Nhà đầu tư cẩn trọng từ chính sách siết tín dụng
Kể từ tháng 4/2022, khi Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo về điều chỉnh tín dụng cho thị trường bất động sản thì thị trường này đã chứng kiến một khoảng thời gian trầm lắng.
Cụ thể, ngày 27/4 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM gửi văn bản tới các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố về việc thắt chặt tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Trong đó, hạn chế cấp vốn cho đầu tư bất động sản cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng…, linh hoạt chính sách tín dụng cho loại hình bất động sản nhà ở thực cho người dân.
Là một chuyên gia về bất động sản hơn 10 năm tại một đơn vị kinh doanh bất động sản hàng đầu miền Bắc, ông Nguyễn Lam chia sẻ: “Hình thái vay vốn truyền thống của thị trường bất động sản hiện nay gồm 3 kiểu: Vay để xây sửa nhà, vay để mua đất, vay để mua nhà. Dù là hình thức nào đi chăng nữa, ít nhiều yếu tố siết tín dụng từ ngân hàng cũng sẽ ảnh hưởng”. Việc siết tín dụng ảnh hưởng trực tiếp tới nhóm những nhà đầu tư vốn quen với việc dùng đòn bẩy tài chính từ ngân hàng, đồng thời hạn chế được tình trạng đầu cơ.
Việc điều chỉnh tín dụng với bất động sản cộng với việc ra hàng hạn chế từ các chủ đầu tư đã tạo ra những thách thức cho thị trường. Vì vậy, nhà đầu tư bất động sản hiện đã trở nên thận trọng hơn với việc lựa chọn sản phẩm đầu tư. Lúc này, những bất động sản có giá trị lớn, mang yếu tố nghỉ dưỡng, biển đang bị mất dần sự ưu ái từ các nhà đầu tư, đặc biệt là với những nhà đầu tư ngắn hạn, lướt sóng, quen với việc sử dụng các gói chính sách vay từ các nhà băng. Thay vào đó, những bất động sản có tính an toàn cao như các sản phẩm nhà ở thực, hay mang lại giá trị thực như bất động sản phụ trợ khu công nghiệp được những nhà đầu tư sành sỏi lựa chọn. Bởi, khi thị trường đang còn “khó đoán”, tín dụng vẫn chưa có dấu hiệu được nới, tâm lý ăn chắc mặc bền xuất hiện, giá trị thực mà bất động sản mang lại mới là yếu tố hút nhà đầu tư.
Tới “thời” của bất động sản phụ trợ công nghiệp
Bất động sản phụ trợ công nghiệp là bất động sản được xây dựng nhằm góp vào việc hoàn chỉnh hệ sinh thái của khu - cụm công nghiệp, đảm bảo một vòng tròn khép kín gồm: Lao động - Nhà ở - Giải trí - Phụ trợ.
Đó có thể là những công trình nhà ở trong một khu công nghiệp, các công trình tiện ích như trường học, bệnh viện… nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của đông đảo người lao động trong khu công nghiệp. Chính vì vậy, việc đầu tư vào những bất động sản phụ trợ khu công nghiệp được xem là “nước cờ” an toàn và chắc thắng cho các nhà đầu tư. Bởi, những giá trị thực của loại hình bất động sản này và tiềm năng rõ ràng với nguồn cầu khổng lồ đến từ các khu công nghiệp.
Những ví dụ điển hình về tiềm năng của các bất động sản công nghiệp phải kể đến Bắc Ninh và Bình Dương. Trong đó, Bắc Ninh với khu công nghiệp Yên Phong (nhà máy Samsung Bắc Ninh, Mobase, Dawon Vina), khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP). Với diện tích hơn 110ha, KCN Yên Phong 1 cung cấp việc làm cho hơn 40.000 lao động, tạo mức thu nhập cao cho người dân, trung bình từ 10 - 20 triệu đồng/tháng.
Còn tại Bình Dương với khu công nghiệp nổi tiếng như Mỹ Phước 1,2,3 với tổng vốn đầu tư hơn 20 tỷ USD. Khu công nghiệp Mỹ Phước với gần 6.000 doanh nghiệp thuê và xây dựng nhà máy, tạo ra hàng chục nghìn công việc cho người lao động với mức thu nhập cao tương tự Bắc Ninh. Các khu công nghiệp có số lượng người lao động lớn với mức thu nhập cao, kéo theo nhu cầu sinh hoạt, giải trí của nhóm này tăng lên. Đồng thời, với loại hình công việc ổn định cộng với mức tích lũy từ trước thì nhu cầu an cư của người lao động cũng rất cao. Đây là những động lực mạnh mẽ cho kinh tế phát triển nói chung và giá trị bất động sản nói riêng.
Theo các chuyên gia, sự phát triển mạnh mẽ của bất động sản khu công nghiệp đặt ra nhiều thách thức. Bởi, mỗi khu công nghiệp có tới hàng nghìn lao động từ công nhân cho đến những chuyên gia trong và ngoài nước sinh sống và làm việc. Dù vậy, không phải khu công nghiệp nào cũng được quy hoạch bài bản, có các bất động sản phụ trợ để góp phần giải quyết vấn đề nhà ở, giải trí cho công nhân và cộng đồng chuyên gia. Chính vì vậy, cần phát triển các dịch vụ phụ trợ, đảm bảo chất lượng sống cho người lao động. Trong đó việc hình thành các đô thị phụ trợ công nghiệp khép kín với đầy đủ cơ sở hạ tầng xã hội như nơi ở, khu dịch vụ thương mại, khu vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện... góp phần giải quyết vấn đề về nhà ở cho công nhân và chuyên gia quốc tế.
Khi mà Bình Dương hay Đồng Nai dần trở nên “chật chội” thì các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp sẽ tìm kiếm những địa phương đáp ứng tốt các yêu cầu thay thế. Trong đó, Bình Thuận là địa phương đang trong quá trình phát triển khu công nghiệp mạnh mẽ với các cụm công nghiệp được phê duyệt như Nam Hà 1,2,3, Đông Hà, Sơn Mỹ 1,2, VSIP…
Năm 2022, Bình Thuận sở hữu 300ha diện tích công nghiệp và cụm công nghiệp, hướng tới 500ha vào năm 2030. Ngoài ra, Bình Thuận là địa phương có hạ tầng giao thông hiện đại và đồng bộ bậc nhất với hệ thống cao sân bay Long Thành, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết… Đây chính là tiền đề tốt cho sự phát triển của bất động sản phụ trợ khu công nghiệp tại Bình Thuận, tạo dư địa tăng giá tốt cho thị trường bất động sản.