Aa

Cầu Tứ Liên khởi công khi nào - Tiến độ, quy hoạch cầu Tứ Liên mới nhất

Thứ Hai, 19/05/2025 - 07:19

Cầu Tứ Liên là một dự án hạ tầng trọng điểm của Hà Nội, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, có vai trò chiến lược trong việc mở rộng đô thị và kết nối khu vực Bắc sông Hồng. Dự án thu hút sự quan tâm lớn với nhiều câu hỏi như “Cầu Tứ Liên ở đâu?”, “Cầu Tứ Liên bao giờ khởi công?”...

Khi hoàn thành, cầu sẽ kết nối trực tiếp với cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên và tạo đòn bẩy phát triển cho các khu vực lân cận, đặc biệt là dự án Vinhomes Cổ Loa.

1. Tổng quan về cầu Tứ Liên

Cầu Tứ Liên ở đâu?

Cầu Tứ Liên là một trong những cây cầu quan trọng, bắc qua sông Hồng, nối quận Tây Hồ (khu vực phố Tứ Liên) với huyện Đông Anh – nơi đang nổi lên như một trung tâm phát triển mới ở phía Bắc Hà Nội.

Dự án cầu Tứ Liên không chỉ mang ý nghĩa giao thông thuần túy mà còn đóng vai trò trong việc hiện thực hóa định hướng mở rộng Thủ đô về phía Bắc sông Hồng, theo đúng quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cầu Tứ Liên khởi công khi nào - Tiến độ, quy hoạch cầu Tứ Liên mới nhất- Ảnh 1.

Bản đồ cầu Tứ Liên trên Google map

Được biết, các sở ngành Hà Nội đã thống nhất phương án chuẩn bị đầu tư dự án cầu Tứ Liên. Theo đó, thiết kế xây dựng cầu vẫn được giữ nguyên theo phương án kiến trúc dây văng, đài trụ hình xoắn. Đại diện chủ đầu tư cho biết, so với dự toán số vốn đầu tư cầu là 19.000 tỷ đồng trước đó, phương án được xây dựng mới nhất có số vốn giảm 3.000 - 4.000 nghìn tỷ đồng. Thời gian thi công dự án là giai đoạn 2025 - 2028.

Cầu Tứ Liên dài bao nhiêu km?

Cầu Tứ Liên có chiều dài 2,9 km, trong đó phần cầu chính vượt sông dài khoảng 1 km được thiết kế với mặt cắt ngang đảm bảo quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn dành cho người đi bộ. Theo báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có tổng chiều dài khoảng 11,5km, từ nút giao Nghi Tàm đến nút giao Vành đai 3 (cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên).

Cầu dự kiến có thiết kế hiện đại với nhiều làn xe, có thể kết hợp làn đường dành riêng cho phương tiện công cộng và xe thô sơ, đảm bảo lưu thông thông suốt giữa nội đô và các vùng ven đô.

Ý nghĩa chiến lược trong phát triển đô thị

Việc xây dựng cầu Tứ Liên không chỉ giúp giảm tải cho các cây cầu hiện có như cầu Nhật Tân, cầu Long Biên, mà còn mở ra trục kết nối trực tiếp giữa trung tâm Hà Nội và các khu đô thị mới như Vinhomes Cổ Loa. Đây là khu đô thị được quy hoạch đồng bộ, hứa hẹn trở thành trung tâm đô thị – hành chính – dịch vụ tầm cỡ quốc gia ở phía Bắc Thủ đô. Nhờ vậy, cầu Tứ Liên sẽ góp phần định hình lại không gian đô thị Hà Nội, phân bố lại dân cư, giảm áp lực hạ tầng vùng lõi.

Cầu Tứ Liên đi qua đâu? Vị trí kết nối liên vùng của cầu Tứ Liên

Cầu Tứ Liên có nhịp chính bắc qua sông Hồng, nối liền bờ phía Tây sông Hồng dọc tuyến đường Âu Cơ - Nghi Tàm thuộc địa phận các phường Yên Phụ, Tứ Liên, quận Tây Hồ với bờ Đông sông Hồng thuộc địa phận huyện Đông Anh.

Cầu Tứ Liên không chỉ là tuyến giao thông nội đô, mà còn là mắt xích quan trọng trong hành lang kinh tế kết nối Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt, cầu Tứ Liên nối cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, giúp rút ngắn thời gian di chuyển, thúc đẩy giao thương, logistics và phát triển công nghiệp – dịch vụ giữa Thủ đô với các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang.

