Aa

Bất động sản 24h: Nỗi lo bất động sản "giả", "lậu"

Thứ Sáu, 18/10/2019 - 11:43

Nỗi lo bất động sản "giả", "lậu"; Diễn đàn bất động sản Việt Nam 2019: Nơi hiến kế gỡ khó cho thị trường... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

Nỗi lo bất động sản "giả", "lậu"

Luật Đất đai 2013 đang được sửa đổi là dịp để đưa ra các quy định chi tiết nhằm xử lý các loại hàng hóa bất động sản giao dịch trái pháp luật.

Thị trường bất động sản nhiều năm qua xuất hiện loại hàng hóa giả, lậu và ma. Các hàng hóa này đều có giá trị khá cao, mỗi căn hộ, ngôi nhà, thửa đất đều được tính theo đơn vị tỷ đồng, hay cả tòa chung cư lớn tới cả ngàn tỷ đồng.

Đối với bất động sản, hàng giả không xuất hiện dưới dạng giả mạo về nhãn mác, quy cách, xuất xứ, vì mọi thông tin này đều được làm rõ trong quá trình đăng ký. Lúc này nó xuất hiện dưới dạng hàng hóa người mua nhận được, khác với cam kết trong hợp đồng mua bán, rao bán hàng này nhưng lại cung cấp hàng khác, theo kiểu "treo đầu dê, bán thịt chó".

Với những đặc trưng này, hàng hóa bất động sản giả thường dẫn đến những tranh chấp dân sự, như các tranh chấp chung cư hiện nay đang diễn ra. Các nhà đầu tư dự án bất động sản cam kết hàng hóa có số lượng, chất lượng, điều kiện khác với hàng hóa thật người mua nhận được. Cam kết có khi được mô tả trên hợp đồng hoặc các tài liệu đính kèm hợp đồng, có khi không có mô tả gì trên hợp đồng người mua vẫn ký kết.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh: Internet

Diễn đàn bất động sản Việt Nam 2019: Nơi hiến kế gỡ khó cho thị trường

Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên lần 2 sẽ được tổ chức vào ngày 27/11 tới đây. Trước thềm diễn ra sự kiện, Reatimes ghi lại những chia sẻ của đại diện Ban Tổ chức - ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng).

"Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2017. Năm 2018, Hiệp hội tập trung vào hai sự kiện lớn, cũng có những ý nghĩa tương tự Diễn đàn: Giải thưởng Quốc gia Bất động sản Việt Nam và Hội nghị Bất động sản Quốc tế IREC lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Trong năm 2019, Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên lần 2 là hoạt động lớn nhất do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp cùng Kênh truyền hình Kinh tế - Tài chính VITV tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng.

Mục tiêu chính của Diễn đàn là tạo một sân chơi lớn - là nơi giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm cho các doanh nghiệp. Diễn đàn bao gồm các nội dung gắn với tình hình thực tiễn, xoay quanh hoạt động của doanh nghiệp bất động sản. Bởi thực chất, thị trường bất động sản gặp phải nhiều vướng mắc, từ cơ chế chính sách, thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Diễn đàn lần 2 sẽ phác hoạ lại bức tranh toàn cảnh thị trường năm 2019. Đồng thời, cũng đưa ra những dự báo, định hướng cho thị trường tiếp tục phát triển.

Về quy mô tổ chức, Diễn đàn lần 2 có sự tham dự của đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đến đất đai, thuế, hành chính; các chuyên gia, nhà khoa học nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, bất động sản, xây dựng; cộng đồng doanh nghiệp.

Diễn đàn được tổ chức trong 1 ngày, phiên buổi sáng dự kiến sẽ có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Xây dựng với bài phát biểu tổng quan về thị trường và công tác quản lý Nhà nước về thị trường bất động sản.

Tiếp đó là bài phát biểu của Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam về tổng quan thị trường bất động sản trong năm 2019 và định hướng phát triển trong năm 2020. Tiếp đó là các phiên thảo luận xoay quanh các bất cập, khó khăn, vướng mắc, thời cơ và cơ hội mới cho thị trường trong năm 2020 và những năm tiếp theo. Buổi chiều cùng ngày sẽ tổ chức hai phiên thảo luận mở với các chủ đề hấp dẫn của thị trường bất động sản.

Xem chi tiết tại đây

Thanh Hóa: UBND huyện Tĩnh Gia đang "đánh bùn sang ao"

Các cứ liệu có liên quan thể hiện khá rõ nét việc bà Cao Thị Minh chưa được đền bù 278,4m2 đất, thế nhưng huyện Tĩnh Gia lại lấy hồ sơ đền bù 299m2 đất để lý giải chuyện đền bù 278,4m2 đất.

