Aa

Cận cảnh công trình sai phạm 8B Lê Trực gần 5 năm chưa xử lý xong làm “nóng” Quốc hội

Thứ Năm, 06/06/2019 - 06:00

Mặc dù, Hà Nội đã bắt đầu phá dỡ sai phạm tại công trình 8B Lê Trực (quận Ba Đình) từ tháng 11/2015, nhưng đã gần 5 năm trôi qua, sai phạm tại công trình này vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Sáng nay (5/6), kết thúc phiên chất vấn Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã thẳng thắn chỉ rõ, về việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại dự án số 8B Lê Trực (phường Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội) thuộc trách nhiệm của UBND TP. Hà Nội. Nhiều lần Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu UBND TP. Hà Nội xử lý nghiêm sai phạm của công trình này. UBND TP. Hà Nội cũng đã tập trung xử lý, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa xong.

Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Xây dựng cùng với các cơ quan liên quan phối hợp với UBND TP. Hà Nội xử lý dứt điểm những sai phạm trong xây dựng công trình đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người dân trong quá trình xử lý cũng như trong quá trình sử dụng công trình, bảo đảm không gian kiến trúc cảnh quan khu vực.

Trước đó, tại phiên chất vấn chiều ngày 4/6, trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng (tỉnh Bình Dương) về việc xử lý vi phạm tại công trình 8B Lê Trực, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng khẳng định đây là trách nhiệm của TP. Hà Nội. Bộ trưởng thông tin, TP. Hà Nội đang thực hiện công tác cưỡng chế, phá dỡ phần vi phạm theo giấy phép. Hiện tại, việc phá dỡ các tầng vi phạm theo chiều ngang đã được thực hiện. Tuy nhiên, việc phá dỡ phần vi phạm theo chiều dọc còn gặp khó khăn.

“Cắt một số diện tích của các tầng theo chiều dọc có liên quan đến kết cấu và khả năng chịu lực của công trình. Bộ Xây dựng sẽ sử dụng các đơn vị của Bộ hỗ trợ nếu TP. Hà Nội yêu cầu để có đánh giá chính xác và đưa ra phương án xử lý hợp lý nhất", ông Hà trả lời.

Không hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng đã giơ biển tranh luận.

“Tôi thấy sự lúng túng của Bộ rất rõ. Khi nói về việc xử lý sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực thì Bộ trưởng có nói là nếu như Hà Nội yêu cầu thì Bộ mới phối hợp. Như thế là không đúng với vị trí của một Bộ quản lý Nhà nước”, đại biểu Hồng tranh luận.

“Bộ trưởng chia sẻ sai phạm đã có, vậy cử tri muốn biết bao giờ thì xử lý được những vấn đề đó? Tại sao trách nhiệm lại bị đưa về chính quyền địa phương? Trong thảo luận ở tổ, nhiều đại biểu cùng lãnh đạo địa phương phản ánh việc tham mưu cho Chính phủ giải quyết những vấn đề ở địa phương đang rất yếu. Có khó mới hỏi đến các Bộ nhưng các Bộ lại trích dẫn những văn bản quy phạm pháp luật và còn gây khó hơn cho địa phương cho nên câu trả lời của Bộ trưởng thì có lẽ phải đến tầm Chính phủ”, đại biểu Hồng bức xúc.

Đại biểu Hồng cũng đề nghị Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có cam kết xử lý sai phạm tại nhà 8B Lê Trực.

Về tranh luận này, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết, từ tháng 8/2017, Bộ đã có văn bản đôn đốc Hà Nội thực hiện biện pháp và khắc phục hậu quả sai phạm của dự án, đảm bảo kết cấu chịu lực và an toàn cho người dân. Bộ cũng đã giao Cục Giám định Nhà nước cùng với Sở Xây dựng đánh giá kết cấu chịu lực. "Chúng tôi luôn chủ động phối hợp với Hà Nội để giải quyết. Nếu Hà Nội tiếp tục có yêu cầu gì thì chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ", ông Hà nói.

Cũng theo ghi nhận của PV, vào ngày 6/5, công trình 8B Lê Trực đang được rào tôn tạm bợ xung quanh và có 2 nhóm bảo vệ túc trực thường xuyên. Ngoài ra, phía trong công trình này không có hoạt động thi công, sinh sống nào khác.

Sở hữu vị trí vàng nhưng do thi công sai phạm, công trình 8B Lê Trực đang trở thành

Sở hữu vị trí vàng nhưng do thi công sai phạm, công trình 8B Lê Trực đang trở thành "điểm đen" vi phạm trật tự xây dựng cả nước.

Thế nhưng, sau khi bị cơ quan chức năng phát hiện ra hàng loạt sai phạm, công trình này buộc phải dừng thi công toàn bộ. Từ cuối năm 2015, cơ quan chức năng đã tiến hành phá dỡ tầng 19 của toà nhà nhưng tới nay đã gần 5 năm trôi qua, công trình này vẫn chưa khắc phục xong hết sai phạm và đang “bất động”.

