Bí thư Hòa Bình “bật mí“ những quyết sách quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển tỉnh và vùng Thủ đô

Bí thư Hòa Bình “bật mí“ những quyết sách quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển tỉnh và vùng Thủ đô

Thứ Ba, 01/02/2022 - 06:00

Bí thư tỉnh ủy Ngô Văn Tuấn nói về phát triển tỉnh Hòa Bình

Trong giai đoạn vừa qua, chính quyền tỉnh Hòa Bình đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng nhằm đưa tỉnh nhà thực hiện mục tiêu phát triển vùng Thủ đô nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng. Với những lợi thế, tiềm năng phong phú vốn có, cùng với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, công tác lãnh chỉ đạo sáng suốt, kịp thời, linh hoạt của lãnh đạo địa phương, đã đưa Hòa Bình bứt tốc trên con đường trở thành "điểm sáng" của vùng Thủ đô. 

Ông Ngô Văn Tuấn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình chia sẻ, tỉnh Hòa Bình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020) trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp. Trong nước, kinh tế Việt Nam tiếp tục khởi sắc với tốc độ tăng trưởng khá cao, môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể, khu vực doanh nghiệp tư nhân tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng. Mặc dù vậy, những yếu kém, khó khăn của nền kinh tế vẫn còn nhiều cùng với tác động tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế - xã hội cả nước. 

Quán triệt, thực hiện nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội tỉnh đã đạt những kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng đạt khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được chú trọng đầu tư. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ; an sinh xã hội được đảm bảo, số hộ nghèo giảm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được bảo đảm.

Bí Thư tỉnh Hòa Bình Ngô Văn Tuấn

Trong 19 chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (2016 - 2020), có 16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đã đề ra, còn 02 chỉ tiêu không đạt kế hoạch, trong đó: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 6,31%, cao hơn bình quân chung của cả nước; chất lượng tăng trưởng kinh tế có nhiều cải thiện, quy mô kinh tế được nâng lên, GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 60,3 triệu đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2015 (cao hơn trung bình khu vực trung du và miền núi phía Bắc, bằng khoảng 92% GDP bình quân đầu người của cả nước); thu ngân sách Nhà nước bình quân hàng năm tăng 11,3%, năm 2020 đạt 4.116 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đến năm 2020 gấp 3,5 lần so với năm 2015; đã có 58 xã đạt chuẩn nông thôn, đạt 44,3% tổng số xã và 02 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,38% năm 2016 xuống còn 8,6% vào năm 2020, bình quân hàng năm giảm 3,16%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 94,7%.

Năm 2021 là năm diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Trong bối cảnh cả nước phải đối mặt với đợt dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ tư với diễn biến phức tạp hơn, nguy hiểm hơn; ở trong tỉnh cũng đã xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng làm ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Song, với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 2,66% so với cùng kỳ năm trước; GRDP bình quân đầu người đạt 61,1 triệu đồng; năng suất lao động đạt 95,3 triệu đồng/lao động; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 5.070 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.218 triệu USD; tỷ lệ đô thị hóa đạt 31,6%; hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, môi trường kinh doanh từng bước được cải thiện; trong năm có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã về đích nông thôn mới trên toàn tỉnh đến cuối năm 2021 đạt 62 xã, chiếm 48,1% tổng số xã, số tiêu chí nông thôn mới trung bình trên một xã đạt 15,5 tiêu chí; đã có 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 nâng tổng số huyện đạt chuẩn nông thôn là 03 huyện, thành phố, bằng 30% tổng số huyện, thành phố.

Hoạt động văn hóa, giáo dục và đào tạo, y tế, truyền thông, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên đạt kết quả quan trọng. Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân từng bước được cải thiện; công tác phòng, chống dịch bệnh được chú trọng, chủ động giám sát các bệnh truyền nhiễm gây dịch, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được quan tâm thực hiện, đời sống của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%, từ 8,6% năm 2020 xuống còn 6,6% vào năm 2021; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,19%.

Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Hòa Bình, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định.

Các chính sách hỗ trợ đối với người lao động, hộ kinh doanh, người sử dụng lao động và các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tiếp tục được chú trọng. Công tác quản lý Nhà nước về dân tộc, tôn giáo tiếp tục được quan tâm. Lao động, việc làm đạt nhiều kết quả tích cực; tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 57,5%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 23,1%; giải quyết việc làm cho 16.120 lao động. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được bảo đảm.

Có thể nói, con số ấn tượng kể trên đã cho thấy những nỗ lực trong công tác lãnh chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và sự đồng lòng của chính quyền cùng nhân dân tỉnh Hòa Bình. Được biết, tỉnh Hòa Bình còn là một trong những địa phương được Thủ tướng quyết định đưa vào vùng Thủ đô theo Nghị định 91/2021/NĐ-CP. Chính vì thế, chính quyền tỉnh Hòa Bình luôn xác định tầm quan trọng của Vùng Thủ đô đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình. 

Bí thư Ngô Văn Tuấn chia sẻ, Hòa Bình nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Hòa Bình là tỉnh nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, liền kề với thủ đô, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng trong khu vực và cả nước. Theo Quy hoạch vùng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hòa Bình là một trong các tỉnh cửa ngõ chuyển tiếp giữa Vùng Thủ đô với Vùng Trung du và miền núi phía Bắc, trong đó xác định: “Hòa Bình đóng vai trò là vùng sinh thái, bảo vệ môi trường, đảm trách những chức năng về hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, liên vùng (cấp điện, cấp nước, điều tiết lũ, bảo vệ nguồn nước,…); bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể (văn hóa Mường, Thái, Dao…); phát triển các trung tâm du lịch - đô thị dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng (hồ Hòa Bình, Mai Châu, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi…).