2. Quy hoạch và vai trò của cầu Tứ Liên

Cầu Tứ Liên khởi công khi nào - Tiến độ, quy hoạch cầu Tứ Liên mới nhất- Ảnh 2.

Phối cảnh thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên. Ảnh: Tiền phong

Dự án cầu Tứ Liên là một phần trong quy hoạch phát triển giao thông Hà Nội đến năm 2030. Theo định hướng, cầu sẽ kết nối đường Âu Cơ – Nghi Tàm với khu vực Đông Hội (Đông Anh), đóng vai trò chia tải và tái cấu trúc mạng lưới giao thông vùng lõi đô thị.

Với sự xuất hiện của đại đô thị Vinhomes Cổ Loa, cầu Tứ Liên sẽ là hạ tầng chủ lực thúc đẩy giá trị bất động sản khu vực. Cùng với đó, việc cầu Tứ Liên nối cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên sẽ tăng cường kết nối liên vùng, phát triển giao thương và kinh tế khu vực trung du miền núi phía Bắc.

Quy hoạch cầu Tứ Liên trong chiến lược phát triển hạ tầng Thủ đô

Dự án cầu Tứ Liên là một phần quan trọng trong quy hoạch phát triển giao thông Hà Nội giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đồ án quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ xây dựng thêm nhiều cây cầu vượt sông Hồng để giải tỏa áp lực giao thông, thúc đẩy liên kết vùng, trong đó cầu Tứ Liên đóng vai trò then chốt.

Quy hoạch cầu Tứ Liên định hướng rõ ràng vị trí cầu nằm giữa cầu Nhật Tân và cầu Long Biên, kết nối trục đường Âu Cơ – Nghi Tàm (Tây Hồ) với đường quy hoạch thuộc khu đô thị Đông Hội (Đông Anh). Điều này không chỉ giúp chia sẻ lưu lượng giao thông với các tuyến hiện hữu mà còn mở rộng không gian đô thị về phía Bắc – vùng đất có tiềm năng phát triển còn rất lớn.

Liên kết cầu Tứ Liên, Vinhomes Cổ Loa - dự án trọng điểm phía Đông Hà Nội

Sự xuất hiện của cầu Tứ Liên còn là chất xúc tác thúc đẩy phát triển các khu đô thị mới, điển hình là Vinhomes Cổ Loa – đại đô thị do Tập đoàn Vingroup đầu tư tại xã Đông Hội, Đông Anh. Với quy mô hàng trăm hecta và định hướng trở thành trung tâm hành chính – thương mại – dịch vụ mới của Hà Nội.

Theo đó, khu đô thị Vinhomes Cổ Loa sẽ hưởng lợi trực tiếp từ cầu Tứ Liên khi đi vào hoạt động bởi cầu Tứ LIên không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm thành phố đến Vinhomes Cổ Loa mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bất động sản, giáo dục, y tế và dịch vụ tại khu vực.

Kết nối vùng và phát triển kinh tế liên tỉnh

Không chỉ phục vụ mục tiêu nội đô, cầu Tứ Liên nối cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên là điểm nhấn chiến lược về giao thông liên vùng. Với vị trí kết nối tuyến đường Vành đai 2 và các tuyến đường trục Bắc – Nam, cây cầu sẽ giúp phương tiện lưu thông dễ dàng từ nội thành Hà Nội đến các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc như Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn.

Sự kết nối này không chỉ rút ngắn khoảng cách, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển, mà còn góp phần thúc đẩy giao thương, đầu tư công nghiệp, du lịch và dịch vụ – tạo động lực phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng.

3. Tiến độ và thời gian khởi công cầu Tứ Liên

Dự án cầu Tứ Liên đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại quyết định số 1291/QĐ-UBND ngày 30/3/2020. Được biết, thời gian qua, UBND thành phố Hà Nội đã giao Ban Giao thông chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng các đơn vị Tư vấn tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

Cầu Tứ Liên khởi công khi nào - Tiến độ, quy hoạch cầu Tứ Liên mới nhất- Ảnh 3.

Ảnh phối cảnh cầu Tứ Liên. Nguồn: Báo Xây dựng

Cầu Tứ Liên bao giờ khởi công?