Thế nhưng, sau khi bị cơ quan chức năng phát hiện ra hàng loạt sai phạm, công trình này buộc phải dừng thi công toàn bộ. Từ cuối năm 2015, cơ quan chức năng đã tiến hành phá dỡ tầng 19 của toà nhà nhưng tới nay đã gần 5 năm trôi qua, công trình này vẫn chưa khắc phục xong hết sai phạm và đang “bất động”.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND TP. Hà Nội khẳng định: Vi phạm TTXD tại số 8B Lê Trực là vụ việc phức tạp, nghiêm trọng. Hà Nội đã và đang gặp nhiều khó khăn trong việc phá dỡ giai đoạn 2 gồm tầng 17 và 18 của dự án nhưng sẽ xử lý dứt điểm. Đặc biệt, Hà Nội cho biết sẽ yêu cầu các đơn vị như Cục Thuế Hà Nội, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội phối hợp cung cấp hồ sơ chuyển cơ quan cảnh sát điều tra để xem xét, tiến hành điều tra các sai phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan tại dự án 8B Lê Trực...

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND TP. Hà Nội khẳng định: Vi phạm TTXD tại số 8B Lê Trực là vụ việc phức tạp, nghiêm trọng. Hà Nội đã và đang gặp nhiều khó khăn trong việc phá dỡ giai đoạn 2 gồm tầng 17 và 18 của dự án nhưng sẽ xử lý dứt điểm. Đặc biệt, Hà Nội cho biết sẽ yêu cầu các đơn vị như Cục Thuế Hà Nội, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội phối hợp cung cấp hồ sơ chuyển cơ quan cảnh sát điều tra để xem xét, tiến hành điều tra các sai phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan tại dự án 8B Lê Trực...

Trước đó, theo kết quả kiểm tra của liên ngành TP. Hà Nội, công trình 8B Lê Trực có nhiều sai phạm so với giấy phép xây dựng đã được cấp. Cụ thể, công trình được cấp phép xây dựng cao 53m nhưng chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69m (vượt 16m, tương đương 5 tầng). Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000m2, tăng trên 6.000m2 so với giấy phép.

Trước đó, theo kết quả kiểm tra của liên ngành TP. Hà Nội, công trình 8B Lê Trực có nhiều sai phạm so với giấy phép xây dựng đã được cấp. Cụ thể, công trình được cấp phép xây dựng cao 53m nhưng chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69m (vượt 16m, tương đương 5 tầng). Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000m2, tăng trên 6.000m2 so với giấy phép.

Tiếp đó, từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36m so với khối đế, song chủ đầu tư đã xây thẳng đến mái.

Tiếp đó, từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36m so với khối đế, song chủ đầu tư đã xây thẳng đến mái.

Phần giật cấp đầu hồi phía Đông theo thiết kế từ độ cao 44m công trình giật cấp vào 15m và tại độ cao 50m giật cấp tiếp thêm 5,3m về phía Tây, nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng.

Phần giật cấp đầu hồi phía Đông theo thiết kế từ độ cao 44m công trình giật cấp vào 15m và tại độ cao 50m giật cấp tiếp thêm 5,3m về phía Tây, nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng.

Tháng 11/2015, TP. Hà Nội bắt đầu phá dỡ sai phạm tại công trình 8B Lê Trực, gần 1 năm sau thì hoàn thành giai đoạn 1, cắt xong tầng 19. Sau khi phá dỡ xong tầng 19 (giai đoạn 1) sẽ tiếp tục xây dựng phương án phá dỡ giai đoạn 2 (phá dỡ đối với phần khoảng lùi - giật cấp).

Tháng 11/2015, TP. Hà Nội bắt đầu phá dỡ sai phạm tại công trình 8B Lê Trực, gần 1 năm sau thì hoàn thành giai đoạn 1, cắt xong tầng 19. Sau khi phá dỡ xong tầng 19 (giai đoạn 1) sẽ tiếp tục xây dựng phương án phá dỡ giai đoạn 2 (phá dỡ đối với phần khoảng lùi - giật cấp).

Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, từ tháng 10/2016, các đơn vị liên quan đã hoàn thành việc phá dỡ giai đoạn 1 (tầng 19) tòa nhà 8B Lê Trực. Tuy nhiên, đến nay, các đơn vị liên quan của Hà Nội vẫn đang nghiên cứu phương án xử lý giai đoạn 2 của tòa nhà 8B Lê Trực. Điều đáng nói, gần hai năm qua, các sở ngành và đơn vị thiết kế vẫn chưa đưa ra được thiết kế phá dỡ giai đoạn 2.

Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, từ tháng 10/2016, các đơn vị liên quan đã hoàn thành việc phá dỡ giai đoạn 1 (tầng 19) tòa nhà 8B Lê Trực. Tuy nhiên, đến nay, các đơn vị liên quan của Hà Nội vẫn đang nghiên cứu phương án xử lý giai đoạn 2 của tòa nhà 8B Lê Trực. Điều đáng nói, gần hai năm qua, các sở ngành và đơn vị thiết kế vẫn chưa đưa ra được thiết kế phá dỡ giai đoạn 2.

Thế nhưng, việc thực hiện giai phá dỡ giai đoạn 2 công trình 8B Lê Trực vẫn rơi vào cảnh

Thế nhưng, việc thực hiện giai phá dỡ giai đoạn 2 công trình 8B Lê Trực vẫn rơi vào cảnh "bế tắc".

Công ty CP Hạ tầng Phương Bắc, đơn vị được giao thực hiện phá dỡ sai phạm tại công trình 8B Lê Trực (Hà Nội), cho biết công trình 8B Lê Trực có kết cấu dầm treo, không phải là một công trình kết cấu bình thường. Do đó, việc phá dỡ giai đoạn 2 nếu tiến hành thì phải phá bỏ cả tòa nhà.

Công ty CP Hạ tầng Phương Bắc, đơn vị được giao thực hiện phá dỡ sai phạm tại công trình 8B Lê Trực (Hà Nội), cho biết công trình 8B Lê Trực có kết cấu dầm treo, không phải là một công trình kết cấu bình thường. Do đó, việc phá dỡ giai đoạn 2 nếu tiến hành thì phải phá bỏ cả tòa nhà.

Theo chia sẻ của người dân sống gần toà nhà 8B Lê Trực cho biết, công trình nhiều năm không được hoàn thiện đang khiến bộ mặt đô thị tuyến phố này lúc nào cũng nhếch nhác. Trước đó, cũng có nhiều người mua nhà tại công trình này căng băng rôn, khẩu hiệu xung quanh khu vực tòa nhà yêu cầu thực hiện thi công công trình cho đúng tiến độ.

Theo chia sẻ của người dân sống gần toà nhà 8B Lê Trực cho biết, công trình nhiều năm không được hoàn thiện đang khiến bộ mặt đô thị tuyến phố này lúc nào cũng nhếch nhác. Trước đó, cũng có nhiều người mua nhà tại công trình này căng băng rôn, khẩu hiệu xung quanh khu vực tòa nhà yêu cầu thực hiện thi công công trình cho đúng tiến độ.

Liên quan tới việc xử lý sai phạm công trình 8B Lê Trực, tại Hội thảo “Quản lý phát triển công trình cao tầng khu vực nội đô lịch sử mở rộng TP. Hà Nội” tổ chức vào cuối tháng 10/2018, ông Trần Việt Trung, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, việc xử lý sai phạm tại công trình 8B Lê Trực đã nhận được ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và nhiều đơn vị chức năng liên quan. Công trình có mấy sai phạm gồm: chiều cao, diện tích sàn, số tầng.

Theo ông Trung, nguyên nhân dẫn để xảy ra sai phạm tại công trình 8B Lê Trực là do giai đoạn đầu khi cơ quan chức năng cấp phép công trình được cao 70m và chủ đầu tư đã thiết kế ở một công trình khoảng 70m. Nhưng sau này, khi cơ quan chức năng xem xét lại vấn đề, thì mới thấy rằng công trình này cao 70m là không ổn, phải giảm xuống 53m.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng, hiện nay, chủ đầu tư đang đưa ra cái cớ, là họ được cấp 18 tầng thì cơ quan chức năng cắt tầng tum và tầng 19 rồi, giờ phải trả cho họ công trình 18 tầng. Nhưng thực chất công trình này vẫn đang vượt chiều cao.

“Cái lúng túng ở chỗ là nếu xử lý đúng theo giấy phép là phải cắt giật cấp, nhưng cắt giật cấp thì kết cấu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì thế, vừa qua Hà Nội quyết định thống nhất cho phép tiếp tục cắt ngang và giảm chiều cao. Nếu cắt 2 tầng 17, 18 thì diện tích sàn mà chủ đầu tư vi phạm vẫn còn dư. Và dự kiến phần dư đó sẽ giải quyết nộp phạt”, ông Trung nói.

Chia sẻ thêm về việc xử lý công trình sai phạm 8B Lê Trực này, ông Trung cho biết, trong quá trình làm việc, chủ đầu tư không cung cấp được cho cơ quan chức năng được các hồ sơ thiết kế công trình. Nếu không có hồ sơ đó, thì các đơn vị không thể đưa ra được giải pháp xử lý.

“Vừa rồi, chúng tôi đã mời chủ đầu tư lên và giải thích cũng như các yếu tố để vận động. Đến thời điểm này, chủ đầu tư đang hợp tác với chúng tôi và chủ động làm việc với các cơ quan tư vấn, chuyên gia trường Đại học Xây dựng để tìm ra phương án thực hiện xử lý sai phạm giai đoạn 2”, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top