Người nước ngoài đã mua bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam?
Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi cơ quan chức năng góp ý về việc nên hay không nên nới giới hạn “trần” sở hữu nhà trong dự án nhà ở thương mại với tổ chức, cá nhân nước ngoài và việc mua căn hộ du lịch (condotel).
HoREA đã thống kê sơ bộ về tình hình bán nhà cho tổ chức, cá nhân nước ngoài trong 5 năm qua (2015-2020) của 17 tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản lớn. Trong đó, tổng cộng 12.335 ngôi nhà, căn hộ đã được bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, riêng TP HCM là 10.020 ngôi nhà và căn hộ, chiếm 81,2%.
"Nếu giả định 17 tập đoàn và doanh nghiệp lớn trên chiếm khoảng 70%-80% thị phần nhà ở bán cho các cá nhân nước ngoài thì có thể ước số lượng căn nhà mà người nước ngoài đã mua trong 5 năm qua trên phạm vi cả nước vào khoảng 14.800 - 16.000 căn. Đối chiếu với số liệu trong báo cáo thị trường bất động sản cả nước 10 năm (2009-2019) của Bộ Xây dựng, đã có 5.000 dự án nhà ở với 3,774 triệu căn nhà, bình quân mỗi 5 năm phát triển được khoảng 787.000 căn nhà. Nếu so sánh với số lượng 16.000 căn nhà mà người nước ngoài đã mua trong 5 năm qua, chỉ chiếm 2% tổng số nhà ở" – ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, nhận định.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Chịu cú "đánh bồi" BĐS Đà Nẵng tiếp tục lao dốc, thời cơ “bắt đáy” đã đến?
Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, thị trường BĐS Đà Nẵng tiếp tục rơi vào trạng thái “ngủ đông”, các chỉ số về nguồn cung, nhu cầu, tỷ lệ giao dịch đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngay cả nhiều nhà đầu tư “ruột” của thị trường BĐS Đà Nẵng cũng đang dần mất kiên nhẫn, dẫn tới việc rút vốn và tháo chạy khỏi thị trường.
Theo báo cáo mới nhất của DKRA Việt Nam cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2020, hầu hết các phân khúc đều phải hứng chịu thiệt hại, trong đó, BĐS du lịch, nghỉ dưỡng là phân khúc có thiệt hại nặng nhất.
Theo đơn vị này, vào cuối tháng 5, đầu tháng 6/2020, phân khúc BĐS du lịch, nghỉ dưỡng đã đón nhận một số tín hiệu tích cực, với sự ra mắt của một số dự án.
Tuy nhiên, chưa kịp gượng dậy cú đấm bồi của "làn sóng Covid-19 thứ 2" đã khiến thị trường tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đề xuất mới về 2% phí bảo trì chung cư: Khống chế việc CĐT lạm dụng quyền
Những tranh cãi xung quanh câu chuyện làm thế nào để quản lý, sử dụng một cách hiệu quả quỹ bảo trì chung cư, giảm thiểu những tranh chấp giữa cư dân - chủ đầu tư vẫn là một chủ đề nóng trong nhiều năm qua. Để giải bài toán này, Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ (Nghị định 99) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở. Trong đó, điểm đáng chú ý là sửa đổi quy định về việc người mua nhà nộp phí bảo trì toà nhà cho chủ đầu tư.
PV Reatimes đã có cuộc trao đổi với luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm về những điều mới tại Dự thảo này.
Luật sư Trương Anh Tú nhận định, 2 đề xuất sửa đổi liên quan đến quản lý kinh phí bảo trì chung cư theo Dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 99 hướng dẫn Luật Nhà ở 2014 là rất đáng mừng và tiến bộ. Việc sửa đổi này sẽ hạn chế những tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân hết sức nóng bỏng trong thời gian vừa qua.
Về cơ bản, Luật Nhà ở 2014 mới chỉ quy định những nguyên tắc chung, nếu không có văn bản hướng dẫn từ Chính phủ và Bộ Xây dựng, thì Luật khó triển khai vào thực tế. Theo đó, việc quy định cụ thể các điều khoản còn chưa rõ, chưa phù hợp trong các điều luật trước đây như quy định liên quan đến “việc chuyển tiền phí bảo trì vào tài khoản của chủ đầu tư trong Hợp đồng mua bán chung cư”. Đây là cơ sở để người dân, doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước có thể đưa Luật vào cuộc sống, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển vững mạnh hơn và hạn chế các tranh chấp trong quản lý, sử dụng nhà chung cư.
