Phòng CPU là phòng chăm sóc đặc biệt dành cho những bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện nặng. Phòng bệnh đặc biệt này có một y tá thường túc trực, một y tá cấp cao phụ trách chung, các nhân viên, trợ lý chăm sóc sức khỏe, các bác sĩ thăm khám thường xuyên.
Tuy rằng Covid-19 chưa có thuốc chữa nhưng bệnh nhân có thể được chăm sóc y tế bằng cách duy trì các cơ quan trong cơ thể hoạt động để hệ miễn dịch chống lại virus một cách tự nhiên.
Thở máy
Một báo cáo của Dịch vụ Y tế Quốc gia của chính phủ Anh NHS nhận thấy, gần 2/3 (60%) bệnh nhân Covid-19 trong phòng ICU phải dùng máy thở trong vòng 24 sau khi vào đây.
Thiết bị quan trọng nhất trong phòng chăm sóc đặc biệt là máy thở. Tất cả các giường trong ICU sẽ có máy thở riêng trong trường hợp các cơ quan của bệnh nhân bắt đầu yếu và hoạt động kém.
Đối với bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ virus sẽ tràn qua phổi khiến cơ thể không thể nhận đủ oxy vào máu, máy thở hoạt động bằng cách bơm oxy trực tiếp vào phổi thông qua một ống thông xuống cổ họng của bệnh nhân.
Thủ tục này thường được thực hiện với các bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật. Sau khi đặt ống thở, bệnh nhân có thể tỉnh lại.
Quá trình thông khí được mô tả là “sự xâm lấn đặc biệt” và chỉ được sử dụng nếu bệnh nhân không thể tự thở.
Bệnh nhân bị bệnh nặng hơn có thể cần nhiều hỗ trợ hơn - các loại máy khác như (ECMO) lấy máu từ cơ thể bệnh nhân bơm qua màng trao đổi oxy của hệ thống phổi nhân tạo nếu tim và phổi bắt đầu không thể hoạt động được.
Lọc máu
Một báo cáo về bệnh nhân Covid-19 được chăm sóc đặc biệt tại các bệnh viện NHS cho thấy, 2/3 trong số những người được chăm sóc ICU (62,9%) phải được chuyển vào lọc máu trong vòng 24 giờ. 50% số ca dùng máy thở thông khí đều qua cơn nguy kịch.
Một trong những cơ chế nguy hiểm nhất của virus Corona là bắt buộc hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và gây ra nhiễm trùng huyết, đó là khi cơ thể cố gắng loại bỏ virus phá hủy các tế bào và cơ quan khỏe mạnh. Và bắt buộc khi đó các bác sĩ sẽ phải chạy hệ thống lọc máu.
Linda Bauld, giáo sư y tế công cộng tại Đại học Edinburgh, cho biết: “Bất cứ ai ở bất cứ đâu, đều có nguy cơ bị lây nhiễm và có thể bị bệnh nặng. Điều bắt buộc phải thực hiện bây giờ hơn bao giờ hết là tuân thủ các hướng dẫn của Chính phủ ở nhà để không gây nguy hiểm cho mình và người khác”.
Cấp oxy
Đây là hình thức hỗ trợ hô hấp nhẹ nhất và đơn giản là làm tăng lượng oxy tinh khiết mà bệnh nhân hít vào khi họ thở bình thường, có nghĩa là phổi sẽ dễ dàng hấp thụ nó hơn so với oxy trong không khí. Nó không gây áp lực vật lý nào lên phổi, không phải tự hít vào mà phổi vẫn có thể hoạt động bình thường.
Nguồn cung cấp oxy được thông qua mặt nạ che miệng và mũi, hoặc thông qua một ống đưa vào mũi.
Bước tiếp theo có thể phải dùng đến thở áp lực dương CPAP, được sử dụng cho những bệnh nhân bắt đầu tự hít vào khó khăn.
Đây là một thủ tục không xâm lấn, bao gồm một dòng oxy tinh khiết liên tục được bơm qua mặt nạ trong khi bệnh nhân vẫn tỉnh táo và tự mình hít vào.
Áp lực giúp mở phổi và độ tinh khiết cao của oxy giúp cơ thể dễ dàng đưa nó vào máu hơn là cố gắng lọc ra.
Lý do bệnh nhân nhiễm virus Corona có thể cần giúp thở là vì virus SARS-CoV-2 lây nhiễm bằng cách bám vào các tế bào bên trong phổi. Hệ thống miễn dịch kích hoạt sưng phổi để tấn công virus, làm tắc nghẽn đường thở và dẫn đến ngực căng và thở nông hơn.
Theo dõi mạch, nhịp thở và oxy trong máu
Bệnh nhân nặng được gắn vào các máy theo dõi nhịp tim, nhịp thở và nồng độ oxy trong máu - những dấu hiệu quan trọng trong tiến trình của bệnh. Chúng được hiển thị trên một màn hình ở đầu giường của bệnh nhân để các y tá và bác sĩ có thể theo dõi xem các cơ quan của họ hoạt động như thế nào.
Nếu bất kỳ điều kiện nhịp tim, nhịp thở và nồng độ oxy trong máu suy giảm liên tục có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bệnh nhân đang xấu đi và họ cần thêm hỗ trợ từ máy móc.
Độ bão hòa oxy trong máu là điều quan trọng đối với bệnh nhân nhiễm virus Corona. Quá ít oxy trong máu có thể làm chết các cơ và cơ quan năng lượng và cuối cùng dẫn đến suy cơ quan, đe dọa đến tính mạng.
Đưa vào hôn mê bệnh nhân nguy kịch
Bệnh nhân có thể cần được đưa vào hôn mê nếu bệnh đe dọa đến tính mạng.
Đây là một bước nhằm mục đích tắt mọi chức năng của cơ thể sử dụng năng lượng cho các mục đích khác ngoài việc chống lại virus
Hôn mê cảm ứng được bắt đầu giống như cách bệnh nhân được đưa vào phẫu thuật với thuốc gây tê gây mê.
Các bác sĩ gây mê dùng lượng thuốc vừa đủ làm giảm chức năng não của bệnh nhân để ngăn chặn bệnh nhân thức dậy.
Điều này ngăn bệnh nhân lãng phí năng lượng cho các chức năng não và các chuyển động cơ bắp không cần thiết, đồng thời cho phép máy móc tiếp quản và thở hoặc thậm chí bơm máu thay cho các cơ quan của bệnh nhân.
Những người phải được đưa vào trạng thái hôn mê có thể sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi hơn những người được giữ ý thức.
Một số bệnh nhân có thể thấy sự cải thiện trong vài ngày, trong khi những người khác sẽ phải ở lại phòng bệnh trong nhiều tuần. Một số người mắc Covid-19 cần điều trị tại bệnh viện với hai đến ba tuần hoặc lâu hơn.
Bệnh nhân thường sẽ được kết nối với dịch truyền tĩnh mạch, còn được gọi là nhỏ giọt, nước, chất dinh dưỡng và đôi khi thuốc vào tĩnh mạch của họ.
Các loại thuốc được cung cấp cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 có thể bao gồm thuốc giảm đau nếu họ vẫn còn tỉnh táo, thuốc kháng sinh nếu họ bị nhiễm vi khuẩn như viêm phổi.