Quỹ đất hỗ trợ yếu tố tăng trưởng cho doanh nghiệp bất động sản
Trong bối cảnh quỹ đất tại hai thị trường chính là Hà Nội và TP.HCM ngày càng khan hiếm với giá đất tăng vọt, các doanh nghiệp có quỹ đất lớn cũng như chiến lược phát triển quỹ đất đang vượt lên nắm giữ lợi thế tăng trưởng trong dài hạn.
Trong số những doanh nghiệp nắm giữ quỹ đất lớn hiện phải nhắc tới Vinhomes, Novaland, Nam Long, Khang Điền… Theo thống kê dữ liệu doanh nghiệp, Vinhomes sở hữu quỹ đất đứng đầu ngành với hơn 16.000 ha; Novaland sở hữu quỹ đất khoảng 5.400 ha; Khang Điền đã và đang phát triển quỹ đất hơn 700 ha; Nam Long cũng nắm tổng quỹ đất khoảng 700 ha khắp các tỉnh, thành trên cả nước.
Theo ghi nhận của Công ty JLL Việt Nam về thị trường bất động sản Việt Nam, hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp được xem xét hai yếu tố bao gồm khả năng phát triển dự án và quỹ đất dài hạn. Ở đây, quỹ đất là điều tất yếu để nhà phát triển chứng tỏ cam kết trong thời gian dài và năng lực phát triển sẽ được thể hiện qua số lượng các dự án và tỷ lệ bán thành công.
Đối với Khang Điền là doanh nghiệp sở hữu quỹ đất rộng lớn, có vị trí chiến lược tại khu Đông và khu Nam TP.HCM, tiêu biểu tại thành phố Thủ Đức.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Siết vốn đổ vào bất động sản, giá nhà sẽ tăng hay giảm?
Số liệu từ SSI cho thấy, 11 tháng đầu năm 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp bất động sản với trên 495.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành thành công. Trong đó khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ chiếm 94,5%, còn lại là trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng với tỷ lệ 5,5%.
Các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp bất động sản là hai nhóm phát hành lớn nhất trên thị trường, chiếm lần lượt 34% và 27,7% tổng khối lượng phát hành, còn lại là các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, sản xuất và công ty chứng khoán.
Doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ là chính, khi đầu tư phải sử dụng đòn bẩy tín dụng, khi “siết” tín dụng đổ thẳng vào hoạt động kinh doanh phát triển bất động sản của chủ đầu tư thì họ phải ‘lách’ sang phát hành trái phiếu.
Việc này cũng phù hợp với cuộc chơi, thông lệ của thế giới; thế nhưng, Ngân hàng Nhà nước thấy rằng có độ rủi ro nên tiếp tục kiểm soát triệt để vốn vào bất động sản, điều này sẽ tạo nhiều khó khăn đến việc “bơm” vốn cho thị trường bất động sản.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Câu chuyện “con voi chui lọt lỗ kim” nhìn từ “sự đã rồi” ở KĐT Mường Thanh
Xây dựng công viên nước, cửa hàng xăng dầu khi chưa có giấy phép, xây dựng thêm tầng áp mái không đúng quy định tại 9 toà nhà, thi công sai quy hoạch tại các công trình khu A3.1 và B2.1... là loạt những sai phạm tại dự án KĐT Thanh Hà vừa được Thanh tra TP.Hà Nội chỉ ra.
Tuy nhiên, điều khiến dư luận bức xúc nhất là phần lớn dự án KĐT Thanh Hà đã đi vào hoạt động nhiều năm, các giao dịch mua bán giữa chủ đầu tư và cư dân đã hình thành nhưng chỉ khi thanh tra vào cuộc, những sai phạm mới dần hé lộ, “ngã ngửa”.
Đặc biệt, KĐT Thanh Hà không phải là một dự án nhỏ mà là một tổ hợp dự án có tổng diện tích quy hoạch gần 500ha. Trong bối cảnh quỹ đất Hà Nội đang ngày càng eo hẹp, mọi sai phạm về quy hoạch xây dựng đều đem đến một lãng phí rất lớn không chỉ tiền bạc mà còn tài nguyên đất. Do đó, loạt những sai phạm của KĐT Thanh Hà đặt ra một “dấu hỏi” lớn về trách nhiệm của các bên tham gia, từ chủ đầu tư dự án đến chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đầu tư giỏi như các “ông chủ” doanh nghiệp bất động sản
Vào đúng thời điểm nhóm cổ phiếu bất động sản đang thăng hoa, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã tranh thủ “chốt lời” ngay tại vùng đỉnh giá.
Trước hết, có thể kể đến câu chuyện tại Công ty CP Xây dựng Phục Hưng Holdings (mã: PHC). Ông Đỗ Nguyên An - Thành viên HĐQT Công ty CP Xây dựng Phục Hưng Holdings đã đăng ký bán 390.000 cổ phiếu nhằm giảm tỷ lệ sở hữu từ 4,32% (tương đương 1,1 triệu cổ phiếu) xuống còn 2,81% trong khoảng thời gian từ ngày 6/12 đến ngày 4/1/2022 theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh.
Tạm tính tại mức giá 16.700 đồng/cp (phiên 3/12), ông An thu về hơn 6,5 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu PHC. Đáng chú ý, so với đầu năm, cổ phiếu PHC đã ghi nhận mức tăng trưởng 67% từ vùng giá 10.000 đồng/cp.
Tương tự, bà Ngô Thị Ngọc Liễu - mẹ ông Cao Tấn Thạch - Thành viên HĐQT Công ty CP Đầu tư Nam Long đã đăng ký bán 200.000 cổ phiếu NLG nhằm cân đối tài chính cá nhân. Giao dịch được thực hiện từ ngày 3/12/2021 đến ngày 1/1/2022 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nút thắt “quỹ đất 20%” và giải pháp gỡ rối
Một trong những nguyên nhân dẫn đến “vỡ” kế hoạch phát triển nhà ở xã hội được đưa ra là do quy định dành 20% quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội (quy định quỹ đất 20%) chưa được thực hiện nghiêm. Đa phần các doanh nghiệp đều chọn cách nộp tiền thay vì làm nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại của mình, bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lại chây ì thực hiện quy định này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chia sẻ, họ có lý do chính đáng, rằng đây là quy định quá cứng nhắc và không phù hợp với thực tiễn.
Các chuyên gia cũng phân tích nhiều điểm bất cập trong quy định quỹ đất 20% nhà ở xã hội khiến các doanh nghiệp không hứng thú, thậm chí chây ì không thực hiện.