Trong thời gian qua, một trong những câu hỏi được quan tâm hàng đầu từ người dân và giới đầu tư là: “Cầu Tứ Liên bao giờ khởi công?”. Thực tế, dự án cầu Tứ Liên đã được đề xuất và đưa vào quy hoạch từ nhiều năm trước. Do quy mô lớn và tính phức tạp trong quá trình chuẩn bị đầu tư nên thời điểm khởi công chính thức dự án phụ thuộc nhiều vào quá trình hoàn tất các thủ tục pháp lý và chuẩn bị nguồn lực.

Đại diện Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội (Ban Giao thông) cho biết đang hoàn chỉnh báo cáo và hồ sơ liên quan để trình thành phố, nhằm đảm bảo tiến độ khởi công vào ngày 19/5 theo kế hoạch. Như vậy nếu không có thay đổi nào, thời điểm khởi công cầu Tứ Liên dự kiến vào ngày 19/5/2025, trùng với dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội đang trong giai đoạn mời thầu quốc tế cho gói thầu xây lắp theo hình thức EPC (thiết kế - cung cấp thiết bị - thi công xây dựng). Hồ sơ mời thầu đã được phát hành vào ngày 11/4, thời điểm đóng thầu vào ngày 16/5.

Cập nhật mới nhất: Sáng 19/5, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa.

Về công tác giải phóng mặt bằng, các quận, huyện liên quan như Tây Hồ và Đông Anh đang tích cực triển khai, đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng để phục vụ khởi công đúng kế hoạch.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ khởi công

Tiến độ khởi công cầu Tứ Liên không chỉ xuất phát từ yếu tố tài chính, mà còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác như: điều chỉnh quy hoạch phân khu hai bên đầu cầu, các vấn đề liên quan đến hạ tầng kỹ thuật ngầm, và đặc biệt là thủ tục phê duyệt dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.

Ngoài ra, do dự án có tính chất liên vùng và ảnh hưởng đến nhiều hộ dân, nên việc thu hồi đất và đền bù cần được thực hiện minh bạch, công khai, tránh gây ra khiếu nại và làm gián đoạn tiến độ.

Thành phố Hà Nội đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án cầu Tứ Liên trong các văn bản chỉ đạo điều hành. Lãnh đạo thành phố cũng đã giao các sở, ngành liên quan đẩy nhanh quá trình thẩm định, hoàn thiện hồ sơ, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác vận động người dân sớm bàn giao mặt bằng.

Từ phía người dân và nhà đầu tư, kỳ vọng vào dự án là rất lớn. Khi thi công cầu Tứ Liên được triển khai đúng kế hoạch, đây sẽ là bước ngoặt giúp giải phóng tiềm năng phát triển khu vực Đông Bắc Hà Nội, đồng thời góp phần hình thành một trục đô thị – kinh tế mới, kết nối xuyên suốt từ trung tâm Thủ đô tới các khu công nghiệp, đô thị vệ tinh phía Bắc.

4. Thông tin giải phóng mặt bằng và thi công cầu Tứ Liên

Công tác giải phóng mặt bằng cầu Tứ Liên là thách thức lớn, với tổng diện tích cần thu hồi trên 62 ha tại quận Tây Hồ và huyện Đông Anh. Cơ quan chức năng đang thực hiện kiểm đếm, lên phương án đền bù minh bạch, đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi người dân.

Về thi công, cầu Tứ Liên được triển khai theo hình thức EPC, kết hợp thiết kế hiện đại. Cầu có 6 làn xe, kết nối trực tiếp với hệ thống vành đai và các tuyến giao thông huyết mạch.

Tình hình giải phóng mặt bằng cầu Tứ Liên

Để chuẩn bị cho quá trình thi công cầu Tứ Liên, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà TP. Hà Nội và các quận, huyện liên quan nỗ lực thực hiện. Dự án đi qua địa bàn hai đơn vị hành chính là quận Tây Hồ và huyện Đông Anh, với tổng diện tích thu hồi đất khoảng 62,71 ha, trong đó phần lớn là đất ở, đất nông nghiệp và một phần đất hạ tầng kỹ thuật.

Theo thông tin cập nhật từ báo Lao Động và Hà Nội Mới, tính đến quý 2/2025, các địa phương đã hoàn thành cơ bản công tác kiểm đếm và đang tiến hành phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Đặc biệt, quận Tây Hồ đang tập trung vào các hộ dân dọc trục đường Nghi Tàm – Âu Cơ, nơi có nhiều nhà ở lâu năm nằm trong hành lang dự án.