Vì sao đại gia làm bất động sản không tới?
Với diễn biến nền kinh tế như hiện nay, giải pháp siết vốn cho vay bất động sản càng cần thiết hơn thế. Thông tư 22/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2020 theo hướng tiếp tục siết lại hoạt động cho vay bất động sản khi giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, đồng thời tăng hệ số rủi ro đối với khoản vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.
Sự đổ vỡ trong những thương vụ tín dụng bất động sản gây tác động xấu cho nền kinh tế đã được minh chứng qua quá nhiều bài học từ quốc tế đến trong nước. Đơn cử như đại án Phạm Công Danh và TrustBank đã gây rúng động dư luận cũng xuất phát từ nguyên nhân chính là do hàng nghìn tỷ đồng được bơm vào địa ốc theo kiểu "sân sau".
Mối quan hệ thân thiết quá mức bình thường giữa ngân hàng và doanh nghiệp địa ốc đều là cuộc chơi đầy toan tính. Trong đó, ngân hàng dùng doanh nghiệp "con cưng" để phát triển các dự án, đất đai có thể là từ thu hồi nợ hoặc trực tiếp mua qua công ty con. Số tài sản mua về muốn phát triển hay xây dựng thì cần tiền của chính ngân hàng bơm thêm vào. Thậm chí, có doanh nghiệp lớn còn xây dựng chiến lược phát triển dựa trên đất đai, dự án phát mãi của ngân hàng thân thiết. Điều này dẫn đến việc thiếu minh bạch và làm gia tăng giá trị ảo của bất động sản. Từ đây, nợ xấu của hệ thống ngân hàng trở nên nghiêm trọng hơn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Khu công nghiệp xanh: Hướng phát triển tất yếu của bất động sản công nghiệp
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã đưa ra khái niệm về kinh tế xanh như sau: “Nền kinh tế xanh là kết quả mang lại phúc lợi cho con người và công bằng xã hội, nó có ý nghĩa giảm những rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái”.
Phát triển một nền kinh tế xanh thực chất là vì con người, đảm bảo phúc lợi cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những tác động xấu đến môi trường cũng như hệ sinh thái, giúp tôn tạo, phát triển hệ sinh thái tự nhiên.
Công nghiệp là một lĩnh vực kinh tế quan trọng, do đó cũng không thể nằm ngoài hướng phát triển của một nền kinh tế xanh, bền vững. Theo các chuyên gia, công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện với môi trường, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và giúp cho các điều kiện tự nhiên của môi trường trở nên tốt hơn thay vì làm nó xấu đi. Trong toàn bộ quá trình sản xuất, công nghiệp xanh giúp giảm thiểu tối đa tác động xấu tới môi trường.
Ngoài ra, công nghiệp xanh còn bao hàm cả việc tái sử dụng các chất thải, các chất thải năng lượng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên khác (khoáng sản, gỗ tự nhiên...), hạn chế sử dụng hóa chất độc hại (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bảo quản thực phẩm...) bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến để khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội 'thúc' thực hiện kết luận thanh tra dự án nhà ở, BT
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Chánh Thanh tra TP; Giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành của TP; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã về việc đôn đốc thực hiện các Kết luận thanh tra (KLTT) của Trung ương và TP.
Theo UBND TP Hà Nội, một số vụ việc lớn, có tính chất phức tạp kéo dài như: Thanh tra Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng một số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị; Thanh tra Chính phủ tại Tổng Công ty HUD; Thanh tra Chính phủ về Dự án phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì; Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường thuộc địa bàn TP; Thanh tra TP việc quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn;....
Để thực hiện dứt điểm các kết luận thanh tra, UBND TP yêu cầu Chánh Thanh tra TP, Giám đốc, thủ trưởng các các Sở, ban, ngành của Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương, nghiêm túc trong việc thực hiện các kết luận thanh tra của Trung ương và TP đã được UBND TP chỉ đạo thực hiện.