Bất động sản công nghiệp và logistics sẽ ra sao vào năm 2022?
Theo JLL, phân khúc bất động sản logistics chiếm gần một phần tư tổng vốn đầu tư bất động sản thương mại trên toàn cầu trong năm 2021. Nhu cầu đang ở mức cao kỷ lục, với tỷ lệ hấp thụ ròng lên tới 183% tính riêng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Câu hỏi bây giờ là liệu tốc độ tăng trưởng ấn tượng như vậy có được duy trì trong thời gian tới. Các nhà phát triển đang tăng tốc để theo kịp nhu cầu kỷ lục từ các công ty thương mại điện tử và logistics. Trong khi đó, các nhà đầu tư lại gặp khó trong việc tìm kiếm các tài sản có thể đầu tư, cản trở mục tiêu phân bổ danh mục đầu tư, theo Nick Jones, trưởng bộ phận công nghiệp và logistics tại JLL.
Sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng là động lực chính đằng sau câu chuyện tăng trưởng của phân khúc này.
Do nhu cầu mua sắm trực tuyến tiếp tục gia tăng, vì vậy nhu cầu về không gian hậu cần được cho là sẽ tăng ít nhất 5% trong 3 năm tới. Theo kết quả khảo sát của JLL với 720 chuyên gia bất động sản trên toàn cầu, có tới 28% thậm chí mong đợi nhu cầu sẽ tăng đến 20%.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Những động lực tích cực cho nền kinh tế Việt Nam 2022
Năm 2022, dù còn nhiều khó khăn phía trước gắn với sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên phạm vi toàn cầu và cả nước, song có nhiều động lực mới đang và sẽ hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho quá trình phục hồi, tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại buổi họp báo trực tuyến, công bố báo cáo "Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 1/2022", kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022 với mức tăng trưởng GDP đạt 5,5% so với mức tăng trưởng bình quân toàn cầu chỉ là 4,1% mà WB đã đưa ra trước đó.
Trước hết, động lực đến từ sự kế tục thành quả các quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như từ các giải pháp hiệu quả cao kiềm chế dịch Covid-19 trong nước; nhờ vị thế điểm đến hàng đầu Đông - Nam Á về thu hút FDI, xuất khẩu tăng trưởng ổn định, nhu cầu nội địa mạnh mẽ và vị thế đối ngoại vững chắc; chính sách tài khóa, nợ công linh hoạt và hiệu quả.
Năm 2021, Việt Nam vẫn duy trì được lượng dự trữ ngoại hối tăng cao; tiền tệ ổn định, lạm phát thấp (CPI bình quân năm tăng 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2016). Tổng thu ngân sách Nhà nước bằng 113,4% và tổng chi bằng 109% dự toán năm. Năng suất lao động xã hội cả nước vẫn tăng 4,71% (giá so sánh).
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đầu tư bất động sản năm 2022: Lạc quan nhưng vẫn cần thận trọng
Giá bất động sản liên tục tăng, dịch Covid-19 chủng mới, lạm phát xuất hiện đều là những yếu tố sẽ tác động đến thị trường bất động sản 2022 theo cả hướng tích cực và tiêu cực.
Thị trường bất động sản năm 2022 có xảy ra “bong bóng”? Đó là câu hỏi trăn trở nhất xuất hiện trên thị trường từ những ngày đầu năm. Không phải ngẫu nhiên câu chuyện này được đặt ra khi giá bất động sản liên tục tăng cao bất chấp dịch bênh.
Một vài con số khiến nhà đầu tư, người ở thực phải giật mình. Báo cáo CBRE mới đây cho biết, riêng tại thị trường Hà Nội, đã có 2 năm liên tiếp, thành phố ghi nhận nguồn cung nhà ở mở bán mới giảm.
