Thị trường đất nền tại Long Thành hiện giờ ra sao?
Theo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Long Thành, chỉ tính trong tháng 4 và tháng 5/2019 văn phòng này đã tiếp nhận gần 2.800 hồ sơ xin chuyển nhượng đất, trong đó riêng tháng 5 có đến gần 1.600 hồ sơ, tăng gấp 1,5 lần so với trước đó và tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ.
Theo ghi nhận, các dự án pháp lý rõ ràng, đặc biệt là các dự án nằm trong lõi trung tâm của dự án sân bay Long Thành như khu vực Tân Hiệp, Bàu Cạn được giới đầu tư săn đón. Nhiều người dân địa phương cho biết, thời gian qua, giá đất tại các khu vực quanh dự án sân bay tăng mạnh, có những lô đất cuối năm ngoái đến nay tăng hơn 35%. Đặc biệt, giá nhà đất các khu vực phụ cận sân bay để phát triển dịch vụ như Bàu Cạn, Tân Hiệp, Phước Bình ghi nhận giá tăng nhanh.
Theo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Long Thành, chỉ tính trong tháng 4 và tháng 5/2019 văn phòng đã tiếp nhận gần 2.800 hồ sơ xin chuyển nhượng đất, trong đó riêng tháng 5 có đến gần 1.600 hồ sơ, tăng gấp 1,5 lần so với trước đó và tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ.
Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, những lợi thế sẵn có cùng đòn bẩy của việc đẩy nhanh tiến độ khởi công xây dựng sân bay quốc tế, Long Thành đang được đánh giá là thị trường hấp dẫn giới đầu tư bất động sản ở giai đoạn này. Có thể quý 3/2019 sẽ là thời điểm thị trường sôi động nhất.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ: Lỗi tại ai?
Tại văn bản trả lời cử tri TP. Hà Nội về nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Nội chậm tiến độ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho hay, quá trình triển khai thực hiện Dự án chậm, tăng tổng mức đầu tư do nhiều nguyên nhân bao gồm cả chủ quan và khách quan.
Trước hết, về nguyên nhân chủ quan, Bộ GTVT cho biết thiết kế cơ sở ban đầu còn sơ sài, chưa lường hết được quy mô, tính chất, công năng, nên phải điều chỉnh tại bước thiết kế kỹ thuật.
Dự án chờ nhà tài trợ phê duyệt hợp đồng, cấp hiệu lực cho Hiệp định vay vốn bổ sung kéo dài.
Công tác giải ngân của Hiệp định vay bổ sung gặp nhiều vướng mắc do các bên chưa thống nhất được ý kiến pháp lý (Hiệp định vay bổ sung được ký từ 11/5/2017 nhưng đến 28/12/2017 các bên mới thống nhất được ý kiến pháp lý và đến ngày 25/4/2018 mới thống nhất được 13 điều kiện cho lần giải ngân đầu tiên của dự án).
Đồng thời, các quy định và chế tài xử lý đối với họp đồng EPC còn chưa đầy đủ.
Minh bạch hóa "sức khỏe doanh nghiệp" địa ốc
Chia sẻ trong chương trình Góc nhìn đa chiều của Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong nhận định: “Sau thời gian dài trầm lắng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp gần đây đã có sự bùng nổ theo hướng ngày càng có nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ hơn, quy mô thị trường và lãi suất tăng lên. Có tới 7% nhà đầu tư riêng lẻ tham gia vào thị trường này đã khẳng định sức hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp so với gửi tiết kiệm, đầu tư trực tiếp hay các loại hình đầu tư khác".
Theo TS. Nguyễn Minh Phong, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của làn sóng phát hành trái phiếu của doanh nghiệp địa ốc trong thời gian qua với lãi suất huy động cao, trong đó, nguyên nhân chính xuất phát từ nhu cầu vốn để phát triển dự án của các doanh nghiệp trong bối cảnh ngân hàng hạn chế cho vay bất động sản. Hơn 80% nhu cầu vốn của doanh nghiệp trước đây chủ yếu dựa vào ngân hàng và khách hàng, nên trái phiếu hiện là kênh huy động vốn thay thế tối ưu đối với doanh nghiệp đang có nhu cầu phát triển dự án.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản cũng có sự trầm lắng mà các doanh nghiệp địa ốc muốn có dòng vốn lớn sử dụng trong dài hạn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án theo kế hoạch nên lãi suất huy động được đẩy lên cao để thu hút các nhà đầu tư.
