Aa

Bức tranh đô thị còn dang dở

Thứ Tư, 01/08/2018 - 06:00

Sau cuộc điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô năm 2008, nhiều người mơ đến viễn cảnh về một đại đô thị trải dài từ tả ngạn sông Hồng đến cận vùng trung du phía Bắc, một Hà Tây "quê lụa" sẽ hội nhập với văn hóa Tràng An tạo nên một cuộc chuyển mình mạnh mẽ, tuy nhiên, một thập kỷ trôi qua, bức tranh ấy vẫn còn dang dở...

Năm 2008, Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XII đã thông qua một quyết định vô cùng quan trọng trong việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Trong 5 phương án mở rộng Bộ Xây dựng trình, phương án sáp nhập tỉnh Hà Tây, một phần của tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hòa Bình đã được lựa chọn.

Ngày 01/8/2008, Hà Nội chính thức được mở rộng với hơn 3.300km2, gấp 3,6 lần trước đó, dân số Thủ đô tăng 80%, từ 3,4 lên 6,2 triệu người. Đến ngày 08/05/2009 Chính phủ đã ra nghị quyết thành lập quận Hà Đông trực thuộc Thủ đô Hà Nội trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của TP. Hà Đông (thuộc tỉnh Hà Tây cũ).

Ngày 1/8/2018 Hà Nội chính thức mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội

Ngày 1/8/2018 Hà Nội chính thức mở rộng địa giới hành chính 

Hàng loạt dự án giao thông lớn được thực hiện kết nối trung tâm với các vùng ngoại vi như: Đại lộ Thăng Long, cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp, dự án đường sắt trên cao Hà Nội Metro… Riêng 8 tuyến đường bộ lớn, tổng mức đầu tư đã lên tới hơn 2 tỷ USD, một con số tương đương 70% thu ngân sách trong năm 2007 của Hà Nội.

Hạ tầng nông thôn cũng được cải thiện. Đường bê tông chạy tới những xã nghèo nhất ở cực Tây thành phố, nơi sinh sống của đồng bào Mường trước thuộc tỉnh Hòa Bình. Hạ tầng y tế và trường học được đầu tư đồng đều theo mặt bằng Thủ đô. Đời sống người dân nhiều nơi được cải thiện.

Sau một thập kỷ sáp nhập, quận Hà Đông là nơi "thay da đổi thịt" rõ rệt nhất với với hàng loạt dự án được triển khai xây dựng, nhiều khu đô thị mới ra đời như Văn Quán, Mỗ Lao, Xa La, Văn Phú, Lê Trọng Tấn, Dương Nội, Park City, dự án đường trục phía Nam Hà Nội…, các trường đại học, các bệnh viện quốc tế do các tập đoàn bất động sản hàng đầu xây dựng với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ USD.

Một góc các dự án nằm trên địa bàn quận Hà Đông

Một góc các dự án nằm trên địa bàn quận Hà Đông

Nhằm giảm tải sức ép giao thông lên tuyến đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) đi về Hà Đông, Hà Nội mở tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài. Tháng 10/2010, con đường này (nay là đường Tố Hữu) dài 2,7 km khánh thành được xem là tuyến đường kiểu mẫu, huyết mạch cho trục phía Tây Nam Hà Nội. Ước tính trên trục đường này hiện nay có khoảng 40 dự án cao ốc đang được xây dựng

Nhằm giảm tải sức ép giao thông lên tuyến đường Nguyễn Trãi đi về Hà Đông, Hà Nội mở tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài. Tháng 10/2010, con đường này (nay là đường Tố Hữu) dài 2,7km khánh thành được xem là tuyến đường huyết mạch cho trục phía Tây Nam Hà Nội. Ước tính trên trục đường này hiện nay có khoảng 40 dự án cao ốc đang được xây dựng

Hà Đông ngày càng phát triển và mọc lên hàng loạt các dự án khủng lồ

Hà Đông ngày càng phát triển và mọc lên hàng loạt các dự án lớn

Tuyến đường Lê Trọng Tấn là tuyến đường chiến lược của quận Hà Đông. Tuyến đường này giao với các tuyến đường khác tạo nên các nút giao thông quan trọng như: Nút giao Lê Trọng Tấn – Quang Trung, nút giao Lê Trọng Tấn – Tố Hữu, nút giao Lê Trọng Tấn – Đại lộ Thăng Long. Khu đô thị Park City nằm trên tuyến đường Lê Trọng Tấn. 

Một trong những khu vực vươn dậy mạnh mẽ sau khi Hà Tây sáp nhập Hà Nội là khu vực phường Dương Nội (quận Hà Đông) nằm cách trung tâm Hà Nội 14km, cách trung tâm Hà Đông 3km. Dương Nội trước đây là một xã trực thuộc huyện Hoài Đức, tháng 3/2006 được chuyển địa giới hành chính về thành phố Hà Đông. Sau khi Hà Đông được sáp nhập vào Hà Nội và chuyển thành quận, Dương Nội lên thành phường năm 2009. Cũng trong năm này, Khu đô thị Dương Nội được xây dựng với diện tích gần 200ha.

Khu đô thị Dương Nội được xây dựng năm 2009 sau khi thực hiện chính sách mở rộng Hà Nội

Khu đô thị Dương Nội được xây dựng năm 2009 sau khi thực hiện chính sách mở rộng Hà Nội

Dự án khu đô thị Dương Nội nhìn từ trên cao xuống

Dự án khu đô thị Dương Nội nhìn từ trên cao 

Cũng kể từ ngày 1/8/2008 khi tấm biển báo mốc địa giới phân chia Hà Tây - Hà Nội trên đường Nguyễn Trãi được dỡ, xã Yên Nghĩa tỉnh Hà Tây ngày nào nay trở thành phường Yên Nghĩa.