Theo phân khúc, căn hộ trung cấp vẫn là sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường, chiếm 72% tổng nguồn cung mới trong năm. Trong khi đó, phân khúc cao cấp đứng thứ hai, chiếm tỷ trọng gần một phần tư tổng nguồn cung mở bán mới. Đây cũng là tỷ trọng cao nhất của phân khúc này trong vòng ba năm qua.
Đáng chú ý, Hà Nội chứng kiến sự ra mắt của dự án căn hộ siêu sang đầu tiên, nằm tại khu vực trung tâm, có mức giá cao nhất từ trước tới nay ghi nhận tại thành phố.
Xem thông tin chi tiết tại đây
5 ý tưởng trang trí nhà ấn tượng đón Tết Nhâm Dần
Mỗi dịp Tết đến xuân về, chúng ta thường lựa chọn những bộ cánh xinh đẹp, nổi bật nhất để du xuân, vậy còn nhà cửa thì sao? Gia đình bạn dự định trang trí ngôi nhà của mình thế nào trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới?
Hãy cùng tìm cảm hứng trang trí nhà cửa ngày Tết thông qua những gợi ý sau đây.
Để thêm hương vị Tết cho ngôi nhà, chúng ta phải bắt đầu từ việc thay vỏ gối sofa. Những chiếc ghế sofa thường nằm ở trung tâm phòng khách và cũng là nơi dễ thấy nhất trong nhà, việc thay một vài chiếc vỏ gối có màu sắc bắt mắt sẽ mang lại cho mọi người cảm giác vui vẻ, tươi mới và thoải mái.
Những tấm rèm cửa màu đỏ được nguồn ánh sáng tự nhiên khuếch tán khiến không khí tổng thể ngôi nhà tràn đầy sức sống và ấm áp nên thường được nhiều gia đình lựa chọn khi trang trí lại nhà cửa.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Đầu tư 1 mà tăng 3 - 4 lần, đâu là lý do của việc sốt đất, tăng giá ở nhiều nơi?
Nếu chỉ đầu tư một mà lại tăng đến 3 - 4 lần thì là bất hợp lý. Giá đất chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như nguồn cung, giao dịch, phát triển hạ tầng, trong đó có đấu giá đất...
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, đầu tư một thì giá trị sẽ tăng một vì giá trị bất động sản tăng tỷ lệ thuận với đầu tư. Thế nhưng, nếu chỉ đầu tư một mà lại tăng đến 3 - 4 lần thì là bất hợp lý. Thậm chí, tại một số địa phương còn tăng mạnh hơn thế. Nguyên nhân chính là do quá thiếu nguồn cung, khan hiếm nguồn hàng, đặc biệt nhu cầu đầu tư, nguồn vốn "chảy" vào thị trường bất động sản đang tăng lên làm cho tăng lực cầu đầu tư lên.
Song theo ông Đính, đây chỉ là cầu “ảo” vì nếu cầu thật thì phải phục vụ nhu cầu ở thực, được đưa vào sử dụng, kinh doanh lâu dài bền vững mới là thực chất. Hiện tại có nhiều dòng vốn “chảy” vào bất động sản chỉ mang tính chất đầu tư tài chính để ngày mai bán lấy lời ngay.
Nói về giải pháp căn cơ để giải quyết câu chuyện giá không tăng và trở về giá thực chất, không “bong bóng”, không "ảo" nữa, ông Đính cho rằng chúng ta cần tháo gỡ nút thắt về nguồn cung.
“Hiện cả nước có cả ngàn dự án đang “đắp chiếu”, chờ các cơ quan quản lý phê duyệt. Nếu những dự án này được phê duyệt thì sẽ tung ra thị trường một lượng hàng lớn. Khi nguồn cung ra thị trường phong phú, không còn khan hiếm nữa thì không còn lý do để tăng giá. Khi đó, khách hàng có nhiều sự lựa chọn, thị trường sẽ tự điều tiết theo đúng nguyên lý của nó, giá cả sẽ trở lại giá trị thực do thị trường tự đánh giá”, ông Đính nói.