Aa

Bất động sản 24h: Những kịch bản nào sẽ xảy ra với thị trường BĐS năm 2022?

Linh San (tổng hợp)
Linh San (tổng hợp) vukimlinh@gmail.com
Thứ Sáu, 28/01/2022 - 10:45

Những kịch bản nào sẽ xảy ra với thị trường bất động sản năm 2022?; Hà Nội yêu cầu quản lý, kiểm soát nguy cơ xảy ra “bong bóng” bất động sản... là những tin tức bất động sản được nhiều người quan tâm trong 24h qua.

Những kịch bản nào sẽ xảy ra với thị trường bất động sản năm 2022?

Quá trình “số hóa” sẽ giúp các cơ quan chức năng dần có các biện pháp quản lý thị trường hữu hiệu hơn, chẳng hạn như ngăn chặn hiện tượng “sốt đất” trên diện rộng.

Ông Peter Dinning, Chủ tịch Colliers Việt Nam cho hay, nếu đại dịch Covid-19 được khống chế tốt, 2022 sẽ là một năm đầy sôi động của thị trường bất động sản.

Các động lực quan trọng nhất phải kể ra là nỗ lực của Chính phủ nhằm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đối với các dự án cơ sở hạ tầng trọng yếu và tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, tốc độ phủ vắc-xin (mũi thứ 3 hoặc thậm chí là mũi thứ 4) và việc đường bay quốc tế được mở lại.

Về dài hạn, sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và một số điều kiện thuận lợi khách quan về vị trí địa lý hay dân số trẻ sẽ giúp nhiều phân khúc bất động sản có sức cầu đáng kể, là điều kiện để thị trường bất động sản tiếp tục năng động và phát triển.

Còn theo ông David Jackson – Tổng giám đốc Colliers Việt Nam, xét kịch bản lạc quan nhất là các hoạt động kinh tế được khôi phục hoàn thì các phân khúc cũng sẽ hồi phục với tốc độ không giống nhau. Bất động sản công nghiệp, nhà ở và văn phòng sẽ có nhiều ưu thế để lấy lại và tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ ngay trong năm tới, trong khi đó, bất động sản nghỉ dưỡng cần thêm thời gian và có quan hệ chặt chẽ với đà hồi phục của ngành du lịch – có khi cần đến 2 hoặc 3 năm để đạt mức tăng trưởng như giai đoạn trước đại dịch.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Làm sao để hạ nhiệt giá bất động sản?

Bất chấp Covid-19, thị trường bất động sản thời gian qua vẫn chứng kiến nhiều cơn sốt đất, nhiều cú ngã giá chấn động, khiến giới phân tích lo ngại đến nguy cơ đổ vỡ. Vậy làm sao để giá bất động sản hạ nhiệt?

Ngay từ những tháng đầu năm 2021, sốt đất đã diễn ra trên diện rộng từ Bắc vào Nam. Đây được coi là "cơn sốt" có nhiệt độ lớn nhất năm khi tại hàng loạt các khu vực, giá đất tăng chóng mặt, có nơi lên đến gần 50%.

Đến những tháng cuối năm, thị trường bất động sản lại một lần nữa gây bất ngờ với những thông tin về đấu giá đất ở Thủ Thiêm với mức giá trúng đấu giá lên tới 2,45 tỷ đồng/m2, gấp 8 lần mức giá khởi điểm, xác lập mặt bằng giá bất động sản mới tại khu vực này và lân cận. Và những ngày đầu năm 2022, từ khóa "sốt đất" như một chu kỳ lặp lại, xuất hiện ở nhiều nơi. 

Nhận định về tình trạng sốt đất trong thời gian qua, tại một toạ đàm trực tuyến được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản đang xảy ra bong bóng nhưng không phải toàn thị trường mà tập trung cục bộ ở một số khu vực.

Xem thông tin chi tiết tại đây

9 giải pháp khắc phục bất cập giá đất, định giá đất hiện nay

Trong thời gian qua, việc xác định khung giá đất và phương pháp định giá đất chưa đảm bảo nguyên tắc phù hợp với giá phổ biến trên thị trường do còn phụ thuộc vào nhiều nguyên tắc, phương pháp chưa rõ rệt.

