Aa

Cận cảnh máy cắt kim cương phá dỡ sai phạm nhà 8B Lê Trực

Thứ Sáu, 30/09/2016 - 08:05

Đơn vị thi công tiến hành dùng máy cắt dây kim cương để cắt phá hệ thống dầm, cột bê tông, tum thang máy nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý sai phạm nhà 8B Lê Trực theo đúng cam kết đưa ra.

Thông tin từ Tập đoàn Phương Bắc cho biết, ngày 27/9, đơn vị đã hoàn tất lắp dựng cần trục tháp, đưa máy cắt kim cương lên tầng 19 để cắt phần dầm, cột.
Toàn bộ bê tông sàn mái tầng 19 đã được phá dỡ.

Toàn bộ bê tông sàn mái tầng 19 được phá dỡ.

Phần dầm, cột sau khi cắt thành từng đoạn, được vận chuyển xuống đất bằng cần trục tháp. Để bảo đảm an toàn, quận Ba Đình, phường Điện Biên đã cho ngăn đường, cấm phương tiện qua lại khu vực thi công. Theo kế hoạch, việc phá dỡ tầng 19 (giai đoạn I) sẽ hoàn thành trước ngày 30/10. Trước đó, Tập đoàn Phương Bắc đã phá dỡ toàn bộ sàn bê tông tầng 19. Quận Ba Đình đã tạm ứng 3 tỷ đồng cho nhà thầu phá dỡ công trình vi phạm này.
Cẩu trục tháp được lắp đặt.

Cẩu trục tháp được lắp đặt.

Nhờ có hệ thống cẩu trục tháp vừa lắp đặt, sau khi việc cắt khúc được hoàn tất trên tầng 19, các khối bê tông cốt thép được chuyển xuống ngay dàn xe tải được bố trí ở mặt tiền toà nhà 8B Lê Trực, đoạn phố Trần Phú – Kim Mã.

Hệ thống dầm thép gỉ sét vẫn ngổn ngang trên tầng 19.

Hệ thống dầm thép gỉ sét vẫn ngổn ngang trên tầng 19.

Để phá dỡ, Công ty CP Phương Bắc phải dùng máy hàn xì cắt từng mảng thép.

Để phá dỡ, Công ty CP Phương Bắc phải dùng máy hàn xì cắt từng mảng thép.

Máy cắt dây kim cương dễ dàng cắt dầm, cột bê tông thành từng khúc nhỏ.

Máy cắt dây kim cương dễ dàng cắt dầm, cột bê tông thành từng khúc nhỏ.

Máy cắt dây kim cương giúp nhà thầu đẩy nhanh được tiến độ phá dỡ tầng 19.

Máy cắt dây kim cương giúp nhà thầu đẩy nhanh được tiến độ phá dỡ tầng 19.

Từng khúc bê tông được cắt rời.

Từng khúc bê tông được cắt rời.

Máy cắt hơi được sử dụng để cắt phá thép.

Máy cắt hơi được sử dụng để cắt phá thép.

Phần dầm, cột tầng 19 đang được khẩn trương phá dỡ theo chỉ đạo của Thành phố.

Phần dầm, cột tầng 19 đang được khẩn trương phá dỡ theo chỉ đạo của Thành phố.

Toàn bộ phế liệu, đặc biệt là các dầm, cột bê tông sau khi cắt phá sẽ được vận chuyển xuống dưới bằng cẩu trục tháp.

Toàn bộ phế liệu, đặc biệt là các dầm, cột bê tông sau khi cắt phá sẽ được vận chuyển xuống dưới bằng cẩu trục tháp.

Dầm, cột bê tông được cắt và vận chuyển xuống mặt tiền nhà 8B Lê Trực.

Dầm, cột bê tông được cắt và vận chuyển xuống mặt tiền nhà 8B Lê Trực.

Theo tiến độ chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, giai đoạn 1

Theo tiến độ chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, giai đoạn 1 "cắt ngọn" tòa 8B Lê Trực sẽ được hoàn thành trước 30/10/2016.

Liên quan đến cưỡng chế phá dỡ sai phạm nhà 8B Lê Trực, báo cáo của UBND thành phố Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã giao cho quận Ba Đình, các ngành chức năng kiên quyết thực hiện cưỡng chế tại 8B Lê Trực. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, so với tiến độ đề ra, việc cưỡng chế phá dỡ đã chậm 76 ngày.

Chủ tịch UBND quận Ba Đình Đỗ Viết Bình lý giải nguyên nhân rằng đây là việc cưỡng chế "cắt ngọn" công trình, quận đã xét xét kỹ lưỡng các phương án để đảm bảo cao nhất an toàn cho công trình sau khi hoàn thành cưỡng chế phần sai phạm.

"Hiện nay nhà thầu đang tiến hành phá dỡ các cột. Đây là các cột to có đường kính trên dưới 1m phải dùng cẩu tháp để tháo dỡ. Việc lắp cẩu tháp, tháo dỡ cũng phải đảm bảo an toàn cho người dân xung quanh", Chủ tịch UBND quận Ba Đình nói.

Chủ tịch UBND quận Ba Đình cam kết với Trưởng đoàn công tác, giai đoạn 1 phá dỡ tầng 19 sẽ hoàn thành xong trong tháng 10. Giai đoạn 2 phá dỡ nốt phần còn lại sẽ được quận quyết liệt chỉ đạo hoàn thành trong thời gian sớm nhất...

Liên quan đến sai phạm tại dự án 8B Lê Trực, kết quả kiểm tra của liên ngành thành phố Hà Nội cho thấy, tòa nhà 8B Lê Trực đã có nhiều sai phạm so với GPXD được cấp. Cụ thể từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36m so với khối đế, nhưng chủ đầu tư đã xây thẳng đến mái. Phần giật cấp đầu hồi phía Đông, theo thiết kế từ độ cao 44 m công trình giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50m giật cấp tiếp thêm 5,3 m về phía Tây, nhưng chủ đầu tư không giật cấp nhằm làm tăng diện tích sàn xây dựng.

Nếu đúng giấy phép, công trình có chiều cao đến đỉnh tum thang là 53 m. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69m, vượt 16 m, tương đương 5 tầng nhà. Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000 m2, nhưng chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000 m2, tăng trên 6.000 m2 so với giấy phép./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top