Những dự án BT dính vi phạm ở Hà Nội được đổi lấy đất ra sao?
Toàn Hà Nội có khoảng 70 dự án BT đã ký hợp đồng. Hiện mới có một số công trình hoàn thành, là: Bảo tàng Hà Nội, Cung trí thức thành phố, đường trục phát triển bắc Hà Đông, đường Lê Văn Lương kéo dài, Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, Trạm xử lý nước thải Hồ Tây, tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên, tuyến đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương…
Tổng mức đầu tư các dự án đã hoàn thành trên 13.000 tỷ đồng, tương ứng 15 km đường, 46.000 m2 diện tích sàn xây dựng, công suất xử lý nước thải khoảng 215.000 m3/ngày đêm.
Khoảng đầu năm 2014, Bitexco được chỉ định là nhà đầu tư tuyến đường bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An theo hình thức BT, gồm phần tuyến đường (bao gồm tuyến số 1, tuyến số 5) và nút giao tuyến số 1 & đường 70.
Dự án gồm 2 tuyến đường. Tuyến số 1 có chiều dài hơn 2,5 km có điểm đầu giao với đường vành đai 3, điểm cuối nối với đường 70.
Xem chi tiết tại đây.
“Bí kíp” mua nhà ở hình thành trong tương lai
Với phương châm “nhanh là thắng”, không ít dự án đã được đầu tư theo kiểu “ăn xổi”, chạy đua tiến độ, mà quên đi yếu tố chất lượng. Chính việc này đã khiến phát sinh nhiều tranh chấp khi khách hàng nhận nhà và chuyển về sinh sống.
Trong nửa đầu năm 2017, nhiều vụ tranh chấp đã xảy ra tại các khu chung cư trên địa bàn Hà Nội, trong đó có những dự án chung cư cao cấp liên quan đến chất lượng công trình, chất lượng dịch vụ như Home City Trung Kính, Golden West Lê Văn Thiêm, Hồ Gươm Plaza, Capital Garden hay New Horizon…
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Hồ Bá Tình, người mua nhà thường ở thế yếu hơn, nên cần phải được pháp luật bảo vệ. Chẳng hạn, khi họ nghi ngờ về dự án định mua, thì có quyền đến cơ quan quản lý để tìm hiểu dự án… Như vậy, sẽ đảm bảo cho quyền người mua nhà.
Tiếp theo là phải có chế tài phạt nặng những chủ đầu tư vi phạm, hoặc phải có một tổ chức trung gian độc lập, chẳng hạn đơn vị tư vấn, thẩm định giám sát dự án. Điều này sẽ giúp thị trường minh bạch hơn, lành mạnh hơn. Khi thị trường phát triển cao hơn, thì phải cần có những tổ chức trung gian như vậy.
Xem chi tiết tại đây.
Cải tạo chung cư cũ: Nên để dân lựa chọn nơi tái định cư
Theo đề xuất của Sở Xây dựng TP.HCM, trường hợp Nhà nước lựa chọn chủ đầu tư thì thực hiện duy nhất phương thức tái định cư tại chỗ để phù hợp với điều kiện thực tiễn. Nhà nước sẽ cưỡng chế phá dỡ đối với nhà chung cư hư hỏng nặng hoặc di dời khẩn cấp đối với chung cư nguy hiểm và tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng lại nhà chung cư.
Đối với nhà đầu tư được TP.HCM lựa chọn có trách nhiệm ứng vốn để UBND quận, huyện chi trả tiền tạm cư cho các hộ dân. Chủ đầu tư đầu tư xây dựng và bàn giao quỹ nhà tái định cư cho các quận, huyện bố trí tái định cư. Chủ đầu tư không trực tiếp thực hiện việc tái định cư cho người dân. Nhà nước thực hiện chính sách tái định cư tại chỗ với nguyên tắc diện tích căn hộ mới bằng hoặc lớn hơn diện tích căn hộ cũ.
Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng,đề xuất trên của Sở Xây dựng chỉ mới đề xuất áp dụng một phương thức tái định cư tại chỗ, nhưng chưa bao gồm phương thức tái định cư tại địa điểm khác, hoặc phương thức người dân yêu cầu được bồi thường bằng tiền mặt để tự lo tái định cư theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 101 của Chính phủ.
Xem chi tiết tại đây.
Đề xuất thu thuế tài sản để chống đầu cơ BĐS
Lãnh đạo Bộ Tài chính đã bày tỏ quan điểm về việc chính sách thuế liên quan tới tài sản hiện nay chưa đáp ứng được vai trò là một trong những nguồn thu ổn định cho ngân sách. Bộ này cũng đã đề xuất nghiên cứu, ban hành riêng Luật thuế tài sản để sử dụng đất thêm hiệu quả, hạn chế đầu cơ BĐS.