Từ sau khi thực hiện chính sách Hà Nội mở rộng, khu vực Yên Nghĩa được chú trọng phát triển mạnh mẽ về giao thông, đô thị. Đặc biệt, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông lại nằm trên địa bàn.

Từ sau khi thực hiện chính sách Hà Nội mở rộng, khu vực Yên Nghĩa được chú trọng phát triển mạnh mẽ về giao thông, đô thị. Đặc biệt, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông lại nằm trên địa bàn.

10 năm về Thủ đô, bên cạnh những "thay da đổi thịt" về cơ sở hạ tầng và kinh tế, nhiều nơi đất ruộng trở thành những khu đô thị bỏ hoang. Người dân xã Yên Nghĩa, tỉnh Hà Tây từng hy vọng sau khi "thay tên đổi họ",  hơn 400ha đất được thu hồi cho mục đích phát triển kinh tế địa phương sẽ trở thành cụm công nghiệp sầm uất, bệnh viện, trường đại học... giúp cải thiện đời sống cho người dân. Tuy nhiên, sau một thập kỷ, những ước mơ đó chưa trở thành hiện thực. Giờ đây, phường Yên Nghĩa tồn tại hàng loạt các dự án treo, nhiều khu đất bỏ hoang cỏ mọc, chưa hề có bóng dáng khu công nghiệp,… 

Hàng loạt đất nông nghiệp trên địa bàn phường Yên Nghĩa trở thành đất dự án

Hàng loạt đất nông nghiệp trên địa bàn phường Yên Nghĩa trở thành đất dự án

Khu vực nghĩa trang cũ của thôn Do Lộ, Yên Nghĩa nay đã trở thành Showroom ôtô

Khu vực nghĩa trang cũ của thôn Do Lộ, Yên Nghĩa nay đã trở thành Showroom ôtô

Bên cạnh sự phát triển của Yên Nghĩa thì vẫn tồn tại nhiều vấn đề, đặc biệt là nhiều dự án còn bị treo,...

Nhiều dự án được xây dang dở

bỏ hoang cỏ mọc...

Hoang vu, lạnh lẽo

nhiều khu đất mang tên đất dự án nhưng vẫn bỏ đó

Nhiều khu đất mang tên đất dự án nhưng cỏ mọc um tùm

Chất làng quê vẫn in đậm trong cuộc sống thường nhật của người dân tại Yên Nghĩa, Hà Đông

Chất làng quê vẫn in đậm trong cuộc sống thường nhật của người dân tại Yên Nghĩa, Hà Đông

Sau một thập kỷ, công cuộc xây dựng các đô thị vệ tinh vẫn còn nằm trên giấy. Thung lũng silicon Láng Hòa Lạc "dường như chưa bắt đầu". Các tuyến đường kết nối khu đô thị vệ tinh Phú Xuyên, Sơn Tây, Xuân Mai, Sóc Sơn vẫn chưa hoàn thiện.

Dự án Đầu tư Xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG Hà Nội) tại Hòa Lạc được triển khai đầu tư xây dựng từ năm 2003 với tổng quỹ đất lên đến 1.000ha. Ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển chủ đầu tư dự án Dự án Đầu tư Xây dựng ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc từ ĐHQG Hà Nội sang cho Bộ Xây dựng.

Dự án Đầu tư Xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG Hà Nội) tại Hòa Lạc được triển khai đầu tư xây dựng từ năm 2003 với tổng quỹ đất lên đến 1.000ha. Tuy nhiên, đến nay, dự án mới được đầu tư chủ yếu cho giải phóng mặt bằng và hạ tầng giao thông (Ảnh: Kháng Trần)

Mặc dù là dự án đầu tư cho giáo dục có vốn lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng sự quan tâm giải quyết những vướng mắc tại đây còn rất chậm trễ.
Phần lớn diện tích đất tại khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn đang dùng để

Mặc dù là dự án đầu tư cho giáo dục có vốn lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng sự quan tâm giải quyết những vướng mắc tại đây còn rất chậm trễ (Ảnh: Kháng Trần)

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 10 năm mở rộng địa giới hành chính ngày 28/7/2018, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, sau 10 năm mở rộng, kinh tế thủ đô tiếp tục tăng trưởng nhanh, đạt trung bình 7,41%/năm, là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước. Quy mô GRDP (Tổng sản phẩm bình quân đầu người) năm 2017 gấp 1,9 lần so với năm 2008.

Môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước được cải thiện. Niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước được nâng lên. Hà Nội được xếp trong top 10 thành phố năng động nhất thế giới.

Cùng với đó, thành phố đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển khu vực nông thôn. Bộ mặt nông thôn đổi mới một cách rõ rệt. Đến nay, đã có 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có 294/386 xã (chiếm 76,17%) đạt chuẩn nông thôn mới.

Hệ thống điện lưới quốc gia được phủ khắp các địa bàn, đảm bảo phục vụ nhu cầu điện sản xuất, sinh hoạt của người dân. Tổng nguồn vốn đã huy động đầu tư cho khu vực nông thôn giai đoạn 2008 - 2017 đạt 88.647 tỷ đồng. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao, thu nhập đến nay đạt 43,1 triệu đồng/người/năm, gấp 4,5 lần so với năm 2008.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top