Việc xác định khung giá đất và phương pháp định giá đất chưa đảm bảo nguyên tắc phù hợp với giá phổ biến trên thị trường. Quy định về giá đất tại Luật Đất đai năm 2013 chưa có sự thay đổi và đột phá so với các quy định tại Luật Đất đai năm 2003. Khung giá đất, cũng như bảng giá đất tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay chưa theo kịp được diễn biến giá đất thực tế trên thị trường. Giá đất chuyển nhượng trên thị trường có sự chênh lệch lớn so với khung giá đất, nhất là các khu vực trung tâm đô thị lớn, giá đất tại một số vị trí, địa điểm đặc biệt có sự khác biệt rất lớn với mặt bằng chung mức giá trên địa bàn.... Trong thời gian qua việc chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất không thông qua đấu giá (nhất là các khu đất có giá trị đặc biệt lớn ở các thành phố lớn) còn nhiều bất cập mà nguyên nhân chủ yếu do việc xác định giá đất cụ thể thấp hơn so với thị trường gây thất thu ngân sách Nhà nước. 

Luật Đất đai 2013 đã chỉ rõ Nhà nước quyết định giá đất là khung giá đất do Chính phủ quyết định; Bảng giá đất do UBND thành phố, tỉnh ban hành; giá đất cụ thể của từng lô đất.

Nhà nước quy định khung giá đất, nhằm mục đích quản lý giá đất trên toàn bộ thị trường; làm căn cứ để đưa ra bảng giá đất của các địa phương; xác định nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai. Khung giá đất buộc các địa phương tuân thủ, không được quy định ngoài khung. 

Luật Đất đai 2013 quy định giá đất trong khung phải ngang bằng với giá thị trường, nhưng trên thực tế chỉ bằng khoảng 30 - 70% giá thị trường, kể cả đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp. Còn riêng đối với đất tại đô thị thì chỉ bằng 30% giá đất thị trường.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Sai lầm "chết người" khi đầu tư cổ phiếu bất động sản

Những ngày đầu năm 2022, nhiều cổ phiếu bất động sản đã khiến các nhà đầu tư chứng khoán "choáng váng" khi "cắm đầu" giảm giá. Bên cạnh những yếu tố khách quan thì đây cũng là hệ quả của những quyết định sai lầm.

Nửa cuối năm 2021, làn sóng giá bất động sản nhiều khu vực vùng ven tăng phi mã, cùng với đó trên thị trường chứng khoán các cổ phiếu liên quan đến lĩnh vực này là đều tăng giá rất mạnh từ vài chục đến vài trăm % bất chấp "vàng thau lẫn lộn". Chỉ chờ có vậy các lãnh đạo, cổ đông lớn của các công ty bất động sản như vớ được vàng rơi từ trên trời rơi xuống, thoải mái chốt lời trong sự hả hê, để lại cho đa phần nhà đầu tư nhỏ lẻ những “cây thông” mang ăn Tết âm lịch thay vì đào - mai. 

Vậy đâu là những sai lầm khi đầu tư cổ phiếu bất động sản khiến nhà đầu tư phải trả giá? Chuyên gia phân tích tài chính Đặng Trần Phục - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần AZfin Việt Nam - đơn vị chuyên về đào tạo, tư vấn đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư đã có những chia sẻ với Reatimes về vấn đề này.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hà Nội yêu cầu quản lý, kiểm soát nguy cơ xảy ra “bong bóng” bất động sản

Ngày 27/1, UBND Thành phố Hà Nội cho biết đã có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, tránh để xảy ra tình trạng “bong bóng” bất động sản trên địa bàn.

UBND thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì công bố công khai các đồ án về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển hạ tầng, các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính... tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng phao tin đồn, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.

Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý, kiểm soát chặt chẽ công tác đấu giá đất, việc định giá đất bảo đảm phù hợp điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản; tập trung rà soát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tư vấn đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường.

Đánh giá tình hình, kết quả đấu giá quyền sử dụng đất, đặc biệt là tác động của các trường hợp có kết quả đấu giá cao bất thường, có ý đồ gây biến động lớn về giá để trục lợi...

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top