Aa

Bổ sung hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

Thứ Sáu, 01/11/2019 - 13:10

VCCI cho rằng, cần cân nhắc một số điều của Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa có văn bản trả lời Công văn số 4764/BTNMT-ĐCKS của Bộ Tài nguyên và môi trường về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Theo đó, Dự thảo bổ sung hình thức xử phạt bổ sung ở một số quy định xử phạt trong Nghị định 33/2017/NĐ-CP, tuy nhiên, VCCI cho rằng các hình thức xử phạt bổ sung này cần được cân nhắc, xem xét ở một số điểm sau:

Về hình thức xử phạt bổ sung “đình chỉ có thời hạn”, VCCI cho rằng khoản 11 Điều 1 Dự thảo bổ sung hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi “thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đăng ký, không có giấy phép theo quy định” quy định tại Điều 7 Nghị định 33, là “đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại Điều này khi tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần”.

Ảnh minh họa.

Quy định này sẽ được hiểu: Đối với vi phạm lần đầu thì doanh nghiệp sẽ không bị áp dụng hình phạt đình chỉ. Có nghĩa, doanh nghiệp sẽ tiếp tục được hoạt động thăm dò, khai thác sau khi nộp tiền xử phạt. Tuy nhiên, VCCI cho rằng vì doanh nghiệp đang không có giấy phép, tiếp tục thực hiện thăm dò, khai thác là vi phạm pháp luật và sẽ tiếp tục bị xử phạt.

Sau khi tái phạm và vi phạm nhiều lần thì doanh nghiệp sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là “đình chỉ có thời hạn” đối với hoạt động thăm dò, khai thác. Tuy nhiên, khi hết thời hạn đình chỉ, doanh nghiệp sẽ tiếp tục được hoạt động thăm dò, khai thác và tiếp tục bị xử phạt vì hành vi thăm dò, khai thác không có phép,…

Phân tích trên cho thấy, việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ có thời hạn đối với hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đăng ký, không có giấy phép là không hợp lý và tạo thành cái vòng luẩn quẩn. Đối với hoạt động kinh doanh không có giấy phép thì chỉ phải áp dụng hình thức đình chỉ hoạt động cho đến khi chủ thể có được giấy phép và không xác định hành vi tái phạm hay vi phạm nhiều lần để áp dụng hình thức xử phạt bổ sung này.

Vì vậy, VCCI đề nghị Ban soạn thảo sửa đổi quy định tại khoản 11 Điều 1 Dự thảo theo hướng, hình thức xử phạt bổ sung áp dụng cho hành vi vi phạm tại Điều 7 Nghị định 33 là đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho tới khi chủ thể vi phạm đăng ký, có giấy phép theo quy định.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top