Aa

Bất động sản 24h: Thị trường bất động sản rơi vào tình trạng “đói“ hàng

Thứ Hai, 08/08/2022 - 10:45

Thị trường bất động sản rơi vào tình trạng "đói" hàng; Nhà đầu tư đang “xoay xở” thế nào với động thái tín dụng siết chặt?... là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Thị trường bất động sản rơi vào tình trạng "đói" hàng

Thị trường bất động sản đang khan hiếm nguồn cung, đặc biệt là phân khúc có nhu cầu thực, việc này đến từ nhiều nguyên nhân.

Theo Bộ Xây dựng, trong quý II/2022, số lượng nhà ở thương mại hoàn thành là 24 dự án với 5.608 căn, số lượng dự án bằng khoảng 109% so với quý I/2022 và bằng khoảng 70,6% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó tại miền Bắc có 13 dự án với 2.343 căn, tại miền Trung có 3 dự án với 961 căn, tại miền Nam có 8 dự án với 2.304 căn.

Số lượng nhà ở thương mại được cấp phép mới là 29 dự án với 6.753 căn, số lượng dự án bằng khoảng 74,4% so với quý I/2022 và bằng khoảng 42% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó tại miền Bắc có 17 dự án với 3.763 căn, tại miền Trung có 9 dự án với 678 căn, tại miền Nam có 3 dự án với 2.312 căn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhà đầu tư đang “xoay xở” thế nào với động thái tín dụng siết chặt?

Theo đại diện JLL Việt Nam, do phát sinh các yếu tố bên ngoài đã khiến các nhà đầu tư phải điều chỉnh chiến lược triển khai vốn sao cho phù hợp với chu kỳ lãi suất ngày càng siết chặt hơn.

Báo cáo của JLL mới đây chỉ ra, trong nửa đầu năm 2022, đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại khu vực châu Á Thái Bình Dương giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái do điều chỉnh hoạt động giao dịch ở một số nền kinh tế lớn trong khu vực. Tổng mức đầu tư trực tiếp vào bất động sản tại thị trường châu Á Thái Bình Dương đạt 70,9 tỷ USD trong nửa đầu năm do chu kỳ lãi suất thắt chặt và lo ngại lạm phát bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch trong những tháng cuối năm.

Stuart Crow, Tổng Giám đốc, Thị trường vốn, châu Á Thái Bình Dương, JLL cho biết, khối lượng đầu tư trong nửa đầu năm sụt giảm ở mức trung bình so với mức sàn cao đã đặt ra vào năm 2021 do phát sinh các yếu tố bên ngoài, khiến các nhà đầu tư phải điều chỉnh chiến lược triển khai vốn sao cho phù hợp với chu kỳ lãi suất ngày càng siết chặt hơn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Giải cơn khát nhà ở xã hội

Nằm trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, nhưng nhìn lại khoảng 10 năm qua, chương trình nhà ở xã hội mới thực hiện được hơn một nửa mục tiêu đề ra.

Sự chậm trễ được chỉ rõ là: thiếu nguồn vốn tín dụng; cơ chế ưu đãi đầu tư không đủ mạnh, thiếu quỹ đất, thông tin kém minh bạch và bất cập về cơ chế phân phối… Làm gì để gỡ những nút thắt nhằm giải cơn khát nhà ở cho người nghèo, công nhân lao động, những người nhập cư tại các đô thị lớn là vấn đề cấp thiết đặt ra.

Anh Nguyễn Văn Cương - công nhân một công ty tại Đông Anh, Hà Nội cho biết, anh quê ở huyện Tam Nông, Phú Thọ về Đông Anh làm được 10 năm. Đến nay 2 vợ chồng và cô con gái vẫn ở trong căn nhà trọ 16m². Tổng thu nhập của vợ chồng anh khoảng 15 triệu đồng/tháng, có chi tiêu chắt bóp cũng chỉ để ra khoảng 3 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Người dân có xu hướng lựa chọn căn hộ sơ cấp

Với tốc độ đô thị hóa ở mức 37%, hiện nhiều người dân vẫn đang tìm kiếm nhà ở tại các khu vực thành phố lớn.

Các chuyên gia nhận định, việc hạn chế về nguồn cung mới sẽ đẩy người mua sang thị trường thứ cấp. Tuy nhiên, người dân có xu hướng tìm kiếm và lựa chọn căn hộ sơ cấp; trong đó, khách hàng chú ý hơn tới những sản phẩm mới được chào bán trên thị trường.

Theo ông Nguyễn Đức Thêm, Quản lý kinh doanh, Bộ phận Kinh doanh nhà ở quốc tế, Savills Hà Nội, sản phẩm mới từ chủ đầu tư thường có nhiều ưu điểm hơn đối với người mua nhà để ở. Người mua với nhu cầu thực vẫn luôn tìm kiếm những sản phẩm có giá thành hợp lý và chất lượng đạt yêu cầu. Những đối tượng này thường ưu tiên căn hộ sơ cấp bởi đây là sản phẩm mới hoàn toàn, chưa bị khấu hao qua thời gian sử dụng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chưa có khung pháp lý để TP.HCM giao dịch điện tử lĩnh vực đất đai

Những giao dịch điện tử liên quan đến hồ sơ đất đai phải được pháp luật công nhận và để giải quyết vấn đề này cần có khung pháp lý nhưng hiện nay chưa có.

Sáng 7/8, HĐND TP.HCM phối hợp với Đài Truyền hình TP.HCM tổ chức chương trình “Dân hỏi - chính quyền trả lời” tháng 8/2022 với chủ đề “Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng”.

Trả lời câu hỏi của cử tri, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trong lĩnh vực tài nguyên môi trường có đặc thù riêng. Đó là những giao dịch điện tử hồ sơ đất đai phải được pháp luật công nhận. Để giải quyết vấn đề này cần có khung pháp lý nhưng hiện nay chưa có.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top