Sản phẩm "fake" nào hoành hành Black Friday nhất?
Chỉ trong 6 năm qua, Văn phòng đơn vị tội phạm sở hữu trí tuệ đã xóa khoảng 92.000 trang web bán hàng giả. Không có món hàng hiệu nào không thể sao chép. Điều đáng lo là những mặt hàng này được bán với giá rất cao ngang với hàng thật và được ‘fake’ khá tinh vi.
Những trang lừa đảo cũng luôn nhận thức được thời gian mua sắm cao điểm như Giáng sinh, Black Friday... những trang web sẽ tăng cường hoạt động giảm giá.
Hàng giả thường được sản xuất ở vùng Đông Nam Á, sau đó chuyển đến các nước châu Âu. Tuy nhiên, rất khó kiểm soát vận nạn hàng giả, hàng nhái vì khi nhập khẩu vào các quốc gia này nó chỉ là những món đồ bình thường. Sau khi chúng được đưa vào nhà kho thì mới được in dán nhãn.
Trước đây hàng giả, hàng nhái bán ở các chợ nhưng hiện nay, nó lại được buôn bán tinh vi hơn là các trang web trực tuyến. Người mua hàng có thể bị lừa khi sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google để tìm sản phẩm, hoặc nhấp vào các quảng cáo trực tuyến như Instagram hoặc Facebook.
Cuộc điều tra của tổ chức Electricial Safety First đã đưa ra những lo ngại nghiêm trọng về các mặt hàng điện tử được bán trực tuyến.
Trong số 15 mặt hàng được mua từ Amazon, eBay và Wish, 14 mặt hàng không đáp ứng tiêu chuẩn của Vương quốc Anh.
Một cuộc điều tra của nhóm người tiêu dùng có tên “Which?” ở Anh lại cho thấy, chỉ có 4 trong số 83 sản phẩm mà họ theo dõi là thực sự được bán với giá rẻ vào dịp Black Friday như các nhà bán lẻ công bố.
Mỹ phẩm cũng là mặt hàng bị làm giả tràn lan, rất nguy hiểm với sức khỏe vì chúng bao gồm các hóa chất như hydroquinone, thủy ngân, chì... có thể gây hại cho gan, thần kinh, làm tăng nguy cơ ung thư da và gây hại với thai nhi.
Năm trước, một hội đồng thẩm định của Cheshire (Anh) đã phát hiện một cửa hàng lớn bán hàng trăm món mỹ phẩm giả như MAC và Chanel.
Máy sấy tóc hàng hiệu Dyson không lạ đối với các nhà tạo mốt. Tuy nhiên, đây là mặt hàng nhái được bán nhiều nhất trong những ngày này. Những hãng giày như Nike cũng là một trong những mặt hàng giả phổ biến.
Quần áo và phụ kiện có thương hiệu, như túi xách, thắt lưng và đồ trang sức, cũng được sao chép, sản xuất hàng loạt và được bán với giá rẻ.
Nếu bạn mua hàng thiết kế, hãy kiểm tra chi tiết sản phẩm trên nhãn, chẳng hạn như số serries, có thể xác thực mặt hàng đó.
Ví dụ, túi Chanel phiên bản 1984 sẽ đi kèm với thẻ xác thực và có mã check kiểu dáng và năm sản xuất.
Hoặc bạn có thể liên hệ với bộ phận dịch vụ khách hàng của công ty, họ có thể xác nhận sản phẩm có phải chính hãng hay không.
1/3 số trang sức vàng được bán trực tuyến bị nghi là hàng giả, theo một cuộc điều tra của Hội đồng Hallmarking Anh.
Những kết quả này cho thấy người mua dễ bị đánh lừa bởi các con số khuyến mãi ảo thực sự không tốt như họ tưởng.
Có mua được giá hời thật sự trong Black Friday?
Chưa nói đến những mặt hàng bị nâng lên để hạ giá xuống vào dịp lễ hội mua sắm này. Đó là những bẫy mua sắm tinh vi mà các nhà bán lẻ và các trang mua sắm online bày ra. Một cuộc điều tra của nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của "Which?" đã chỉ ra điều đó.
Để có được kết quả khách quan, tổ chức này đã tiến hành theo dõi giá của 83 sản phẩm được bán vào dịp Black Friday năm ngoái trong 6 tháng trước ngày khuyến mãi, và nhận thấy rằng chỉ 4 trong số 83 sản phẩm này (chiếm 5%) thực sự được bán với giá rẻ hơn so với các thời điểm khác trong khoảng thời gian mà họ theo dõi, kể cả trên Amazon, John Lewis hay Currys PC World.
Ví dụ như John Lewis đã bán máy pha cà phê De'Longhi Autentica Cappucino Bean-to-Cup với giá 399 bảng Anh vào dịp Black Friday năm ngoái, nhưng thực tế trước đó 35 ngày nó từng được bán với giá chỉ… 368 bảng.
Loa thông minh Amazon Echo được chào hàng với giá khuyến mãi giảm còn 54,99 bảng Anh vào dịp Black Friday năm ngoái, Amazon tuyên bố đã giảm tới 39%. Nhưng thực tế nó chỉ rẻ hơn một chút so với mức giá niêm yết 13 ngày trước đó.