1. Tổng quan về tỉnh Long An
Trước khi tìm hiểu xem Long An có mấy huyện, các huyện của Long An là những huyện nào, hãy cùng xem tỉnh Long An ở đâu và có những đặc điểm gì nổi bật về vị trí địa lý, dân số nhé.
Vị trí tỉnh Long An – Long An thuộc miền nào?
Long An là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (hay Tây Nam Bộ, miền Tây). Đây cũng là tỉnh duy nhất trong khu vực có ranh giới giáp với TP.HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 55km theo hướng Quốc lộ N2/CT02.
Về ranh giới địa lý, tỉnh Long An tiếp giáp với:
Phía Đông: Giáp TP.HCM.
Phía Tây: Giáp tỉnh Đồng Tháp.
Phía Nam: Giáp tỉnh Tiền Giang.
Phía Bắc: Giáp Tây Ninh và Campuchia với đường biên giới dài khoảng 137,7km.
Vị trí tỉnh Long An trên bản đồ nước ta
Bản đồ tỉnh Long An nhìn từ vệ tinh
Đặc điểm về dân số – tỉnh Long An rộng bao nhiêu?
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2022, Long An là tỉnh đứng thứ 3 về diện tích và thứ 13 về dân số so với cả nước. Cụ thể:
Tên đơn vị: |
Tỉnh Long An |
Khu vực: |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Dân số: |
1.790.800 |
Diện tích: |
4.494,79km² |
Mật độ dân số: |
398 người/km² |
Biển số xe: |
0272 |
Thông tin tổng quan tỉnh Long An
2. Các huyện của Long An gồm những huyện nào?
Về hành chính, tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 1 thành phố, 1 thị xã, 13 huyện. Trong đó:
1 thành phố tỉnh lỵ là Tân An, được công nhận là đô thị loại II năm 2019.
1 thị xã Kiến Tường, được công nhận là đô thị loại III năm 2023.
Các huyện của Long An gồm: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc và Châu Thành.
Bản đồ hành chính tỉnh Long An
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2021, thành phố, thị xã và các huyện của tỉnh Long An có diện tích và dân số như sau:
Đơn vị hành chính |
Dân số (người) |
Diện tích (km2) |
Thành phố Tân An |
147.499 |
81,73 |
Thị xã Kiến Tường |
45.171 |
204,36 |
Huyện Bến Lức |
184.936 |
287,86 |
Huyện Thủ Thừa |
99.320 |
299,1 |
Huyện Cần Giuộc |
219.653 |
215,1 |
Huyện Cần Đước |
195.604 |
220,49 |
Huyện Châu Thành |
111.825 |
155,24 |
Huyện Tân Trụ |
69.603 |
106,36 |
Huyện Đức Hòa |
315.711 |
425,11 |
Huyện Đức Huệ |
67.026 |
428,92 |
Huyện Thạnh Hóa |
56.700 |
467,86 |
Huyện Mộc Hóa |
79.455 |
422,85 |
Huyện Vĩnh Hưng |
28.366 |
299,95 |
Huyện Bến Lức |
52.612 |
378,12 |
Huyện Thủ Thừa |
53.925 |
501,88 |
Đặc điểm dân số, diện tích các huyện Long An
3. Tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Long An
Cùng với việc tìm hiểu danh sách các huyện Long An, nếu bạn đang quan tâm đến thị trường này thì có thể tham khảo thêm những đánh giá về tiềm năng phát triển của tỉnh dưới đây.
Theo đó, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời tiếp giáp với TP.HCM, tỉnh Long An có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đa lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, du lịch, thương mại, dịch vụ,…
Vị trí
Long An nằm ở vị trí chiến lược, cửa ngõ giao thương giữa TP.HCM và khu vực Đông Nam Bộ với các tỉnh miền Tây. Nhờ đó mà nền kinh tế tỉnh nhanh chóng có những bước nhảy vọt, đặc biệt là hoạt động sản xuất công thương nghiệp và lĩnh vực bất động sản.
