Aa

Bất động sản 24h: Giá nhà đất lao dốc, đã tới thời cơ bắt đáy?

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Hai, 17/10/2022 - 10:30

Giá nhà đất lao dốc, đã tới thời cơ bắt đáy?; Cơ hội nào cho thị trường bất động sản năm 2023?... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Giá nhà đất lao dốc, đã tới thời cơ bắt đáy?

Không ít nhà đầu tư bất động sản đang chờ những đợt bán tháo, giảm giá sâu để "bắt đáy" khi thị trường hạ nhiệt.

Trong bối cảnh thị trường kém thanh khoản, giá bất động sản có dấu hiệu hạ nhiệt. Ở nhiều phân khúc từng "sốt nóng" như đất nền, nhà liền kề, biệt thự có hiện tượng giảm giá đáng kể do nhà đầu tư bị áp lực tài chính.

Báo cáo thị trường bất động sản quý III vừa công bố của nhiều đơn vị nghiên cứu cho thấy thị trường bất động sản vẫn mất cân đối nguồn cung. Bên cạnh đó, thanh khoản toàn thị trường kém, có nhiều phân khúc bất động sản đã giảm giá.

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, trong quý III, giá bất động sản có dấu hiệu chững lại, một số dự án đã phải sử dụng chính sách bán hàng linh hoạt, chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết vay, mua lại...

Còn số liệu của một đơn vị nghiên cứu thị trường vừa công bố cho thấy, giá bán đất nền tại một số tỉnh miền Bắc giảm như Bắc Ninh giảm 6%, Quảng Ninh giảm 7%, Bắc Giang giảm 5%...

Đáng chú ý, tại Hà Nội - nơi liên tục nằm trong vòng xoáy các cơn "sốt đất" 2 năm vừa qua, những khu vực từng "sốt nóng" trước đây như Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Hoài Đức, Sóc Sơn cũng ghi nhận mức độ quan tâm và giá đều giảm. Cụ thể, mức độ quan tâm về đất nền Hoài Đức giảm 17%, Quốc Oai giảm 39%, Sóc Sơn giảm 30%, Đông Anh giảm 8%; Long Biên giảm 21%, Gia Lâm giảm 28%; còn Thanh Trì giảm 24%. Về giá, Long Biên giảm sâu nhất với mức 10%, Thanh Trì giá giảm 9% còn Quốc Oai và Đông Anh giảm 1%.

Xem thông tin chi tiết tại đây

3 tháng cuối năm, thị trường bất động sản diễn biến ra sao?

Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất lúc này là thị trường bất động sản sẽ diễn biến ra sao vào thời điểm cuối năm? Đâu là phân khúc an toàn để đầu tư? Khu vực nào sở hữu nhiều tiềm năng tăng giá?

Với vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhiều ngành nghề phát triển, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế của cả nước, thị trường bất động sản đang nhận được sự quan tâm lớn từ các cơ quan đầu ngành, nhiều “nút thắt” về nguồn vốn, nguồn cung, hành lang pháp lý đang dần được tháo gỡ. 

Đơn cử như Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ với rất nhiều giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh. Đặc biệt, Chỉ thị 13 tập trung đưa ra các giải pháp cho 2 nội dung quan trọng là hoàn thiện hệ thống pháp luật và các giải pháp tháo gỡ thủ tục đầu tư tăng nguồn cung cho thị trường.

Về phía nguồn vốn, từ đầu tháng 9, nhiều chính sách mới về tín dụng có chiều hướng tích cực cũng được thông qua. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã cấp thêm hạn mức tín dụng đối với một số ngân hàng, dao động trong khoảng từ 0,7 - 4%. Chưa kể, Ngân hàng Nhà nước đã thông báo áp dụng lãi suất điều hành mới, tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 4% lên 5%/năm. Hàng loạt ngân hàng thương mại cũng tăng biểu lãi suất huy động ngắn hạn. 

Ngoài ra, mới đây Nghị định 65 sửa đổi bổ sung quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã được ban hành, trong đó quy định rõ trong mục đích phát hành họ được phép cơ cấu lại nợ miễn là đảm bảo tuân thủ pháp luật, đảm bảo nghĩa vụ nợ vay với trái chủ. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bán lẻ TP.HCM phục hồi tích cực

Từ đầu tháng 9, thị trường bán lẻ tại TP.HCM có nhiều chuyển biến tích cực, nguồn cung đang dịch chuyển nhiều ra ngoài trung tâm, nhu cầu mua sắm của người dân ngày càng lớn hơn.

Thị trường bán lẻ đang tăng trưởng ổn định, sức mua cũng tăng dần. Nhằm tận dụng tối đa đà tăng trưởng của thị trường bán lẻ và dịch vụ, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh, nhà bán lẻ... trên địa bàn TP.HCM đang tiếp tục thực hiện hoạt động kích cầu tiêu dùng từ giờ đến cuối năm 2022.

