Aa

Bất động sản 24h: Thị trường bất động sản đều trong trạng thái chờ

Thứ Hai, 05/12/2022 - 10:30

Thị trường bất động sản đều trong trạng thái chờ; Chuyện "dở khóc dở cười" trên thị trường bất động sản: Đầu năm mạnh tay mua, cuối năm mạnh tay bán cắt lỗ... là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Thị trường bất động sản đều trong trạng thái chờ

Nhà đầu tư ôm nhiều bất động sản, sử dụng đòn bẩy tài chính loay hoay tự cứu mình. Trong khi, các nhà đầu tư “mạnh vốn, bạo tiền” thì vẫn chờ thị trường giảm giá sâu hơn nữa; chờ tín hiệu nền kinh tế; chờ động thái tiếp theo của cơ quan quản lý nhà nước…

Nói như một chuyên gia trong ngành: tâm lý bao trùm thị trường bất động sản hiện nay là “chờ”. Bên cạnh các nhà đầu tư sẵn dòng tiền chờ các động thái từ thị trường mới đưa ra quyết định đầu tư thì các nhà đầu tư non vốn cũng đang cố “gồng” để chờ thị trường phục hồi. Chính động thái chờ này khiến thị trường cuối năm lại càng ảm đạm thanh khoản.

Có thể thấy, về nguồn cung và sức cầu bất động sản liên tục ghi nhận giảm mạnh bắt đầu từ giữa quý II, đến nay thị trường gần như “ngủ đông” ở một số phân khúc nhất là bất động sản nghỉ dưỡng, cụ thể là phân khúc condotel. Những phân khúc còn lại sức cầu chỉ bằng 10% - 20% so với đầu năm 2022.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chuyện "dở khóc dở cười" trên thị trường bất động sản: Đầu năm mạnh tay mua, cuối năm mạnh tay bán "cắt lỗ"

Nhiều nhà đầu tư bất động sản tham gia thị trường vào cuối "cơn sóng" đang chật vật cắt lỗ. Chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư cân nhắc tới sức "gồng" để đưa ra quyết định ở giai đoạn này.

Anh Nguyễn Hùng Cường, nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội cho biết, đầu năm vừa qua, anh mua một mảnh đất rộng 150m², với giá 5 tỷ đồng tại Bắc Ninh. Chưa được bao lâu thị trường rơi vào trầm lắng, theo đó, anh Cường chật vật rao bán cắt lỗ với giá 3,7 tỷ đồng nhiều tháng nay vẫn chưa tìm được chủ mới.

"Thị trường vừa bước sang 2022 vẫn liên tục tăng nóng. Theo đó, tôi mạnh tay vay thêm 2 tỷ đồng mua. Song, đến quý II, nhiều khu vực chững lại, giá bất động sản không còn tăng nóng. Theo dõi thị trường một thời gian không thấy khả quan nên đến cuối tháng 6 tôi bắt đầu rao bán cắt lỗ. Nhưng lúc này môi giới cũng đều lắc đầu cho biết, thị trường khó bán dễ mua", anh Cường kể.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hết thời sốt giá, đất nền ven đô bị cắt lỗ sâu vẫn khó bán

Đất nền ven đô từng là sản phẩm bất động sản liên tục tăng giá trong 2 năm qua, nhưng hiện tại khi thị trường trầm lắng, loại đất nền này lại rơi vào cảnh ế ẩm dù đã giảm giá sâu.

Thực tế, thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội liên tục xuất hiện các cơn "sốt đất" mấy năm gần đây, nhiều khu vực đã tăng giá lên gấp 2 - 3 lần so với năm 2018. Tuy nhiên, từ khoảng đầu quý II năm nay, sau các lệnh siết phân lô tách thửa, kiểm soát tín dụng vào bất động sản, thị trường đất nền ven đô cũng chững lại.

Theo khảo sát của PV, tại các khu vực ven Hà Nội từng "sốt giá" như Thạch Thất, Sơn Tây, Sóc Sơn…, giao dịch bất động sản đều rơi vào trầm lắng. Theo đó, giá đất đã đồng loạt giảm sâu từ 20 - 30%, thậm chí đến 40% so với thời điểm đầu năm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản: Đi tìm "điểm sáng"

Các chuyên gia nhận định, luồng tiền những tháng cuối năm không có khởi sắc đột biến trong khi tín dụng bất động sản chủ yếu là dài hạn, số tiền huy động lớn với đặc tính huy động vốn của các ngân hàng thường là ngắn hạn.

Do đó, người dân mua nhà không dễ tiếp cận tín dụng ngân hàng. Cùng đó, lãi suất trên thị trường tăng nhanh và lên mức cao, theo chính sách điều hành chung.

Bởi vậy, ngay cả các doanh nghiệp bất động sản cũng gặp khó vì cùng lúc phải huy động vốn ở 3 - 4 kênh chủ chốt, khi tín dụng eo hẹp, thị trường trái phiếu bị siết. Bức tranh thị trường vẫn ở gam màu ảm đạm khi dòng vốn vẫn chưa được khơi thông.  

Ông Trần Kim Chung, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 3 phương án về triển vọng cho thị trường trong thời gian tới. Đầu tiên, về cơ bản thị trường có thể tiếp tục điều chỉnh theo hướng thu hẹp, thực chất hơn. Đây là phương án có khả năng xảy ra nhất. Trong bối cảnh nguồn tiền không có đột biến, các chính sách cũng phải đến cuối năm 2023 mới được thông qua thì nhiều khả năng thị trường sẽ phát triển theo xu thế.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thanh Hóa: Vì sao ít nhà đầu tư quan tâm tới dự án nhà ở xã hội?

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa ban hành nhiều giải pháp thu hút nhà đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, tuy nhiên việc thu hút nhà đầu tư triển khai xây dựng còn gặp không ít khó khăn và bất cập.

Ngày 29/9/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 3795 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025, mục đích của quyết định là cụ thể hóa các chỉ tiêu phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3321/QĐ-UBND ngày 27/8/2021.

Qua đó, xác định tỷ lệ các loại nhà ở cần đầu tư xây dựng, vị trí, khu vực phát triển nhà ở đến năm 2025; xác định quy mô dự án phát triển nhà ở bao gồm số lượng, diện tích sàn xây dựng nhà ở hàng năm trong giai đoạn triển khai kế hoạch để phù hợp với nhu cầu về nhà ở trong Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 đã được phê duyệt; đảm bảo tuân thủ pháp luật về nhà ở, quy hoạch, kế hoạch do các cấp có thẩm quyền phê duyệt và các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành. 

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top