Aa

Cáp treo Gaia, Bồ Đào Nha: "Nước cờ" mạo hiểm biến di sản thành nam châm hút tiền

Thứ Sáu, 08/09/2017 - 06:00

Hiếm ai biết được hệ thống cáp treo Gaia (Bồ Đào Nha), một trong những điểm đến tuyệt vời nhất Châu Âu đã từng là bài toán khó gây nhiều tranh cãi, nguyên nhân của sự phiền phức đó lại bắt nguồn từ việc, nó được xây dựng trong vùng giới hạn di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Bài toán khó nhằn

Ngay từ khi lên ý tưởng xây dựng, công trình nằm ở thành phố Porto của Bồ Đào Nha đã được coi là dự án “không dễ nhằn” do toàn bộ công trình nằm gọn trong vùng giới hạn di sản thế giới – khu vực lịch sử Vila Nova de Gaia. Hơn thế nữa, theo dự kiến ban đầu, điểm cuối của cáp treo còn đặt đúng tại vùng giới hạn bảo vệ đặc biệt của khu di sản.

Đường màu đỏ: Giới hạn vùng di sản thế giới; Đường màu xanh: Giới hạn vùng bảo tồn đặc biệt; Đường màu vàng: Hệ thống cáp treo Gaia

Đường màu đỏ: Giới hạn vùng di sản thế giới; Đường màu xanh: Giới hạn vùng bảo tồn đặc biệt; Đường màu vàng: Hệ thống cáp treo Gaia

Cụ thể, định hướng của dự án xây dựng cáp treo là trở thành phương tiện di chuyển cho hành khách từ khu vực đi dạo bên bờ sông Douro lên vùng đất cao hơn “Jardim do Morro” (hay Vườn Morro). Điểm cuối (điểm cao nhất) của hệ thống này nằm gần tầng trên của cầu Luiz I, ga tàu điện ngầm và cũng là tu viện Serra do Pilar – nơi được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới. Trong khi đó, điểm đầu (điểm thấp nhất) của cáp treo lại được nằm gần chợ thành phố và hầm rượu vang cổ.

Từ đây, những tranh luận nổ ra giữa một bên ủng hộ việc xây dựng cáp treo để thúc đẩy, phát triển du lịch và kinh tế địa phương, bên còn lại phản đối việc xây dựng cáp treo vì lo sợ những ảnh hưởng mà công trình mới này mang lại cho thành phố “cũ”.

Bước chuyển đột phá trong việc thiết kế quy hoạch cho hệ thống cáp treo để hòa giải các cuộc tranh luận

Bước chuyển đột phá trong việc thiết kế quy hoạch cho hệ thống cáp treo để hòa giải các cuộc tranh luận

Thế nhưng, một bước chuyển hướng đầy táo bạo cùng bản quy hoạch xây dựng hệ thống cáp treo chi tiết được đưa ra sau đó đã hài hòa được ý kiến của các cuộc tranh luận.

Nước cờ mạo hiểm và thỏi nam châm "hút tiền" 

Theo đó, bản thiết kế chi tiết đã đổi vị trí điểm cuối của hệ thống cáp treo đến một điểm thấp hơn so với đỉnh Jardim do Morro ở sườn đồi. Tuy rằng việc thay đổi vị trí của điểm cuối hệ thống cáp treo ảnh hưởng khá lớn đến tổng thể dự án như tăng khối lượng xây dựng và tăng chi phí, nhưng sự thay đổi tưởng như rất nhỏ và đơn giản này lại trở thành lời giải để giải quyết tất cả sự tranh luận xung quanh việc xây dựng cáp treo Gaia.

Thiết kế điểm đầu và tháp 1 của hệ thống cáp treo Gaia

Thiết kế điểm đầu và tháp 1 của hệ thống cáp treo Gaia

Hệ thống cáp treo được thiết kế chỉ với điểm đầu, điểm cuối và duy nhất hai tháp để giảm thiểu tối đa, thậm chí là không gây ảnh hưởng đến khu vực di sản được cả thế giới “suýt xoa” bảo vệ. Đối với điểm đầu và tháp 1 của hệ thống cáp treo, đất nền được “nâng cấp” bằng các công nghệ gia cố.

Tuy nhiên, một trong những mục đích chính của việc làm này là đảm bảo trong suốt quá trình xây dựng cũng như khi vận hành lâu dài, các khu nhà bên dưới sẽ không bị ảnh hưởng.

Phần nền của nhà ga được xây dựng với 8 cọc thép hình ống, đóng sâu xuống 30m. Tháp 1 được xây dựng giống như nhà ga điểm đẩu với 2 cọc đóng sâu 30m, kết nối với điểm cuối của nhà ga bằng một xà bê tông. Tất cả những ngôi nhà xung quanh công trường đều được đo độ rung lắc trong quá trình đóng cọc của công trình để đảm bảo chúng không bị ảnh hưởng.

Thiết kế tháp 2 của hệ thống cáp treo Gaia

Thiết kế tháp 2 của hệ thống cáp treo Gaia

Tháp 2 cao 32m được thiết kế với 3 cọc đóng sâu 30m. Tuy nhiên ở đây có nền đất yếu hơn, độ rung lắc có thể gây ảnh hưởng đến các ngôi nhà cổ và các hầm rượu. Do đó, các cọc lớn được thay thế bằng các cọc nhỏ hơn, thay vì 3 cọc thì sử dụng 6 cọc (mỗi vị trí của cọc lớn thay bằng 2 cọc nhỏ) đóng sâu 30m.

Điểm cuối và tháp 3 (gần điểm cuối nên không được nhắc đến ở trên) được thiết kế theo cùng một dạng kiến trúc. Tháp 3 được kết nối với điểm cuối bằng 2 xà bê tông.

Dự án xây dưng cáp treo Gaia được khởi động từ năm 2009 và đến năm 2011 công trình này đã được hoàn thành. Đến nay, hệ thống cáp treo Gaia được coi là một trong những điểm đến tuyệt vời nhất của Porto, “nam châm” hút tiền cho ngành du lịch địa phương mà không gây ảnh hưởng đến di sản văn hóa thế giới của Bồ Đào Nha.

Bài viết có sử dụng thông tin từ: Challenges to design and construction of cable cars in historic  sites. Vila Nova de Gaia cable car và ArchDaily.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top