Chị Thanh Hằng, sống tại quận Gò Vấp, TP.HCM chia sẻ, bây giờ các siêu thị có nhiều chương trình ưu đãi mua sắm. Nên gia đình ưu tiên mua sắm nhiều mặt hàng tiêu dùng, nhất là ăn uống và thời trang. Bởi có nhiều mặt hàng thời trang như dày dép, quần áo đều phổ biến giảm giá, có mặt hàng giảm lên đến 50%, đồng thời có điểm bán còn ưu đãi cho khách hàng "mua 1 tặng 1" hoặc giảm giá cho hóa đơn lần sau.

Còn anh Hoàng Long tại TP. Thủ Đức, TP.HCM cho hay, gia đình có thói quen đi du lịch dịp cuối năm nên cần mua sắm nhiều mặt hàng thiết yếu. Hiện thị trường hàng hóa tiêu dùng giảm giá sâu và phong phú ngành hàng rất thuận lợi cho người tiêu dùng mua sắm.

Gia đình hay mua sắm tham quan một số trung tâm thương mại trên địa bàn TP.HCM như Giga Mall Phạm Văn Đồng, Vincom Đồng Khởi... để lựa chọn những sản phẩm phù hợp.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản chưa thể rơi vào suy thoái

Những dấu hiệu tích cực từ các chính sách vĩ mô và thị trường bất động sản cho thấy thị trường chưa thể rơi vào suy thoái mà chỉ giảm tăng trưởng ở một số phân khúc và sẽ sớm bước vào giai đoạn tái cân bằng.

"Mặc dù tình hình giao dịch có dấu hiệu sụt giảm nhưng thị trường bất động sản chưa thể rơi vào suy thoái", đó là nhận định của đại diện Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) tại lễ công bố Báo cáo Thị trường Bất động sản quý III/2022 với chủ đề “Đầu tư thận trọng - Củng cố nền tảng" mới đây.

Lễ công bố Báo cáo Thị trường Bất động sản quý III/2022 với chủ đề “Đầu tư thận trọng - Củng cố nền tảng". (Ảnh: VARS)

Tình hình kinh tế thế giới sẽ tiếp tục khó khăn, tăng trưởng toàn cầu năm 2022 và 2023 được các tổ chức quốc tế dự báo sẽ hạ thấp đáng kể so với thời điểm đầu năm 2022 bởi xung đột địa chính trị ở một số khu vực. Trong khi đó, lạm phát vẫn đang duy trì ở mức cao, nhất là ở Mỹ và khu vực châu Âu. Xu hướng tăng lãi suất, chính sách thắt chặt tiền tệ và nguy cơ suy thoái toàn cầu đang ngày một rõ ràng hơn.

Tại lễ công bố báo cáo, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, nguồn cung bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt và sản phẩm bán ra chủ yếu thuộc phân khúc trung, cao cấp, có mức giá không phù hợp với đa số người dân có nhu cầu ở thực. Tỷ lệ hấp thụ trong quý III chỉ đạt 33,5%, giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm. Lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều nhà đầu tư do dự, dừng lại quan sát thị trường khi vốn tín dụng khó khăn, lãi suất vay tăng. Giá bất động sản có dấu hiệu chững lại, một số dự án đã phải sử dụng chính sách bán hàng linh hoạt, chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết vay, mua lại để thu hút khách hàng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cơ hội nào cho thị trường bất động sản năm 2023?

Các chuyên gia nhìn nhận, trong bối cảnh khó khăn về nguồn vốn như hiện nay và đến hết năm 2022, các nhà đầu tư, doanh nghiệp địa ốc cần có định hướng và chuẩn bị đúng xu hướng để đến khi thay đổi chính sách sẽ nắm bắt cơ hội lớn, tạo lập vị thế mới.

Theo ông Trần Minh Hoàng, Phó Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), các dự báo kinh tế hiện tại, việc kiểm soát lạm phát tại các đầu tầu kinh tế toàn cầu vẫn đang rất quyết liệt tại Mỹ và châu Âu. Dự báo để chống lạm phát, lãi suất hiện tại ở Mỹ và châu Âu sẽ còn duy trì trong quý IV và suốt năm 2023.

Do đó, để bảo đảm môi trường đầu tư, cân bằng tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam sẽ khó có thể nới lỏng chính sách tín dụng, tiền tệ, có chăng chỉ có thể giảm bớt các can thiệp, kiểm soát hành chính đối với tín dụng vào bất động sản và thị trường tài chính.

Bên cạnh đó, chính sách tín dụng, tiền tệ cũng không thuận lợi trong thời gian tới. Các chính sách mạnh tay của Chính phủ đối với phát hành trái phiếu doanh nghiệp, rà soát, kiểm tra dự án có sử dụng đất công cùng với việc điều chỉnh lớn các luật thuế, đất đai, nhà ở, luật kinh doanh bất động sản đều có tác động rất lớn đến môi trường kinh doanh và thị trường bất động sản Việt Nam, nhất là trong ngắn hạn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top