Aa

Bất động sản 24h: Mua đất TP. Thủ Đức bị dắt đến... Bình Dương, Đồng Nai?

Thứ Sáu, 04/09/2020 - 10:30

Mua đất TP.Thủ Đức bị dắt đến...Bình Dương, Đồng Nai?; Thị trường bất động sản trước chu kỳ mới: Sau cơn mưa trời lại sáng... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Mua đất TP.Thủ Đức bị dắt đến... Bình Dương, Đồng Nai?

Nhiều người được giới thiệu mua những khu đất tại thành phố Thủ Đức trong tương lai nhưng lại bị dẫn đi lòng vòng, xem đất tại tận Đồng Nai.

Ngày 1/9/2020, theo tìm hiểu của PV, nhiều người có nhu cầu mua đất tại khu vực TP.HCM phản ánh việc thường xuyên bị đơn vị môi giới bất động sản đưa ra những thông tin sai sự thật nhằm đưa khách đi xem đất rồi mời chào ký hợp đồng mua bán.

mua-dat-tp-thu-duc-bi-dat-den-binh-duong-dong-nai-1-1599089371071
mua-dat-tp-thu-duc-bi-dat-den-binh-duong-dong-nai-1-1599089371071

Ông Nguyễn Đình Đức (46 tuổi, người dân sống tại TP. Long An) chia sẻ, do nhu cầu về công việc của 2 vợ chồng nên đầu tháng 8/2020 có tìm mua một khu đất ở Q. Thủ Đức, TP. HCM.

Thông qua thông tin rao bán trên mạng từ các sàn môi giới bất động sản, ông Đức được một nhân viên kết nối xem dự án tại P. Linh Trung, Q. Thủ Đức với lời quảng cáo nơi đây sẽ trở thành trung tâm của "thành phố Thủ Đức trong tương lai".

Khu đất ở Đồng Nai mà ông Đức được nhân viên môi giới dẫn đi xem sau khi quảng cáo ở khu vực Q. Thủ Đức, TP.HCM.

"Họ nói nhiều về quy hoạch, những tuyến đường đã có dự án, đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và sẽ tiến hành thi công vào đầu năm 2021, bên cạnh đó là những hạ tầng, dịch vụ đi kèm như trường học, bệnh viện, siêu thị... chỉ cách khu đất đó chừng vài km" - ông Đức cho hay.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Về lâu dài bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn và có khả năng sinh lời cao nhất

Thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua 10 năm thăng trầm với nhiều khó khăn và không ít thành tựu, từ giai đoạn đóng băng năm 2012 - 2013, đến phục hồi và thăng hoa trong giai đoạn 2017 - 2019, rồi chững lại trong 2019 - 2020 với những ảnh hưởng khó lường từ dịch bệnh Covid-19.

Nhưng cùng với đó, thị trường cũng chứng kiến những điểm sáng đến từ nỗ lực thúc đẩy đầu tư công, các chính sách tháo gỡ pháp lý, tình hình kiểm soát dịch tích cực, và trên hết là nguồn cầu dồi dào đến từ một trong những thị trường được đánh giá là tiềm năng nhất trong khu vực.

Thị trường bất động sản chuẩn bị bước vào một chu kỳ 2021 - 2030 đầy khác biệt trong trạng thái bình thường mới, sau rất nhiều khó khăn, thanh lọc khắt khe đến từ tác nhân chủ quan cũng như khách quan. Các chuyên gia đầu ngành của lĩnh vực bất động sản cho rằng, dù thách thức và cơ hội song hành, bất động sản vẫn là kênh bỏ vốn sinh lời tốt, an toàn và có dư địa lớn nhất. Những doanh nghiệp đầu tàu trong lĩnh vực bất động sản cũng tin tưởng rằng, với sự đầu tư quy mô và bài bản thì khủng hoảng nhất thời không có gì đáng ngại, bất động sản càng để lâu càng hiệu quả.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đà Nẵng: Dùng ngân sách ủy thác để ngân hàng cho dân vay trả nợ tiền đất

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ vừa ký ban hành Quy chế ủy thác 250 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội TP để cho vay theo Nghị quyết số 309/NQ-HĐND ngày 8/7/2020.

