Aa

Bất động sản 24h: "Bắt mạch" thị trường bất động sản 2023

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Năm, 22/12/2022 - 10:30

"Bắt mạch" thị trường bất động sản 2023; Thị trường bất động sản vào “mùa gặt” nhưng thất thu... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

"Bắt mạch" thị trường bất động sản 2023

Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp nhận định thị trường bất động sản 2023 sẽ tiếp tục đối diện với những khó khăn từ nguồn vốn tín dụng nhưng sẽ có 4 tháng cuối năm để chuyển trạng thái ấm trở lại.

Nhìn nhận về những thị trường bất động sản năm 2022, ông N.V.H, Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản ở TP.HCM cho biết, thị trường đã có phần khởi sắc ở tháng 11, 12, sau khi Nhà nước đã ổn định các tình hình về kinh tế vĩ mô. Riêng tháng 12 thông tin nới tín dụng 1,5 - 2% thì khách hàng bắt đầu quan tâm lại. Thời điểm quý III và đầu quý IV, khách hàng trong tâm thế "ôm" tiền nhiều hơn, không nhắm vào đầu tư bất động sản.

Về việc lãi suất ngân hàng tăng cao, ông H. cho rằng, nếu như lãi suất 20 - 25% thì khách hàng, nhà đầu tư nên cân nhắc vì với lãi suất cao như vậy gửi ngân hàng sẽ tốt hơn. Nhưng với mức lãi suất từ 11 - 12%, đầu tư bất động sản hoặc các ngành nghề khác vẫn sinh ra lợi nhuận cao hơn.

"Từ tháng 4 - 6/2023, thị trường sẽ dần ổn định và có thể triển khai kế hoạch kinh doanh vào 4 tháng cuối năm 2023, rồi lại hết room tín dụng. Bất động sản đóng góp vào GDP cả nước rất lớn, nên nếu thị trường "đóng băng" chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hàng trăm ngành nghề khác và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế", ông H. nhận định và cho biết, từ năm 2024 thị trường mới ổn định, bởi, mục đích của Nhà nước vẫn là kiềm chế bất động sản, không để phát triển quá nóng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn phát triển thị trường bất động sản Việt Nam năm 2022 và các khuyến nghị chính sách

Thị trường bất động sản hiện đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và là 1 trong 20 ngành kinh tế cấp 1, xếp thứ 9 về quy mô giá trị, có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường vốn, thị trường xây dựng, thị trường nguyên vật liệu thiết bị, thị trường lao động.

Thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngược lại, thị trường bất động sản thiếu ổn định, giá cả bất hợp lý hoặc trầm lắng kéo dài sẽ có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, gây khó khăn cho việc giải quyết nhà ở cho người dân, và nhiều hệ lụy xã hội.

Năm 2022, kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, 9 tháng đầu năm tăng trưởng GDP đạt 8,83%; dự kiến cả năm đạt từ 7,5% đến 8,0%, vượt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Đây cũng là năm Việt Nam khẳng định vị thế mới khi đạt ngưỡng 100 triệu dân và quy mô GDP cán mốc 10 triệu tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đặt ra, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, một trong những nhiệm vụ đặt ra là cần phát triển đồng bộ, an toàn, lành mạnh, bền vững các loại thị trường trong đó có thị trường bất động sản.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đất rao "cắt lỗ 50%" từng có giá bao nhiêu?

Các thông tin rao bán nhà đất cắt lỗ tới 30 - 50%, theo giới phân tích, là hiện tượng rất đáng ngờ bất chấp thị trường đang lâm vào cơn bĩ cực. Vì vậy, các nhà đầu tư khi có ý định xuống tiền "bắt đáy" cần cẩn trọng để không rơi vào cảnh “treo đầu dê bán thịt chó”.

Suốt quý cuối năm 2022, trong cơn sóng ngầm giảm giá bất động sản, nhiều nhà đầu tư cá nhân giảm giá nhà đất 30%, trong khi các doanh nghiệp chiết khấu 40 - 50% để xả hàng. Nếu các thông tin chiết khấu khủng là rất rõ ràng, thì các thông tin rao bán “cắt lỗ” lại bị đặt nhiều nghi vấn.

Các thông tin cắt lỗ dễ thấy nhất trong thời gian qua là ở phân khúc đất nền. Đặc biệt, ở những khu vực ven đô vốn xảy ra những cơn sốt giá điên rồ, nhiều lô đất vườn, đất rừng, đất phân lô… đang xuất hiện các thông tin rao bán cắt lỗ lên đến 50%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đồng thuận xã hội là mấu chốt để giải quyết vấn đề cải tạo chung cư cũ

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Luật Hà Nội nhấn mạnh điều này khi bàn về giải pháp tháo gỡ rào cản trong cải tạo chung cư cũ hiện nay.

Một trong những hạn chế của Luật Nhà ở năm 2014 mà nhiều chuyên gia đã chỉ ra là chưa xác lập được cơ chế pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc cải tạo, xây dựng lại các khu nhà chung cư xuống cấp đang tồn tại nhiều tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM. Đồng thời, một số quy định về quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư cao tầng xây dựng mới của luật này không còn phù hợp với thực tiễn.

Trong khi đó, thực trạng chung cư xuống cấp nhưng không thể cải tạo đang là bài toán nan giải. Dự thảo Luật Nhà ở năm 2014 sửa đổi đã đưa ra các quy định về cải tạo, xây dựng nhà chung cư và quản lý, sử dụng nhà chung cư và nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội. Trong đó, các chuyên gia đã thảo luận về nhiều quy định, song như nhận định của PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến, nếu mấu chốt là sự đồng thuận xã hội, hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan chưa đạt được thì sẽ khó để thực thi luật trong thực tiễn.

Phát biểu tại Hội thảo chuyên đề "Giải pháp cải tạo chung cư cũ và quản lý, vận hành nhà chung cư", PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến cho rằng, tranh chấp trong cải tạo nhà chung cư là câu chuyện đã xảy ra lâu nay, nguyên nhân đã được nhắc đến nhiều nhưng vẫn chưa đưa ra được giải pháp tháo gỡ tận gốc vấn đề.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản vào “mùa gặt” nhưng thất thu

Thị trường bất động sản cuối năm rơi vào trầm lắng, thanh khoản liên tục sụt giảm mạnh. Nguyên nhân do việc khách hàng khó tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng hoặc những khách hàng tiếp cận được nguồn vốn vay thì cảm thấy sốc vì lãi vay tăng nhanh dẫn tới tâm lý trì hoãn việc mua nhà trong ngắn hạn.

Thời điểm cuối năm hàng năm được cho là “mùa gặt” của thị trường bất động sản. Song, ở năm nay, thị trường đang có những biến “lạ” khi càng về cuối năm giao dịch trên thị trường càng sụt giảm mạnh mẽ.

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản Việt Nam diễn biến khá tích cực, thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ sau dịch bệnh với sự “ấm lên” của thị trường bất động sản du lịch, bán lẻ, văn phòng; nhu cầu phục hồi trên thị trường bất động sản nhà ở; và phân khúc bất động sản khu công nghiệp tiếp tục duy trì nhu cầu lớn và ổn định.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top