Aa

Bất động sản 24h: Thời vận mới của bất động sản nghỉ dưỡng ngoại ô

Thứ Năm, 03/12/2020 - 10:30

Thời vận mới của bất động sản nghỉ dưỡng ngoại ô; Bất động sản Hà Nội đang bước vào cuộc đua nước rút; Số phận thăng trầm của khu đô thị hoang Kim Chung Di Trạch... là tin tức nóng 24h qua.

Thời vận mới của bất động sản nghỉ dưỡng ngoại ô

Không phải đến khi xảy ra dịch Covid-19 phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng biển mới rơi vào tình cảnh khó khăn. Trong suốt 5 năm qua, dòng sản phẩm này phát triển mạnh, thậm chí có thể nói là bùng nổ, hầu hết các chủ đầu tư lớn đầu tham gia đầu tư, nguồn cung rất dồi dào.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm “Đầu tư bất động sản hậu Covid-19: Dẫn dắt dòng tiền” mới đây, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch công ty BHS, "hành vi của khách hàng đã thay đổi, nếu tiếp tục phát triển bất động sản biển kiểu như thời gian vừa rồi thì nguồn cung tiếp tục dư thừa".

Hành vi của khách hàng được ông Tuyển đề cập ở đây chính là sự thay đổi nhu cầu của du khách trong thời dịch Covid-19. Dịch bệnh khiến du lịch quốc tế đóng cửa, các khu nghỉ dưỡng biển phụ thuộc khách du lịch nước ngoài vắng khách, nên tỷ lệ khai thác thấp. Covid-19 cũng khiến con người ngại đi máy bay đi xa, nên dòng bất động sản nghỉ dưỡng đã thay đổi đáng kể.

"Hành vi của người dân bây giờ là staycation, kỳ nghỉ ngắn hơn, đi lại thuận tiện hơn và sử dụng phương tiện cá nhân", ông Tuyển nói và dẫn chứng những đợt nghỉ lễ từ đầu năm đến nay, số lượng người nghỉ dưỡng biển giảm hẳn so với mọi năm, trong khi nghỉ dưỡng ngoại ô và lên núi như ở Hòa Bình, Vĩnh Phúc tăng mạnh.

Xem chi tiết tại đây

Phân lô bán nền lấy "mỡ nó rán nó": Thảm cảnh khu đất 1 tỷ USD bỏ hoang

Mặc dù đã sát nhập về Thủ đô những năm 2008-2009, nhiều khu đô thị mới ven đô Hà Nội từng gây sốt một thời giờ vẫn là những khu đất trống, những khu nhà xây dở dang lâu ngày không một bóng người.

Tại Hoài Đức, một số dự án đã từng làm "dậy sóng" thị trường BĐS phía Tây Hà Nội giai đoạn 2007-2010, giá bán liền kề bị "thổi" lên đến 50-60 triệu đồng/m2. Đến nay, sau gần 10 năm, vẫn chỉ là khu đô thị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, chôn theo hàng nghìn tỷ đồng của nhà đầu tư. Thậm chí, nhiều dự án được xem là dự án "ảo" vì bỏ hoang lâu năm không ai về ở.

Về thực trạng này, ông Nguyễn Công Hồng, Phó TGĐ Tập đoàn Ecopark, nhận định, nhiều địa phương bỏ hàng ngàn ha để phân lô bán nền nhưng đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đều không có, đó là sự lãng phí.

"Chuyện hạ tầng xã hội phải đi trước. Đô thị đáng sống thì đây là điều kiện sống tối thiểu. Đặt mình ở vị trí là khách hàng thì thấy những nhu cầu cơ bản cho một nơi đáng sống là nhu cầu về trường học, y tế, dịch vụ", ông nói.

Xem chi tiết tại đây

Bất động sản Hà Nội đang bước vào cuộc đua nước rút

Mới đây, trong một chương trình giao lưu trực tuyến, ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam cho biết, theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2020 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2020 nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, vượt Singapore và Malaysia. Điều đó cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn giữ được viễn cảnh tích cực ngay cả trong điều kiện dịch bệnh tác động.

Ông Doanh nhìn nhận: “Trong năm 2021 tới đây, khi các chỉ tiêu vĩ mô được đảm bảo, dịch bệnh được kiểm soát, thị trường bất động sản sẽ phát triển ở mức cao hơn năm 2019, thậm chí sẽ có sự bùng nổ ở một vài phân khúc và thị trường khu vực nhất định.

