Tháng 6/2017 vừa qua, viện bảo tàng Cố Cung (Bắc Kinh) đã tổ chức lễ tưởng niệm một người nông dân tự nguyện giao nộp văn vật cho nhà nước.
Đó chính là anh Hà Cương, người khi còn sống đã đào được một văn vật quý hiếm trong sân nhà và gửi lại cho bảo tàng.
Tuy nhiên, kể từ khi tìm thấy “báu vật” này, gia đình Hà Cương liên tiếp gặp vận rủi, cuộc sống cũng càng ngày càng trở nên khó khăn.
Người dân nơi đây đều truyền tai nhau rằng, Hà Cương vì đào bảo vật mà làm hỏng phong thủy của nhà mình…
Từ câu chuyện anh nông dân đào được “kho báu”…
Năm 1985, người nông dân Hà Cương khi ấy đang ngụ tại thôn Cố Tường, huyện Thương Thủy (Hà Nam, Trung Quốc) trong lúc xây nhà đã đào được một miệng hang ở sân sau.
Đào sâu vào chiếc hang này, anh Hà đã tìm được 19 văn vật từ thời nhà Nguyên được mạ vàng bạc, chạm trổ phương hoàng. Tình trạng văn vật được bảo quản rất tốt.
Ngay sau đó, Hà Cương đã nhiều ngày đêm vượt đường xa, đem bảo vật giao nộp cho viện bảo tàng Cố Cung (Bắc Kinh).
Sau khi giám định, các chuyên gia tại đây đã nhận định rằng: Số cổ vật anh Hà Cương phát hiện chính xác có niên đại từ thời nhà Nguyên, lại là đồ chế tác bằng bạc vô cùng hiếm thấy.
Lượng văn vật được người nông dân chất phác ấy trao tặng đã góp phần làm phong phú thêm số lượng cổ vật vàng bạc tại bảo tàng, đồng thời còn cống hiến nhiều tư liệu quý giá cho quá trình nghiên cứu cổ vật thời nhà Nguyên.
Hà Cương từng chia sẻ, năm ấy, khi đào được số cổ vật này, một số người lớn tuổi trong thôn từng cảnh báo anh, cho rằng việc mang số đồ cổ này đi sẽ phá hủy tổng thể phong thủy của căn nhà, mang lại điềm xấu.
Tuy anh cho rằng những lời ấy thiếu căn cứ xác thực, nhưng những sự việc xuất hiện sau đó khiến Hà Cương không khỏi “bán tín bán nghi”.
…đến những nghi vấn xoay quanh hàng loạt “tai vạ” liên tiếp
Từ năm 1985, sau khi trao trả văn vật cho bảo tang, hai người vợ của anh đều lần lượt qua đời.
Người vợ thứ nhất uống thuốc trừ sâu tự sát. Sau đó Hà Cương đi bước nữa, nhưng tới năm 2003, người vợ thứ hai của anh cũng mắc chứng ure huyết.
Năm 2006, cha Hà Cương phải tiến hành phẫu thuật với chi phí rất lớn. Cũng trong khoảng thời gian đó, con trai anh mắc chứng đau dây thần kinh, chi phí chữa trị quá lớn so với kinh tế gia đình.
Năm 2011, khi hai người con sinh đôi của anh vừa chào đời, Hà Cương phải nộp 1 vạn NDT (khoảng 35 triệu VNĐ) chi phí kế hoạch hóa gia đình. Vì bản thân không thể chi trả được khoản phí nộp phạt này, anh đành tìm đến sự giúp đỡ của bảo tang Cố Cung (Bắc Kinh).
Sinh thời, Hà Cương vốn làm nghề trồng trọt, còn thường xuyên đi nhặt ve chai để kiếm thêm thu nhập, nhưng gia cảnh “nghèo vẫn hoàn nghèo”. Cho tới khi gặp phải những “tai vạ” bất ngờ kia, gia đình anh vẫn còn nhiều khoản nợ chưa trả hết.
Năm ấy, từng có một người ngỏ ý muốn trả anh một khoản tiền khổng lồ để mua lại số cổ vật kia. Nhưng Hà Cương một mực không đồng ý, cương quyết đem số đồ cổ ấy trao lại cho Bảo tàng Cố Cung.
Viện Bảo tang Cố Cung cũng cho biết, pháp luật Trung Quốc quy định về việc trao thưởng cả vật chất lẫn tinh thần cho những người tự nguyện trao tặng văn vật. Tuy nhiên, do mức trao thưởng chưa có quy định rõ ràng, nên những người có tinh thần như anh Hà Cương vẫn còn rất ít.
Ngày 30/5/2017, Hà Cương gặp tai nạn khi đang làm việc tại công trường và qua đời ở tuổi 54. Mặc dù đã ra đi, nhưng số cổ vật được anh giao lại cho nhà nước sẽ mãi được trưng bày ở bảo tàng Cố Cung như một minh chứng nhắc nhở về sự hy sinh cao cả của người nông dân chất phác ấy.
Rất nhiều câu chuyện như này cho thấy phong thủy rất quan trọng trong lĩnh vực bất động sản, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của gia chủ.