Theo vị chuyên gia này, thị trường trái phiếu sẽ là nơi minh bạch hóa “sức khỏe” của các doanh nghiệp địa ốc, do đó, muốn làm chủ cuộc chơi này, bản thân các chủ doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải tự chứng minh uy tín, năng lực của mình:
“Trước tiên là chú ý đến thời điểm phát hành để đảm bảo khi huy động vốn thì phải sử dụng ngay, tránh trường hợp vốn chết nhưng vẫn phải trả lãi. Thứ hai, cần phải có phương án thật kỹ, cân nhắc trước khả năng hoàn vốn, đưa ra mức lãi suất phù hợp tránh trường hợp cứ vay lấy được, về sau mất tín nhiệm, trái phiếu sẽ bị bán tháo, dẫn đến vỡ nợ. Thứ ba, cần đảm bảo tuân thủ pháp lý cả về mức lãi suất huy động cũng như thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, tránh trường hợp chây ì, dẫn đến những tranh chấp, kiện cáo, khiếu nại hoặc tạo ra sự đổ vỡ không lành mạnh trên thị trường”.
Người mua nhà thờ ơ với quyền lợi của chính mình
Theo quy định chủ đầu tư nhà chung cư có trách nhiệm làm thủ tục xin cấp sổ hồng cho người mua căn hộ trong vòng 50 ngày kể từ ngày bàn giao căn hộ, tuy nhiên thực tế hàng loạt chung cư vẫn mòn mỏi chờ cấp “sổ hồng”.
Qua thông tin từ Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, cư dân mới được biết nguyên nhân là chủ đầu tư đang thế chấp cả toà nhà trong ngân hàng.
Theo một báo cáo của Bộ Xây dựng, trong tổng số 108 dự án có tranh chấp, thì có 11 dự án (chiếm khoảng 10%) liên quan tới việc chủ đầu tư chậm làm thủ tục cấp “sổ đỏ” cho cư dân.
Mới đây, Sở Tài TN&MT công bố báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2017 trên địa bàn TP.Hà Nội, tính chung cả chung cư và nhà tái định cư thì vẫn còn khoảng 23.260 căn chưa được cấp “sổ hồng”.
Cụ thể, tổng số thửa đất trên địa bàn TP.Hà Nội đến năm 2017 là 1.551.591 thửa. Trong đó, đã cấp Giấy chứng nhận 1.299.852 thửa, số thửa đủ điều kiện còn phải cấp Giấy chứng nhận là 55.658 thửa, số thửa không đủ điều kiện phải tiến hành kê khai đăng ký đất đai là 196.441 thửa.
Theo sở TN&MT Hà Nội, đến hết năm 2017, còn 22.393 căn chung cư và 867 căn thuộc dự án nhà ở tái định cư trên địa bàn Hà Nội chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu tính chung cả chung cư và nhà tái định cư thì tính đến cuối năm 2017 vẫn còn khoảng 23.260 căn chưa được cấp giấy chứng nhận.
Căn hộ trung tâm Hà Nội có gì hấp dẫn?
Không khó để giải mã sức hấp dẫn của Five Star West Lake khi dự án này sở hữu vị trí đắc địa bên hồ Tây, một trong những khu vực có giá bất động sản cao nhất Thủ đô. Đây cũng là khu vực hạn chế phát triển các dự án nhà ở cao tầng, và mỗi năm hiếm hoi xuất hiện một hoặc hai dự án chào bán. Hầu như không thể tìm kiếm được dự án căn hộ tiếp theo nằm cạnh Hồ Tây, gần Quảng trường Ba Đình và Công viên Bách Thảo như Five Star West Lake.
Số lượng dự án tại khu vực này đã ít nhưng số lượng căn hộ tại Five Star West Lake cũng không nhiều nên nguồn cung càng khan hiếm. Toàn bộ dự án Five Star West Lake cao 15 tầng cũng chỉ có 32 căn hộ để bán.
Không chỉ là ‘hàng độc’ với số lượng căn hộ cực kỳ hạn chế, Five Star West Lake còn sở hữu nhiều yếu tố “lạ”, độc đáo và khác biệt hoàn toàn so với nhiều dự án cùng phân khúc.
Nếu như nhiều dự án muốn phô trương sự sang trọng hay mang đến cho khách hàng những trải nghiệm xa hoa, thì Five Star West Lake lại hướng đến sự sang trọng kín đáo, mang lại những trải nghiệm độc đáo, hoàn hảo và mang tính cá nhân hoá cho khách hàng.