Thị trường chắc chắn sẽ tiếp tục có những siêu dự án với quy mô lớn và rất lớn được đầu tư dưới dạng các tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí với hạ tầng tốt, được khai thác, vận hành một cách đồng bộ, xây dựng theo hướng xanh - thông minh. Đó sẽ là những dự án tạo ra sức nóng và sự dẫn dắt trên thị trường”.

Riêng tại thị trường Hà Nội, trong suốt 10 tháng đầu năm 2020, thị trường bất động sản tại thành phố lớn này bị “nén” lại do tác động của đại dịch Covid-19, nên khi kiểm soát được dịch bệnh đã giúp cởi trói thị trường, khiến giá bất động sản tại nhiều nơi tăng cao.

Xem chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản đón làn gió mới: Làm sao để không bị “trúng gió”?

Thị trường bất động sản đang chuẩn bị tâm thế để bước sang thời kỳ hậu Covid-19. Đây là giai đoạn sẽ đem đến rất nhiều sự thay đổi về thói quen người dùng. Biến cố Covid-19 xảy ra đã khiến nhiều làn gió đổi chiều, làm xuất hiện nhiều làn gió mới trên thị trường. Một trong những làn gió đó là bất động sản nghỉ dưỡng ven đô, cụ thể là bất động sản Hòa Bình, một khu vực có thị trường bất động sản trỗi dậy mạnh mẽ trong thời gian qua.

Hòa Bình vốn là một vùng đất không có nhiều dấu ấn trong bản đồ bất động sản của Việt Nam. Nhưng hiện nay, thị trường này đã trở thành một điểm sáng sôi động khi có sự đổ bộ của nhiều chủ đầu tư lớn, là các sếu đầu đàn của làng bất động sản Việt Nam như FLC, T&T, Geleximco… Từ đầu năm 2019, các ông lớn đều độ bộ một cách đồng thời vào thị trường Hòa Bình. Đi sâu vào khảo sát thị trường, còn có nhiều doanh nghiệp lớn khác đang âm ỉ kế hoạch đầu tư vào Hòa Bình, chưa bung hàng.

Báo cáo của nhiều trang thông tin bất động sản cũng cho thấy, Hòa Bình là nơi có lượng tìm kiếm bất động sản số 1 Việt Nam trong thời gian rất dài. Điều đáng chú ý là sự tăng trưởng của nguồn cung và nguồn cầu gần như song hành cùng lúc, thị trường nóng lên rất nhanh.

Xem chi tiết tại đây

Số phận thăng trầm của khu đô thị hoang Kim Chung Di Trạch

Thời điểm năm 2007 - 2008, nhiều khu đô thị ra đời ồ ạt như khu đô thị Geleximco, khu đô thị Kim Chung - Di Trạch, khu đô thị Lideco, khu đô thị Tân Tây Đô... Đến năm 2011, bong bóng bất động sản tan, sự đổ vỡ domino của các nhà đầu tư đã mở đầu cho màn đóng băng của thị trường, bao trùm lên những khu đô thị.

Phải đến thời điểm năm 2014, thị trường bắt đầu ấm dần lên, sự gia tăng nhanh chóng của lượng dân nhập cư Hà Nội, những khu đô thị hoang dần sống dậy, nhộn nhịp và sôi động.

Thế nhưng, có lẽ rằng nếu như ở phía Tây Hà Nội, nơi chạy xuyên dọc trục đường Đại lộ Thăng Long, ánh điện của toà nhà cao tầng được thắp lên, sôi động và rực rỡ. Thì bên kia, khu đô thị Kim Chung - Di Trạch, “trái tim” một thời của Tây Hà Nội đến giờ đây vẫn chưa tỉnh giấc.

Hoang hóa, dính nhiều lùm xùm về pháp lý và sự yếu kém về năng lực của chủ đầu tư đã dẫn tới nhận định của giới quan sát về khả năng sống dậy của một khu đô thị chết là điều khó tưởng. Chưa kể rằng, khi tai tiếng của chủ đầu tư về năng lực tài chính vẫn chưa dừng thì Kim Chung - Di Trạch… có thể sẽ mãi là vùng đất hoang hoá.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top