Quan điểm Bộ Tài chính đưa ra là, trong khi các nước trên thế giới hiện nay, nguồn thu từ thuế tài sản đặc biệt là thuế sử dụng đất là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, thì tại Việt Nam, thuế sử dụng đất chỉ chiếm chiếm khoảng 0,03% GPD và khoảng 0,15% tổng thu ngân sách Nhà nước. Con số này tại Mỹ cao nhất lên tới 3%, thấp nhất là 1%, tại Canada là 4%. Thậm chí tại các nước đang phát triển, nguồn thu từ thuế tài sản cũng chiếm khoảng 0,6% GDP và 0,68% tại các quốc gia đang chuyển đổi.
Mặt khác Bộ Tài chính cho biết, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam liên tục tăng trong các năm gần đây, từ 1.400 USD (năm 2013) lên 2.200 USD (năm 2016) và dự báo sẽ tăng lên 3.400 USD (năm 2020).
Cùng với đó, thị trường BĐS được kỳ vọng phát triển ổn định và bền vững hơn trong thời gian tới khi hàng loạt chính sách mới như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) và các chính sách về tín dụng cho vay BĐS đã có hiệu lực thi hành từ tháng 7/2016.
Xem chi tiết tại đây.
Thị trường gạch ốp lát: Gió xoay chiều
Thị trường gạch ốp lát Việt Nam phát triển từ những năm 2000 và tăng trưởng mạnh theo thị trường địa ốc khi hàng loạt dự án BĐS ra đời. Tuy nhiên, sân chơi trong thời gian này chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp ngoại, nhất là các sản phẩm đến từ Trung Quốc và Italia.
Trong đó, sản phẩm của Trung Quốc có lợi thế đa dạng về chủng loại, kích thước, mẫu mã, giá thành lại rẻ. Đây chính là yếu tố giúp sản phẩm gạch ốp lát Trung Quốc một thời làm mưa, làm gió tại thị trường Việt Nam. Còn với những người tiêu dùng ưa hàng cao cấp, thì lựa chọn của họ chủ yếu là các sản phẩm đến từ Italia.
Sau đó, cùng với sự trầm lắng của thị trường BĐS, thị trường gạch ốp lát cũng điêu đứng theo. Thị trường bị bó hẹp, khiến các thương hiệu gạch ốp lát nước ngoài bắt đầu rút lui.
Ngoài ra, việc nhu cầu thay đổi khi người tiêu dùng và các dự án BĐS hướng đến dòng sản phẩm cao cấp, nên gạch ốp lát giá rẻ của Trung Quốc cũng mất dần chỗ đứng trên thị trường Việt Nam.
Tận dụng cơ hội này, nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát trong nước như Viglacera, Đồng Tâm, Taicera, Prime, Nga Việt… đã thay đổi chiến lược, đầu tư cho mẫu mã, dây chuyền mới để giành lại thị phần.
Xem chi tiết tại đây.
Văn Phú Invest và những dự án sắp “nổ”
Năm 2008 - thời điểm Văn Phú Invest chính thức ra đời dưới mô hình công ty Cổ phần, chứng kiến dự án đầu tay của đơn vị này tại thị trường nhà đất Hà Nội là KĐT mới Văn Phú (Hà Đông) được triển khai. Quy mô hơn 94ha, tổng mức đầu tư 18.000 tỷ đồng, siêu dự án này được thiết kế theo mô hình đô thị phức hợp hiện đại, gồm các khu nhà liền kề, biệt thự thông tầng, các tòa cao tầng và công trình xã hội. Đặc biệt, những sản phẩm đất nền nơi đây từng “cháy hàng” trên thị trường với mức giá 50-55 triệu đồng/m2 thời kỳ năm 2010.
Tuy nhiên, tới 2016, chất lượng các hạng mục trong KĐT do Văn Phú Invest kiến tạo (bàn giao vào khoảng 2011 đối với sản phẩm biệt thự) đã đồng loạt xuống cấp thảm hại. Lần lượt những công trình trường tiểu học Phú La, trụ sở UBND phường Phú La (xây dựng theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng) hay rõ nét nhất là các nhà biệt thự bị bong tróc, sụt lún, nứt nẻ từ trong ra ngoài.
Năm 2011, Văn Phú Invest cho ra đời pháp nhân Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú – Trung Kính để triển khai dự án BĐS cao cấp Trung Kính Complex (tức Home City Trung Kính hiện nay). Khởi công vào tháng 5.2014, Home City Trung Kính bắt đầu đón dân về ở từ cuối 2016. Tuy nhiên, đây lại là khởi đầu của những bức xúc kéo dài cho người dân – thay vì một nơi an cư cao cấp xứng đáng với hàng tỷ đồng bỏ ra của khách hàng.
Theo đó, mâu thuẫn giữa chủ đầu tư với tập thể người mua nhà dự án Home City Trung Kính tập trung ở các vấn đề chính yếu như lối đi chính thức của cư dân, khó khăn trong cấp sổ đỏ căn hộ, quản lý khai thác dịch vụ tòa nhà (trông giữ xe)… Tựu trung, chủ yếu căng thẳng của hai bên bắt nguồn từ con đường 21m chưa hình thành và chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt (phía đường Nguyễn Chánh, quận Cầu Giấy). Sự việc hiện tại vẫn chưa đến hồi ngã ngũ, bất chấp vào cuộc của chính quyền sở tại…
Xem chi tiết tại đây.