Long An là nơi đón đầu xu thế giãn dân ra vùng ven của TP.HCM. Cùng ranh giới với trung tâm đô thị phát triển bậc nhất nước nên ít nhiều Long An cũng được hưởng lợi cơ sở hạ tầng, công trình giao thông từ các khu đô thị hiện đại mở rộng của thành phố.
Với lợi thế này, tỉnh Long An đã và đang bước vào giai đoạn ổn định và phát triển, các hoạt động giao lưu hàng hóa, thương mại diễn ra sôi nổi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và các lĩnh vực khác, nhất là đầu tư.
Đồng thời, với đường biên giới dài 137,7km, tỉnh còn có thể phát huy kinh tế cửa khẩu, giao lưu thương mại, dịch vụ, du lịch, văn hóa,… với vương quốc Campuchia.
Văn hóa – du lịch
Phần diện tích đất của tỉnh Long An nằm trải dài theo 2 triền sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây nổi bật với nền văn hóa cổ Óc Eo tại huyện Đức Hòa. Nơi đây còn quy tụ nhiều khu di tích lịch sử từ thời cổ tới kim, trong đó có 16 di tích được công nhận cấp quốc gia.
Ngoài ra, tỉnh còn nổi tiếng với những cánh đồng sen rộng lớn, rừng tràm cổ thụ bạt ngàn với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, các lễ hội, làng nghề truyền thống và những món ăn đặc sản mang đậm chất quê,… Đây chính là một trong những thế mạnh vượt trội thu hút khách du lịch đến với tỉnh Long An.
Long An nổi tiếng với những cảnh đẹp thanh bình miền sông nước – trong ảnh là Làng nổi Tân Lập
Bên cạnh thắc mắc các huyện của tỉnh Long An là những huyện nào, nếu bạn đang thắc mắc Long An có biển không thì câu trả lời là KHÔNG nhé! Long An chỉ gián tiếp giáp biển thông qua sông Soài Rạp. Đây là sông thuộc tỉnh Long An và đổ trực tiếp ra Biển Đông.
4. Quy hoạch tỉnh Long An giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050
Ngoài việc cập nhật danh sách các huyện của Long An, Batdongsan.com.vn cũng sẽ thông tin đến bạn đọc những thông tin quy hoạch mới nhất mới nhất về tỉnh như sau.
Ngày 13/06/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 686/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên toàn bộ địa phận tỉnh với tổng diện tích đất tự nhiên là 4.494,8km2.
Mục tiêu
Mục tiêu của kế hoạch đến năm 2030, tỉnh Long An trở thành:
Trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam.
Vùng cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị – công nghiệp cùng vùng Tây Nam Bộ, kết nối chặt chẽ các tỉnh vùng Đông Nam Bộ với TP.HCM.
Đầu mối hợp tác, giao thương quan trọng giữa khu vực với Campuchia.
Hình thành các hành lang kinh tế, vùng, trung tâm phát triển và đô thị động lực đồng thời thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Đảm bảo công tác quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, mang lại cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc cho người dân trên địa bàn tỉnh nói riêng và khu vực phía Nam nói chung.
Tầm nhìn đến năm 2050, Long An sẽ trở thành:
Tỉnh có nền công nghiệp phát triển hàng đầu trong nước và là cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của vùng Tây Nam Bộ, tốc độ phát triển và tăng trưởng ở tất cả các lĩnh vực sẽ tương đương với vùng Đông Nam Bộ.
Chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, môi trường sống trong lành, luôn chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng được củng cố, kỷ cương và văn minh.
Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Long An trở thành đô thị vệ tinh của TP.HCM
Mô hình phát triển
Theo kế hoạch, tỉnh sẽ phát triển theo mô hình:
1 trung tâm;
2 hành lang kinh tế;
3 vùng kinh tế – xã hội;
6 trục động lực.
Trong đó:
Thành phố Tân An sẽ trở thành đô thị vệ tinh của TP.HCM và là trung tâm chính trị – hành chính – thương mại – dịch vụ – công nghiệp công nghệ cao và hiện đại .
Hai hành lang kinh tế gồm: Đường Vành đai 3 – 4 và hành lang phát triển phía Nam dọc theo trục động lực liên tỉnh từ TP.HCM đi qua tỉnh Long An và kết nối với tỉnh Tiền Giang (qua trục quốc lộ 50B).