Ngược lại, là tỉnh được xác định trong vùng Thủ đô, Hòa Bình có cơ hội tiếp nhận những tác động lan tỏa từ vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong phát triển kinh tế - xã hội với các lợi thế, cơ hội chủ yếu sau:

Thứ nhất, với vị trí địa lý liền kề Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và hệ thống giao thông thuận lợi, Hòa Bình có cơ hội trở thành nơi bố trí các trung tâm logistics và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, phân bố các cơ sở công nghiệp vệ tinh, tham gia vào chu trình sản xuất công nghiệp hiện đại tại các KCN.

Bên cạnh đó, Hòa Bình cũng có nhiều cơ hội để phát triển và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho thị trường tiêu dùng Vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng như dễ dàng tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao của các đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm như đào tạo, y tế, tài chính - ngân hàng - bảo hiểm...

Thứ hai, cơ hội thu hút đầu tư. Với vị trí khá thuận lợi, hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông được cải thiện, hạ tầng các KCN, CCN được xây dựng, phát huy lợi thế về đất đai, những tiềm năng về phát triển dịch vụ, du lịch cùng với quyết tâm đổi mới, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh. Mặt khác, trong thời gian tới, với nỗ lực đổi mới của các cấp lãnh đạo tỉnh, Hòa Bình có cơ hội trở thành điểm đầu tư mới của các nhà đầu tư.

Thứ ba, Hòa Bình có cơ hội phát triển các ngành công nghiệp, hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản sạch, lâm sản.

Thứ tư, Hòa Bình có nhiều cơ hội để tiếp tục phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa truyền thống.

Trước mắt, Hòa Bình có thể thực hiện ngay những sản phẩm du lịch, nông nghiệp, mang đậm nét bản sắc văn hóa đặc trưng của Hòa Bình để hướng tới và trực tiếp phục vụ thị trường Hà Nội; là Bếp ăn của người Hà Nội, là nơi nghỉ dưỡng, nơi để tái tạo sức lao động cho người dân vùng Thủ đô vào cuối tuần, kỳ nghỉ và dịp Lễ, Tết và là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của vùng Thủ đô cũng như của cả nước.

Bí thư tỉnh ủy Hòa Bình Ngô Văn Tuấn

Bí thư Ngô Văn Tuấn cũng cho biết, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển vùng Thủ đô nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng, trong thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã tận dụng những lợi thế, tiềm năng của tỉnh. Tỉnh đã xây dựng các Đề án, văn bản nhằm tập trung thực hiện 4 đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.

Đột phá đầu tiên là, tập trung xây dựng Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nội dung liên kết vùng cụ thể là mối liên kết vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng Tây Bắc sẽ được tích hợp vào quy hoạch tỉnh.

Đây là công việc rất mới, bên cạnh đó yêu cầu đòi hỏi rất cao, nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết nhiệm vụ này. Do vậy, ngay từ đầu nhiệm kỳ tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quy hoạch tỉnh, đảm bảo chất lượng, toàn diện có tính chiến lược, khoa học và khả thi cao, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, tạo động lực cho việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển.

Đột phá thứ hai là về thể chế, cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư. Những năm gần đây, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh còn thấp nên là một cản trở không nhỏ đến hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh; do đó trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đã đặt mục tiêu mỗi năm phấn đấu cải thiện tối thiểu 3 bậc để lọt top 30 nhằm đưa tỉnh Hòa Bình trở thành điểm đầu tư mới của các nhà đầu tư.

với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định.

với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định.

Tỉnh Hòa Bình đã thực hiện cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng với quan điểm nông nghiệp là nền tảng, công nghiệp là đột phá và du lịch là mũi nhọn.

Đột phá thứ ba là hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó tập trung cho các dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng, tạo ra sức lan tỏa lớn như tuyến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, Đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và Cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu),… và tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch trong đó chú trọng du lịch lòng hồ Sông Đà, Bản Lác - Mai Châu, suối Khoáng - Kim Bôi… Đây sẽ là động lực cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế và là nhân tố tác động khơi thông các nguồn lực đầu tư khác.

Đột phá thứ tư là phát triển nguồn nhân lực. Đi theo nhu cầu phát triển, chất lượng nguồn nhân lực đòi hỏi rất cao. Tỉnh cũng đã có chương trình riêng cho giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo, cùng với đó là quan tâm đào tạo nghề, đào tạo hướng nghiệp, tập trung vào những ngành nghề Hòa Bình sẽ phát triển như du lịch, công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao,…

Ngoài ra, tỉnh cũng đã thực hiện cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng với quan điểm nông nghiệp là nền tảng, công nghiệp là đột phá và du lịch là mũi nhọn. Đây chính là tiền đề để tỉnh Hòa Bình cùng với các địa phương khác thực hiện mục tiêu phát triển vùng Thủ đô.

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng những quyết sách quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở giai đoạn tới, chắc chắn rằng, những mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 sẽ đạt được. Cùng với đó, Hòa Bình sẽ "tỏa sáng" trong vùng Thủ đô và vẫn là mảnh "đất vàng" thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ngọc Tiến - Tuấn Minh
01/02/2022 06:00

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top