Liên quan tới vụ việc huyện Tĩnh Gia bị tố “ăn không nói có” việc đền bù đất cho bà Cao Thị Minh (Mai Lâm, Tĩnh Gia), các căn cứ mà phóng viên có được cho thấy, việc Chủ tịch UBND huyện này khẳng định hộ gia đình này đã nhận tiền đền bù cho 278,4m2 đất là hoàn toàn không có căn cứ.

Thay vì giải quyết vụ việc theo hướng đối thoại với dân và đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân theo quy định của pháp luật thì lãnh đạo đơn vị lại “phản ứng” với báo chí và công dân theo cách được cho là thiếu tinh thần xây dựng, cầu thị trước thông tin người dân và báo chí phản ánh.

Với cách lý giải của huyện Tĩnh Gia có dấu hiệu nhầm lẫn giữa việc bồi thường 229m2 đất với diện tích 278,4m2 đất chưa bồi thường.

Hay nói cách khác, việc UBND huyện Tĩnh Gia lấy hồ sơ đã đền bù cho diện tích 229m2 đất để quy kết rằng, bà Minh đã nhận tiền đền bù 278,4m2 là không đúng bản chất sự việc.

Xem chi tiết tại đây

Cuối năm, nhà đầu tư hướng đến đất nền vùng ven Hà Nội

Trong cơn khát các sản phẩm đầu tư vào dịp cuối năm nay, nhiều nhà đầu tư cho biết vẫn sẽ quan tâm và tìm kiếm các cơ hội rót vốn vào phân khúc đất nền, đặc biệt là phân khúc đất nền tại các vùng ven ngoại ô Hà Nội, nơi có tốc độ phát triển mạnh về hạ tầng đô thị và công nghiệp.

Ảnh: Internet

Nhìn lại diễn biến thị trường bất động sản trong 3 quý vừa qua, dù từng đối mặt với dự báo có khả năng bùng nổ bong bóng bất động sản, tuy nhiên, nhờ vào việc kiểm soát tốt của các cơ quan quản lý nhà nước, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục cho thấy sự ổn định nhất định ở những thị trường thành phố vệ tinh ven Hà Nội.

Đặc biệt trong đó, đất nền – loại sản phẩm được coi là "của để dành" cho các nhà đầu tư trong bất kỳ thời điểm nào tiếp tục cho thấy xu hướng tăng trưởng nóng về cuối năm khi các nhà đầu tư cho rằng việc nắm giữ đất nền không chỉ từ tính bảo toàn giá trị, mà còn do gắn liền với tiềm năng phát triển trong tương lai.

Ông Vũ Đức Thắng, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản An Phát cho biết trong bối cảnh bất động sản Hà Nội đang bị siết chặt do quỹ đất ngày càng cạn kiệt, xu thế mở rộng đầu tư sang các tỉnh lân cận đã được nhiều doanh nghiệp tính đến. Điều này khiến dòng vốn đầu tư của các nhà đầu tư cũng có xu hướng chuyển dịch về các khu vệ tinh.

Xem chi tiết tại đây

Cổ đông quyền lực nhất của Nước sạch sông Đà là “bố già" M&A

CTCP Đầu tư nước sạch sông Đà - Viwasupco (mã VCW) tiền thân là đơn vị thực hiện dự án Nhà máy nước sạch Sông Đà trực thuộc Tổng CTCP Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam - Vinaconex (mã VCG), được thành lập vào tháng 3/2009, với vốn điều lệ ban đầu 500 tỷ đồng. Trong đó, Vinaconex nắm quyền chi phối với 51% cổ phần.

Khi Vinaconex thoái vốn, đã có nhiều doanh nghiệp nhòm ngó và nhìn thấy tiềm năng của VCW. Trong đó, CTCP Cơ điện lạnh (mã REE) đã mua vào hơn 17 triệu cổ phiếu, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 34,68%. Nhưng REE đến nay cũng chỉ là cổ đông lớn thứ hai sau Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex. Nhiều lần mua vào cổ phiếu với số lượng lớn và giao dịch lòng vòng, Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của Viwasupco từ tháng 3/2018, với 47,1% cổ phần.

Gelex - Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện được thành lập ngày 10/7/1990 nhằm tập trung sức mạnh các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc ngành công nghiệp kỹ thuật điện.

Tháng 12/2010, doanh nghiệp này được cổ phần hoá để trở thành Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex). Ông Nguyễn Văn Tuấn giữ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Gelex.

Gelex hiện nắm giữ 100% vốn tại Công ty TNHH Một thành viên năng lượng Gelex Energy hoạt động trong 3 lĩnh vực: Đầu tư sản xuất điện sử dụng năng lượng tái tạo với dự án điện măt trời Ninh Thuận, Bình Thuận; đầu tư thủy điện với các dự án điển hình như Thủy điện Sông Bung 4A, Thủy điện Canan 1, Canan 2 và đầu tư khai thác và cung cấp nước sạch phục vụ đô thị với trọng điểm là Dự án nước sông Đà.

Xem chi tiết tại đây 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top