3 vùng kinh tế – xã hội gồm:
Tên vùng |
Phạm vi |
Nhiệm vụ |
Vùng đô thị và công nghiệp |
Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, một phần huyện Tân Trụ, thành phố Tân An, một phần huyện Thủ Thừa và huyện Châu Thành. |
– Khu vực Bến Lức – Tân An và các đô thị công nghiệp ở các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước sẽ tập trung phát triển đô thị và công nghiệp tổng hợp, tạo thành hành lang phát triển đô thị trung tâm. – Các huyện Cần Giuộc, Cần Đước sẽ chú trọng phát triển khu kinh tế. – Các huyện Châu Thành, Tân Trụ và thành phố Tân An đầu tư phát triển nông nghiệp ven đô, chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao. |
Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và kinh tế cửa khẩu |
Thị xã Kiến Tường và các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, một phần huyện Thủ Thừa |
– Phát triển dịch vụ, công nghiệp tại khu kinh tế cửa khẩu. – Phát triển du lịch sinh thái gắn với cảnh quan đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, gắn kết chặt chẽ với du lịch của tỉnh Long An với du lịch Đồng Tháp Mười.- Phát triển thị xã Kiến Tường là trung tâm vùng Đồng Tháp Mười. |
Vùng đệm sinh thái |
Huyện Đức Huệ, một phần huyện Thủ Thừa và một phần huyện Tân Trụ |
– Chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.- Ưu tiên dành quỹ đất cho phát triển công nghiệp, đô thị sinh thái, khu trung chuyển nội tỉnh. |
3 vùng kinh tế xã hội theo Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050
6 trục động lực gồm:
Trục động lực |
Điểm gắn kết |
Trục động lực Vành đai 3 – Vành đai 4 |
Kết nối tỉnh Long An với vùng Đông Nam Bộ – TP.HCM; kết nối sân bay Quốc tế Long Thành – cảng Long An |
Trục động lực quốc lộ 50B |
Kết nối TP.HCM – Long An – Tiền Giang |
Trục động lực song hành quốc lộ 62 |
Kết nối thành phố Tân An – khu kinh tế cửa khẩu Long An – vùng Đồng Tháp Mười |
Trục động lực Mỹ Quý Tây – Lương Hòa – Bình Chánh |
Kết nối cửa khẩu Mỹ Quý Tây – vùng đô thị, công nghiệp ở huyện Bến Lức và TP.HCM |
Trục động lực quốc lộ N1 |
Kết nối Long An với vùng đồng bằng sông Cửu Long – vùng Đông Nam Bộ – vùng Tây Nguyên |
Trục động lực Đức Hòa |
Kết nối cửa khẩu Quốc gia Mỹ Quý Tây và các khu công nghiệp, đô thị vùng huyện Đức Hòa, Bến Lức với TP.HCM |
6 trục động lực kết nối liên kết vùng thuộc tỉnh Long An
Chú trọng đầu tư, phát triển đô thị
Hiện nay, tỉnh Long An đang chú trọng đầu tư hệ thống đô thị hiện đại, đồng bộ và đô thị sinh thái thông minh. Mục tiêu đến năm 2030, Long An có 27 đô thị các loại trong đó:
Thành phố Tân An sẽ trở thành đô thị loại I, giữ vai trò là trung tâm thương mại, dịch vụ và công nghiệp.
Thị xã Kiến Tường trở thành đô thị loại II và là trung tâm vùng Đồng Tháp Mười gắn với khu kinh tế cửa khẩu Long An, có vai trò động lực, thúc đẩy hoạt động công nghiệp, logistics, chế biến nông sản, kinh tế biên mậu với Campuchia.
Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa trở thành đô thị loại III và là các đô thị vệ tinh đảm nhận nhiệm vụ giảm tải về áp lực dân số, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho TP.HCM.
Các thị trấn Cần Đước, Đông Thành, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Tầm Vu trở thành đô thị loại IV.
