Bất động sản đô thị du lịch - sản phẩm chiếm sóng đầu tư
Đà phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế cùng với sự bùng nổ trở lại của du lịch trong năm 2022 chính là bước đệm vững chắc cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trở thành “mỏ vàng” để khai thác và đầu tư với mức sinh lời hấp dẫn.
*****
Từ đầu năm 2022 đến nay, khi Chính phủ cho phép mở cửa lại hoàn toàn nền kinh tế, một số chính sách mới liên quan đến thị trường bất động sản chính thức có hiệu lực. Theo đó, thị trường ghi nhận từng bước hồi phục và dự đoán sẽ bứt phát trong giai đoạn cuối năm.
Theo khảo sát của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, giá bất động sản hiện đã tăng rất mạnh trở lại (thời điểm này đã tăng 30% so với năm 2021 và 50% so với 2019, có phân khúc tăng đến 100%).
Đáng chú ý, mới đây, Ngân hàng Nhà nước có động thái nới room tín dụng nhằm hồi phục nền kinh tế, điều này cũng tác động mạnh tới sự phát triển của thị trường bất động sản khi dòng vốn được lưu thông.
Trong quá trình tăng trưởng trở lại của thị trường, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đang “chiếm sóng” trong giỏ hàng của nhà đầu tư. Các sản phẩm nhà phố, shophouse, biệt thự thuộc các dự án ven biển, hướng biển, đô thị du lịch, tổ hợp giải trí – du lịch, dịch vụ, thương mại tại trung tâm các thành phố du lịch biển ghi nhận những tín hiệu khởi sắc ở cả nguồn cung và tỷ lệ tiêu thụ.
Một báo cáo mới đây từ CBRE cho biết, trong giai đoạn 2019 - 2021, mặc dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trầm lắng do dịch bệnh nhưng mức tăng giá bán tại nhiều địa phương vẫn mạnh mẽ, khoảng 18%/năm, do được nhà đầu tư chào đón và chủ đầu tư đưa ra các sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp hơn.
Đáng chú ý, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu tăng trưởng tốt nhờ có kết nối ngày càng tốt với TP.HCM và các địa phương lân cận. Do đó, tỷ lệ hấp thụ bất động sản du lịch nghỉ dưỡng ở mức cao, từ 85 – 90% tại Bình Thuận.
Từ những tín hiệu phục hồi của thị trường, CBRE dự báo năm 2024 – 2025 khi khung pháp lý hoàn thiện, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ quay lại chu kỳ tăng trưởng mới tại các thị trường cũ (Đà Nẵng, Nha Trang, Khánh Hòa) và thị trường mới (Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu…).
Thực tế cho thấy, Việt Nam “mở cửa bầu trời” hoàn toàn là cú hích mạnh mẽ để du lịch “rã băng” sau 2 năm dịch bệnh. Các địa phương tích cực nối lại các đường bay đã tạm ngừng, đồng thời, mở hàng loạt đường bay để kết nối với các thị trường mới trong khi chờ thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… mở cửa trở lại.
Thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy, 8 tháng đầu năm 2022, khách du lịch nội địa đạt 79,8 triệu lượt (cao gần gấp đôi so với cả năm 2021). Thị trường khách quốc tế cũng “hồi sinh” và ghi nhận những con số khả quan. Cả nước đón gần 1,44 triệu lượt khách quốc tế trong 8 tháng đầu năm, tính riêng trong tháng 7, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 486,4 nghìn người (tăng 38% so với tháng trước và gấp 52,3% so với cùng kỳ năm trước).
Như vậy, sự trở lại của ngành du lịch đã tạo đòn bẩy để bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng phục hồi mạnh mẽ. Nhiều chuyên gia đánh giá đây là phân khúc giàu tiềm năng nhờ xung lực từ điều kiện hạ tầng tốt, lượng du khách tăng trưởng 10 - 15%/năm, Việt Nam thuộc top 3 thị trường du lịch phát triển năng động và nhanh nhất.
Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trở thành “mỏ vàng” để khai thác và đầu tư với mức sinh lời hấp dẫn.
Báo cáo về thị trường nghỉ dưỡng của Savills Châu Á – Thái Bình Dương công bố tháng 6/2022 cho thấy, khối lượng đầu tư vào khách sạn khu vực Châu Á Thái Bình Dương đạt 14,9 tỷ USD với 459 thương vụ vào năm 2021, vượt qua mức trung bình 5 năm trước đại dịch là 14,6 tỷ USD.
Thị trường tiềm năng này cũng chứng kiến sự gia tăng cả về khối lượng đầu tư và số lượng giao dịch trong năm 2021, lần lượt tăng 42,1% và 25,8% theo năm.
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương đánh giá, thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng. Chỉ tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng lượt khách quốc tế cao nhất đạt 16,9% trong giai đoạn 2009-2019. Cùng với đó, nguồn cung phòng lưu trú đạt tiêu chuẩn từ trung, cao cấp cũng tăng lên nhanh chóng từ 14.000 phòng (năm 2009) lên 94.000 phòng.
Một báo cáo của Dragon Capital vào tháng 7/2021 cũng cho thấy, xét trong chu kỳ 5 năm, lợi suất của đầu tư bất động sản đạt 12,1%/năm (chỉ sau đầu tư cổ phiếu). Tuy nhiên, xét trong dài hạn (15 năm), bất động sản có lợi suất vượt trội, đạt tới 11,5%/năm, cao nhất trong các kênh đầu tư.
Tỷ suất lợi nhuận tốt đã thu hút dòng vốn đầu tư vào bất động sản, đặc biệt là bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng sau dịch bệnh. Làn sóng đầu tư bất động sản đô thị du lịch xuất hiện nhiều nơi.
Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương cho biết thêm: Hoạt động kinh doanh khách sạn và resort đang khôi phục trở lại sau đại dịch. Công suất và giá phòng ghi nhận sự cải thiện ở khắp mọi nơi trên thế giới và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ. Kỳ nghỉ hè năm 2022 được xem là bước tái khởi động đầy lạc quan tại các điểm đến du lịch. Tại các địa điểm ven biển như Vũng Tàu, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Bình Thuận… trong mùa hè năm nay, nhiều khách sạn và resort ghi nhận tốc độ hồi phục ấn tượng, một số resort thành công trong việc thu hút khách nội địa, với mức công suất từ 50 - 70%.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, những đô thị du lịch chất lượng cao đang thu hút đông đảo nhà đầu tư trong bối cảnh du lịch phục hồi. Dòng khách du lịch vừa qua sẽ tạo đà cho thị trường địa ốc phát triển, cộng thêm những lực đẩy khác như gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng. Theo đó, những nơi được đầu tư du lịch bài bản, chuyên nghiệp sẽ là điểm đến hấp dẫn khách du lịch, hấp dẫn nhà đầu tư. Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng cũng sẽ trở thành phân khúc quan trọng và chủ chốt của thị trường trong tương lai.
Bên cạnh thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng truyền thống như: Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…, nhiều vùng đất mới giàu tiềm năng thu hút các nhà đầu tư với mức giá hấp dẫn.
Lẽ tất yếu bởi một khi nhu cầu sở hữu ngôi nhà thứ 2 tăng lên, bất động sản ăn theo cao tốc hạ tầng và xu hướng săn mua nghỉ dưỡng sẽ được thể hiện rõ nét, nhất là sau thời điểm dịch Covid-19. Trong đó, riêng về bất động sản tránh dịch sẽ chuyển hướng mạnh về khu vực Hồ Tràm - Bình Châu, Lâm Đồng, Phan Thiết… bởi đây là những khu vực sở hữu khí hậu trong lành, nhiều lợi thế chưa được khai phá.
Những năm gần đây, Phan Thiết đã trở thành ngôi sao mới của thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng nhờ sự tăng trưởng vượt bậc về hạ tầng. Cụ thể, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đang được thi công gấp rút, cam kết đưa vào vận hành cuối năm nay sẽ rút ngắn hành trình TP.HCM – Phan Thiết xuống còn 2 giờ đồng hồ.
Sân bay Phan Thiết cũng đang được xây dựng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2023 giúp địa phương này có cơ hội tiếp cận với hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế, tạo lợi thế rất lớn cho ngành du lịch và giúp thị trường bất động sản du lịch tại đây cất cánh.
Thị trường địa ốc Phan Thiết cũng đã cho ra đời những siêu dự án, những siêu đô thị du lịch, nghỉ dưỡng “khổng lồ”, mang đẳng cấp quốc tế, tiêu biểu là NovaWorld Phan Thiet được phát triển bởi Tập đoàn Novaland. Đây là Siêu thành phố biển – du lịch – sức khỏe lớn bậc nhất khu vực phía Nam với quy mô 1.000 hecta, tổng mức đầu tư lên tới 5 tỷ USD. Dự án còn được định hướng trở thành Siêu đô thị du lịch “all - in - one" hội tụ hệ sinh thái đẳng cấp quốc tế, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu an cư, nghỉ dưỡng, kinh doanh của nhà đầu tư.
Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại khu vực Hồ Tràm - Bình Châu (Bà Rịa Vũng Tàu) cũng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ cua các nhà đầu tư trên cả nước, đặc biệt là sau khi có sự xuất hiện của NovaWorld Ho Tram. Tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí này có quy mô 1.000ha với 10 phân kỳ, khai thác nét đẹp của thiên nhiên nguyên sơ cùng địa thế rừng biển liền kề, phát triển đa dạng các sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố, shophouse, boutique hotel… giá trị và chuỗi tiện ích đẳng cấp, mang trải nghiệm quốc tế đa dạng về miền nhiệt đới Hồ Tràm.
Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại khu vực Hồ Tràm - Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư trên cả nước, đặc biệt là sau khi có sự xuất hiện của NovaWorld Ho Tram.
Tại hội thảo về bất động sản du lịch nghỉ dưỡng mới đây, ông Phan Công Chánh, chuyên gia bất động sản cá nhân nhận định: “Ngành du lịch nghỉ dưỡng được coi là ngành xuất khẩu tại chỗ, đem về ngoại tệ ngay trên đất nước chúng ta. Tôi cho rằng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Chính phủ và Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách thông thoáng hơn để phát triển ngành này. Đồng thời đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, nghỉ dưỡng để có thể đón một lượng khách du lịch lớn hơn trong những năm sắp tới”.
Nói về triển vọng chiến lược đầu tư cá nhân, ông Chánh khuyến cáo nhà đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nên dành 20 - 25% sự quan tâm cho thị trường này đồng thời nên coi bất động sản du lịch nghỉ dưỡng là khoản đầu tư trung và dài hạn, không phù hợp để lướt sóng. Đáng chú ý, các khách hàng cũng đang có xu hướng tìm kiếm những phân khúc biệt thự ven biển hay xu hướng ngôi nhà thứ hai xa trung tâm với tầm giá dao động 5 - 10 tỷ, thậm chí là cao hơn.
Như vậy, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục là điểm sáng đầu tư trong năm 2022. Đặc biệt, những dự án quy mô lớn, được các “ông lớn” đầu tư, phát triển bài bản, chuyên nghiệp với hệ tiện ích toàn diện chuẩn quốc tế như đô thị du lịch NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram được tin rằng sẽ trở thành thỏi nam châm hút khách./.