 10,49% GDP (năm 2019). Nếu tính thêm nhân tố vốn là đất, đóng góp của bất động sản (gồm bất động sản mở rộng + bất động sản theo ISIC năm 2019) chiếm tới 13,6% GDP. Có thể ước tính tỷ trọng bất động sản đóng góp vào tổng giá trị tăng thêm của khu vực doanh nghiệp giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 14,88%. Qua đó có thể thấy có 2 vấn đề, một là định giá bất động sản và hai là luồng tiền giữa ngân hàng và bất động sản chính là huyết mạch của nền kinh tế.

gs hoàng văn cường
GS.TS.Hoàng Văn Cường,Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Nếu tính thêm nhân tố vốn là đất, đóng góp của bất động sản (gồm bất động sản mở rộng + bất động sản theo ISIC năm 2019) chiếm tới 13,6% GDP.

Bên cạnh đó, bất động sản còn đóng góp thông qua khả năng lan tỏa đến trên 40 ngành kinh tế quan trọng khác của nền kinh tế, nhất là những ngành liên quan trực tiếp như xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, lưu trú – ăn uống và tài chính – ngân hàng...

Đề tài đã chỉ ra rằng, khi nhu cầu sử dụng cuối cùng (final demand) của ngành bất động sản mở rộng tăng 1 tỷ đồng sẽ kích thích giá trị sản xuất của các ngành còn lại là 0,772 tỷ đồng và lan tỏa tới giá trị tăng thêm là 0,191 tỷ đồng; ngành kinh doanh bất động sản theo ISIC tăng 1 tỷ đồng cho nhu cầu cuối cùng sẽ kích thích lan tỏa đến giá trị sản xuất 0,402 tỷ đồng và 0,12 tỷ đồng đến giá trị tăng thêm. Đặc biệt, năng suất lao động của ngành bất động sản theo ISIC cao hơn năng suất lao động chung của nền kinh tế khoảng 10 lần (theo khảo sát của GSO); chỉ số lan tỏa về nhập khẩu thấp nhất trong 7 ngành. Và nguyên tắc chọn ngành trọng điểm của nền kinh tế: Những ngành có chỉ số lan tỏa đến giá trị tăng thêm cao và lan tỏa đến nhập khẩu thấp. Khi ngành bất động sản tăng trưởng không chỉ có lợi cho chính nó mà còn tạo ra hiệu ứng lan tỏa tới nền kinh tế quốc gia.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vì sao huyện Duy Xuyên cưỡng chế, thu hồi đất giao cho doanh nghiệp?

 Ngày 23/12/2020, ông Phan Xuân Cảnh, Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên ký quyết định cưỡng chế, thu hồi đất đối với hộ gia đình bà Mai Thị Theo (đã chết) ở xã Duy Nghĩa để giao đất cho Công ty CP Đầu tư Chu Lai Hội An.

Trong số 14,4ha đất có 162 hộ bị ảnh hưởng, tính đến tháng 10/2020, đã có 161 hộ dân nhận tiền đền bù, bàn giao mặt bằng, nhận đất tái định cư với tổng số tiền chi trả là 25,8 tỷ đồng.

Dự án xây dựng Khu đô thị Nồi Rang là 1 trong 5 khu đất được UBND tỉnh Quảng Nam giao cho Công ty CP Đạt Phương Hội An khi công ty này đầu tư cầu Đế Võng theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Đến giữa năm 2020, Công ty CP Đạt Phương Hội An đã chuyển nhượng toàn bộ dự án này cho Công ty CP Đầu tư Chu Lai Hội An (thuộc Tập đoàn FVG).

Xem thêm thông tin chi tiết tại đây

Giá nhà đất tăng xuyên mùa dịch, có xảy ra khủng hoảng hay 'bong bóng'?

Tại toạ đàm "Toàn cảnh bất động sản 2021: Nhận diện xung lực mới" các chuyên gia bất động sản nhận định, năm 2021 là năm đầu tiên các cấp chính quyền địa phương mới nhận nhiệm vụ, chắc chắn sẽ có những động thái thúc đẩy phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển các dự án bất động sản để tạo nguồn thu cho địa phương. Do đó, nguồn cung sẽ được bơm vào thị trường bất động sản nhiều hơn, phong phú hơn.

Năm 2020, nhiều nơi bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá nhà đất vẫn tăng giá. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định cần thận trọng ở nhiều khu vực đang bị thổi giá quá đà. 

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, năm 2020 được đánh giá là năm chứng kiến nhiều biến động nhiều lĩnh vực nền kinh tế bởi COVID-19 và bất động sản cũng không nằm ngoài guồng quay bất định này. Thế nhưng, điểm khác biệt lớn nhất của thị trường địa ốc với nhiều mảng ngành chính là lấy lại đà phục hồi nhanh chóng ngay từ quý III/2020 trở lại đây.

Dẫn số liệu của Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Văn Đính cho biết, trong quý III/2020, Việt Nam đã ghi nhận 36.884 giao dịch địa ốc thành công và lượng tiền nhà được trả trước cũng tăng đáng kể.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top