Theo đó, Quy chế quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách thành phố uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng (NHCSXH) để cho các hộ gia đình, cá nhân còn nợ tiền sử dụng đất tái định cư vay trả nợ đúng hạn và các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện giải tỏa, di dời nhà vay xây nhà để ở.

20200623073939-15988848330641211596176

UBND TP. Đà Nẵng cho biết, quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng nguồn ngân sách TP uỷ thác qua Chi nhánh NHCSXH theo Nghị quyết số 309/NQ-HĐND ngày 8/7/2020 của HĐND TP. Đà Nẵng để các hộ gia đình, cá nhân còn nợ tiền sử dụng đất tái định cư đã được ghi nợ trước ngày 1/3/2016, vay trả nợ đúng thời hạn theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 79/2019/NĐ-CP ngày 26/10/2019 của Chính phủ. Đồng thời, để các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện giải tỏa, di dời nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất nhưng không thuộc diện được nợ tiền sử dụng đất tái định cư theo quy định tại Nghị định số 79/2019/NĐ-CP ngày 26/10/2019 của Chính phủ vay xây nhà để ở.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bộ Xây dựng đang làm rõ hợp đồng mua bán condotel

UBND tỉnh Bình Định mới đây đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng đề xuất quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ đối với người mua căn hộ nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn (Condotel) và hướng dẫn cụ thể việc cấp “sổ đỏ” trong trường hợp này.

Về vấn đề này Bộ Xây dựng cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền và nghĩa vụ của người mua bất động sản là nhà, công trình xây dựng nói chung và bất động sản không phải là nhà ở, căn hộ nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn nói riêng được thực hiện theo các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, pháp luật về dân sự, pháp luật về đất đai…

Theo đó, tại Điều 23 và Điều 24 của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 đã có quy định về các quyền và nghĩa vụ của bên mua nhà, công trình xây dựng; Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã có các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch dân sự, Luật Đất đai đã có các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ sử dụng đất...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đức Long Gia Lai loay hoay với khối nợ nghìn tỷ đồng

Đức Long Gia Lai (DLG) tiền thân là Xí nghiệp Tự doanh Đức Long, được thành lập vào tháng 9/1995 với số vốn ban đầu là 3,6 tỷ đồng, 9.700m2 đất và một dây chuyền chế biến gỗ thủ công, bán tự động. Lợi thế sẵn có về nguyên liệu, cùng điều kiện tự nhiên phù hợp giúp công ty nhanh chóng đạt được thành công với mặt hàng kinh doanh gỗ, khoảng sản, tiền đề để lấn sân sang các hoạt động khác.

Sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, Đức Long Gia Lai rẽ hướng sang một loạt lĩnh vực mới thông qua hệ thống các công ty con trong nhiều lĩnh vực, từ đầu tư thủy điện, trồng cao su, khai thác quặng sắt, cho tới lĩnh vực được xem “thời thượng” cách đây hơn thập kỷ là bất động sản.

Việc chuyển hướng đầu tư giúp doanh thu và lợi nhuận của DLG gia tăng theo cấp số, nhưng mở rộng quá nhanh cũng khiến cấu trúc tài chính của công ty này trở nên yếu hơn, khi dựa nhiều vào đòn bẩy tài chính. Hệ quả là năm 2019, Đức Long Gia Lai lần đầu báo lỗ kể từ khi niêm yết. Đến nửa đầu năm nay, khoản lỗ bị nới rộng khi kết quả kinh doanh không đủ bù đắp chi phí hoạt động và lãi vay. Cổ phiếu DLG trên sàn chứng khoán cũng chỉ còn hơn 1.300 đồng, tương đương với giá trị vốn hóa chỉ hơn 400 tỷ đồng dù công ty có tổng tài sản hơn 8.300 tỷ và vốn chủ sở hữu gần 3.200 tỷ đồng.

Xem thông tin chi tiết tại đây


Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top