Aa

Bùng nổ hạ tầng biến trung tâm mới phía Đông thành nơi đáng sống bậc nhất Hà Nội

Thứ Năm, 14/05/2020 - 06:10

Là khu vực được quy hoạch đồng bộ bậc nhất hiện nay, bất động sản phía Đông Hà Nội đang được giới đầu tư săn lùng bởi khả năng tăng trưởng bứt phá trong thời gian tới.

Cú hích từ hạ tầng nghìn tỷ, khu vực phía Đông “thay da đổi thịt” từng ngày

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, phía Đông Hà Nội bao gồm quận Long Biên, huyện Gia Lâm đang trở thành khu vực phát triển hạ tầng nhanh nhất Hà Nội. Theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu vực Đông sẽ được định hướng phát triển trở thành Trung tâm Hành chính Thương mại Quốc tế, công nghệ kỹ thuật cao, đô thị hiện đại.

Mới nhất, Chính phủ đã đồng ý đầu tư 2.540 tỷ đồng xây dựng dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 để hoàn thiện toàn bộ đường vành đai 2 của TP Hà Nội. Theo quy hoạch, Vĩnh Tuy 2 là một trong bốn cây cầu huyết mạch sẽ được xây dựng bắc qua sông Hồng và sông Đuống, là cầu Tứ Liên (vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng); cầu Trần Hưng Đạo (7.000 tỷ đồng); cầu Giang Biên (6.000 tỷ đồng).

Kết hợp với các cây cầu hiện có, hệ thống cầu này tạo thành trục giao thông xương sống xuyên suốt hai bên sông Hồng, tăng tính kết nối, giúp việc đi lại của người dân giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Đông thành phố thuận tiện hơn rất nhiều.

Phía Đông Hà Nội đang trở thành khu vực phát triển hạ tầng nhanh nhất Hà Nội.

Cùng với đó, trong lộ trình gấp rút chuẩn bị nâng cấp Gia Lâm thành quận, Hà Nội cũng đã triển khai 414 dự án trên địa bàn Gia Lâm với số vốn hơn 1.690 tỷ đồng. 75 dự án đã được hoàn thành bàn giao; 27 công trình đưa vào sử dụng; các dự án đường giao thông hạ tầng trọng điểm đang được hoàn thành như tuyến đường 5 kéo dài, nút giao đường Vành đai 3 với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường Cổ Linh, đường nhánh từ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vào Khu đô thị Vinhomes Ocean Park…

Không chỉ có lợi thế về hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội tại khu vực phía Đông đang được đầu tư phát triển năng động bậc nhất Thủ đô. Tại đây, có biển hồ nước mặn lớn nhất Việt Nam, siêu công viên giải trí VinWonders chuẩn bị được xây dựng, hệ thống các trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học quốc tế liên tục được đưa vào sử dụng, nâng chất lượng sống người dân lên tầm cao mới.

Việc được đầu tư quy hoạch bài bản và liên tục xây dựng hệ thống cầu đường đã giúp khu vực phía Đông "thay da đổi thịt". Long Biên, Gia Lâm được đầu tư mạnh mẽ do tầm quan trọng của khu vực này trong việc là cửa ngõ kết nối Thủ đô với trục kinh tế Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình...

Xu hướng dịch chuyển về trung tâm mới phía Đông Hà Nội

Sau hơn 20 năm đô thị hoá, quan điểm của người dân về nhà ở thay đổi đã mang lại sự chuyển mình rõ rệt của thị trường bất động sản. Với sự phát triển của hạ tầng giao thông, vệt loang đô thị ngày càng lớn, người dân sẵn sàng đi xa hơn, dịch chuyển ra các trung tâm mới để có được không gian sống đúng nghĩa hơn. Quan niệm nhà là nơi “để sống” thay vì là nơi “để ngủ” khiến các đại đô thị ngoài trung tâm lõi ngày càng được lựa chọn nhiều hơn.

Theo bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội, các đại đô thị này sẽ giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn cung nhà ở cho thị trường. Điểm cộng của các dự án lại này là khả năng kết nối về giao thông tốt, hạ tầng đồng bộ và tiện ích phong phú, thích hợp với các khách hàng trẻ tuổi.

Các chuyên gia nhận định, xu hướng ly tâm và cú hích từ hạ tầng chính là đòn bẩy để bất động sản khu vực phía Đông Hà Nội tăng giá, đặc biệt là các dự án đô thị mới ở Gia Lâm.

Các đại đô thị do các chủ đầu tư lớn kiến tạo ở phía Đông giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành một cực phát triển mới cho Thủ đô.

Ông Dương Đức Hiển, cựu Giám đốc bộ phận Kinh doanh nhà ở miền Bắc & miền Trung Savills Việt Nam cho rằng, phía Đông thủ đô đang đón nhận sự chuyển dịch rất mạnh mẽ, bên cạnh khu vực phía Tây (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm) đã sôi động vài năm qua. Khu vực này hiện được nhiều đại gia lớn trong ngành bất động sản đầu tư xây dựng các đại đô thị như Vingroup, MIK Group, Him Lam,... thu hút số lượng lớn khách hàng trong phân khúc cao cấp về ở và sinh sống.

“Với thế mạnh về cơ sở hạ tầng cũng như giao thông, khu vực phía Đông Hà Nội thu hút nhiều sự quan tâm không chỉ của khách hàng đầu tư về bất động sản nhà ở, mà cả các khách hàng có nhu cầu về cho thuê và các khách hàng có nhu cầu tìm kiếm để đặt trung tâm văn phòng”, ông Hiển cho hay.

Đặc biệt với định hướng quy hoạch trong tương lại, các đại đô thị sẽ được xây dựng dọc theo cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (giữa Quốc lộ 5 cũ và cao tốc mới), kéo dài từ Hà Nội xuống Hưng Yên. Quy hoạch ấy mang tới sự gia tăng giá trị bất động sản cùng tính thanh khoản rất tốt ở những đô thị mới này, khi nhà đầu tư dễ dàng mua bán hoặc cho thuê nhờ giao thông thuận lợi giữa các thành phố.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top