Rạch Kiến, Long Cang, Long Hựu Đông, Long Trạch, Mỹ Quý Tây, Bình Hòa Nam, Hưng Điền B, Khánh Hưng, Thái Bình Trung, Bình Phong Thạnh, Hậu Thạnh Đông, Tân Long, Lạc Tấn trở thành đô thị loại V.
Các dự án phát triển hạ tầng giao thông trọng điểm
Theo Sở GTVT Long An, giai đoạn từ 2021 – 2025, tỉnh sẽ thực hiện các công trình giao thông trọng điểm với tổng vốn đầu tư ước tính lên đến gần 30.000 tỷ đồng. Trong đó, tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4 và Vành đai thành phố Tân An là 3 công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tỉnh Long An cũng như các vùng liên kết.
Tiến độ một số dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh Long An:
Dự án |
Quy mô, tiến độ |
Đường Vành đai 3 – TP.HCM |
Đoạn qua tỉnh Long An với tổng chiều dài 6,84 km. Về tiến độ xây dựng, đến nay, các nhà thầu đã hoàn thiện các thủ tục ban đầu, xây dựng lán trại, nhà điều hành, trạm thí nghiệm hiện trường, đào đắp khuôn đường công vụ và mặt bằng, sẵn sàng cho quá trình triển khai thi công. |
Đường vành đai 4 – ĐT.830E |
Điểm đầu tại nút giao cao tốc TP.HCM – Trung Lương (Bến Lức), điểm cuối tại nút giao với ĐT.830 (Cần Đước) với tổng chiều dài 9,351km, tổng mức đầu tư ban đầu là 3.307 tỷ đồng. Từ giữa tháng 4/2023, dự án đã chính thức được khởi công và dự kiến hoàn thành vào năm 2025. |
Đường Vành đai thành phố Tân An |
Tổng chiều dài 23km với chi phí đầu tư là 937 tỷ đồng. Tính đến 4/2023, đoạn từ Quốc lộ 1A đến ĐT.827a đã đi vào hoạt động, các hạng mục còn lại vẫn đang gấp rút thi công để kịp thông xe vào cuối năm 2023. |
Tuyến quốc lộ 50B: Kết nối TP.HCM – Long An – Tiền Giang |
Tỉnh đang huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng các tuyến đường dẫn vào các cầu trên ĐT.827E. |
Dự án nâng cấp, mở rộng ĐT.833 và sửa chữa cầu Tổng Uẩn |
Hiện đã thảm nhựa được 2,2/2,76km và đang xây dựng lan can bê tông, bản mặt cầu, tiến độ đạt 82%. |
Đường Mỹ Quý Tây – Lương Hòa – Bình Chánh |
Kết nối cửa khẩu Mỹ Quý Tây – vùng đô thị, công nghiệp ở huyện Bến Lức và TP.HCM, dài 6,2km, tổng vốn hơn 2.270 tỷ đồng. Hiện dự án vẫn đang trong quá trình làm thủ tục và các bước đầu tư. |
Đường Hựu Thạnh – Tân Bửu |
Có điểm đầu giao với đường kết nối ĐT.830 với đường Hải Sơn – Tân Đô và điểm cuối tại cầu Tân Bửu với chiều dài dự kiến là 12,8km. |
Đường tỉnh 827E (ĐT.827E) |
Dự án có chiều dài hơn 35 km, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 16.500 tỷ đồng. Trên tuyến đường có 3 cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây và sông Cần Giuộc. Về tiến độ, phấn đấu hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, bắt đầu tiến hành giải phóng mặt bằng trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 và triển khai song song với tiến độ triển khai dự án 03 cầu trên ĐT.827E khi được phân bổ vốn. |
Dự án xây dựng 3 cầu trên ĐT.827E |
Hiện Sở GTVT đang triển khai lập hồ sơ nghiên cứu nguồn vốn khả thi cho dự án. Cuối tháng 06/2023, UBND tỉnh đã ký đề xuất gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Dự kiến Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề xuất dự án trong đầu Quý IV/2023, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tháng 3/2024, phê duyệt dự án tháng 9/2024 và ký kết Hiệp định vay vốn tháng 3/2025. |
Các dự án phát triển hạ tầng giao thông trọng điểm tại Long An
Quy hoạch cảng biển quốc tế Long An
Hiện nay, kế hoạch Quy hoạch cảng biển quốc tế tỉnh Long An vào danh sách các cảng hàng quá cảnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khu bến cảng Cần Giuộc cảng biển Long An Cảng có diện tích 147ha, thuộc xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An, có phạm vi từ hạ lưu kênh lộ đến ngã ba sông Cần Giuộc.