Tại huyện Đông Anh, khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất là xã Đông Hội và Xuân Canh, nơi dự kiến sẽ có nút giao lớn kết nối với các tuyến vành đai và cao tốc. UBND huyện đã cam kết hoàn thành GPMB trong năm 2025, tạo điều kiện để dự án cầu Tứ Liên khởi công đúng mốc 19/5/2025 như kế hoạch.

Kế hoạch thi công cầu Tứ Liên

Cầu Tứ Liên khởi công khi nào - Tiến độ, quy hoạch cầu Tứ Liên mới nhất- Ảnh 4.

Phương án thi công cầu Tứ Liên. Nguồn: Báo Lao động

Dự án thi công cầu Tứ Liên sẽ được triển khai theo hình thức hợp đồng EPC (Thiết kế – Cung cấp thiết bị – Thi công xây dựng), với tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng. Theo hồ sơ mời thầu quốc tế, cầu sẽ có tổng chiều dài khoảng 5,15 km, bao gồm cả phần cầu vượt sông và đường dẫn hai đầu cầu.

Thiết kế cầu mang tính biểu tượng, lấy cảm hứng từ hình ảnh rồng uốn lượn – biểu trưng của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, kết hợp các yếu tố kiến trúc hiện đại, đảm bảo mỹ quan đô thị. Cầu dự kiến có 6 làn xe, trong đó có làn dành cho phương tiện công cộng, xe thô sơ và người đi bộ.

Thời gian thi công dự kiến kéo dài từ 2025 đến cuối năm 2027, chia thành nhiều giai đoạn, bao gồm: xây dựng móng – mố cầu, lắp đặt dầm cầu chính, thi công đường dẫn, và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật liên quan như chiếu sáng, thoát nước, cây xanh…

Dù nhận được sự ủng hộ và kỳ vọng lớn từ người dân, nhưng dự án vẫn phải đối mặt với một số thách thức như: xử lý di dời hệ thống hạ tầng ngầm (điện, cấp thoát nước), đảm bảo không ảnh hưởng đến dòng chảy sông Hồng trong mùa mưa lũ, và phối hợp liên ngành trong quản lý tiến độ.

5. Câu hỏi thường gặp liên quan cầu Tứ Liên

5.1 Cầu Tứ Liên Dự Kiến Khi Nào Xong?

Cầu Tứ Liên dự kiến khởi công vào 19/05/2025, thời gian thi công dự kiến là từ 2025 đến cuối 2027. Như vậy thời gian hoàn thành sớm nhất dự kiến là cuối năm 2027

5.2 Cầu Tứ Liên Sẽ Đi Qua Đâu?

Cầu Tứ Liên nối liền bờ phía Tây sông Hồng dọc tuyến đường Âu Cơ - Nghi Tàm thuộc địa phận các phường Yên Phụ, Tứ Liên, quận Tây Hồ với bờ Đông sông Hồng thuộc địa phận huyện Đông Anh.

5.3 Cầu Tứ Liên Chủ Đầu Tư Là Ai

Dự án cầu Tứ Liên được UBND Thành phố Hà Nội giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông làm chủ đầu tư.

5.4 Cầu Tứ Liên Xây Bao Nhiêu Tiền

Tổng mức đầu tư xây dựng cầu Tứ Liến dự kiến khoảng trên 20.000 tỷ đồng, sẽ được triển khai theo hình thức hợp đồng EPC (Thiết kế – Cung cấp thiết bị – Thi công xây dựng).

Kết luận

Dự án cầu Tứ Liên không chỉ đóng vai trò giải tỏa giao thông, mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển đô thị, bất động sản và liên kết vùng tại Thủ đô Hà Nội. Với việc kết nối các khu đô thị như Vinhomes Cổ Loa và tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, cây cầu này hứa hẹn sẽ tạo nên diện mạo mới cho khu vực phía Bắc sông Hồng.

Để cập nhật thêm thông tin về quy hoạch, tiến độ và cơ hội đầu tư bất động sản quanh khu vực cầu Tứ Liên, bạn có thể truy cập ngay Batdongsan.com.vn – nền tảng thông tin bất động sản hàng đầu Việt Nam.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top