Dự án này nằm trong dự án tổng thể 1.935ha, gồm: cụm cảng quốc tế Long An (147ha), Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An (396ha), Trung tâm dịch vụ logistics (239ha), khu đô thị cảng quốc tế Long An (1145ha)
Cảng biển quốc tế Long An có chức năng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực, tiếp nhận tàu trong nước và nước ngoài có tải trọng 70.000 tấn hoặc lớn hơn thực hiện các dịch vụ hàng hóa phù hợp với quy mô cảng biển đã phê duyệt, có bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí.
Cảng Quốc tế Long An
Bên cạnh kế hoạch Quy hoạch cảng biển quốc tế, Long An cũng đang đầu tư nhiều dự án phát triển công nghiệp và dịch vụ khác bao gồm: quy hoạch khu kinh tế 3.200ha xoay quanh cảng quốc tế Long An, đồng thời kêu gọi đầu tư cho các dự án kinh tế trọng điểm gồm khu kinh tế cửa khẩu Long An (13.080ha); Khu công nghiệp Phú An Thạnh (1.000ha), Việt Phát (918ha), Prodezi (400ha); khu tiếp nhận kho vận – logistics tại Cảng quốc tế Long An (147ha); trung tâm kho vận và dịch vụ logistics ở Bến Lức (10ha)…
5. Đánh giá thị trường bất động sản tỉnh Long An
Hiện nay, thị trường nhà đất Long An đang có nhiều khởi sắc, các dự án nhà phố, biệt thự được quan tâm nhờ các dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội tỉnh trong giai đoạn 2021 – 2030. Đây chính là một trong những điểm mạnh giúp tỉnh Long An bứt phá trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
Theo các nhà đầu tư, giá đất trên địa bàn tỉnh Long An hiện vẫn đang ở mức trung bình so với các khu vực lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai trong khi quỹ đất lại rất dồi dào.
Trong đó, các huyện của Long An có thị trường bất động sản sôi nổi phải kể đến huyện Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc. Loại hình bất động sản đang được ưa chuộng chủ yếu là nhà phố, biệt thự và đất nền.
Các dự án nổi bật tại Long An có thể kể đến như: Five Star Eco City (Cần Giuộc); Waterpoint (Bến Lức); Trần Anh Riverside; Phúc An City (Đức Hòa),… Ngoài ra, trong thời gian tới, tỉnh sẽ là nơi nghỉ chân của nhiều “ông trùm” bất động sản, điển hình là Tập đoàn Ecopark đã được cấp giấy phép xây dựng khu du lịch sinh thái, thương mại và du lịch trên địa bàn huyện Bến Lức với quy mô 220 ha và tổng vốn đầu tư ban đầu dự kiến là 16.981 tỉ đồng.
Một số doanh nghiệp lớn cũng đã ký văn bản ghi nhớ dự án như: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn BIM Group, Tập đoàn MIK Group, Công ty Phú Mỹ Hưng, Công ty Hoàn Cầu Long An, Công ty Samsung Engineering, Công ty Green Royal,…
Bất động sản tỉnh Long An hứa hẹn sẽ nở rộ trong thời gian tới
Trên đây Batdongsan.com.vn đã cung cấp thông tin về các huyện của Long An cũng như những đánh giá khách quan về thị trường bất động sản tại đây. Có thể thấy, thị trường bất động sản Long An hứa hẹn sẽ có nhiều đột phá và bùng nổ trong tương lai. Tuy nhiên, cơ hội càng lớn thì rủi ro càng cao. Vì vậy, trước khi quyết định chi tiền thì các nhà đầu tư cần tìm hiểu, sàng lọc thông tin, đặc biệt là xem xét kỹ lưỡng các vấn đề liên quan đến pháp lý để tránh những rủi ro về sau.