Aa

Bất động sản 24h: Chờ đất “ngộp“ để xuống tiền

Thứ Hai, 14/11/2022 - 09:11

Chờ đất “ngộp” để xuống tiền; Thị trường lao dốc, môi giới bất động sản lo "không có Tết"... là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Chờ đất “ngộp” để xuống tiền

“Đây là thời điểm thích hợp để thăm dò thị trường muốn nhắm tới, lựa chọn dần lô đất đẹp và thẩm định giá. Và thời điểm thích hợp nhất để xuống tiền là giai đoạn đầu năm 2023”, đó là tâm lý chung của một số nhà đầu tư tay ngang.

Cơ hội tìm mua bất động sản giá rẻ đang dần xuất hiện khi lượng hàng đẩy bán trên thị trường ngày càng gia tăng. Anh Trung Đạo (môi giới bất động sản Hà Nội) cho biết, nếu như tháng 10, lượng hàng như nhà đất, đất thổ cư, đất nền rao bán còn ít, nhỏ lẻ. Khi bắt đầu sang tháng 11, số lượng hàng đẩy ra bắt đầu tăng mạnh. “Bán tháo”, đó chính là động thái đang dần hiện hữu rõ nét đối với các loại hình đầu cơ mạnh.

Mặc dù nhận định, “bán tháo” mới manh nha xuất hiện, chưa lan rộng trên thị trường nhưng môi giới này dự báo, có thể vào thời điểm giáp Tết âm lịch 2023 và tháng 2, tháng 3/2023, làn sóng này sẽ rõ ràng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường lao dốc, môi giới bất động sản lo "không có Tết"

Thị trường lao dốc khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản đang phải gồng lương trả nợ cho nhân viên do dự án phải tạm ngừng vì thiếu vốn, còn môi giới nhà đất thì như ngồi trên chảo lửa vì không có việc làm, không có tiền sắm Tết.

Đã 4 tháng qua, văn phòng môi giới bất động sản đặt trong chiếc container ở Bắc Giang của anh H. (45 tuổi) hầu như không có ai lui tới, khiến cỏ dại mọc chắn cả cửa vào. Anh H cho biết, thời kỳ "sốt đất" vào cuối năm 2021, đầu năm 2022, văn phòng của anh và một số văn phòng môi giới đất đai khác hầu như luôn tấp nập người ra kẻ vào, các quán trà đá xung quanh nhờ thế mà cũng ăn nên làm ra. Nhưng ngay khi các ngân hàng điều chỉnh chính sách cho vay, tuyên bố hạn chế room với bất động sản, nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát thì những điều kể trên không còn.

Đồng tình cảnh với anh H., ông L. (60 tuổi, Hà Nội) chia sẻ, trước đây ông chuyên chạy xe ôm để đưa khách đi xem đất phân lô ở khu vực Láng - Hòa Lạc, rồi vài lần được chủ đất “bo" cho số tiền lớn vì dẫn khách mua đất thành công, ông L. chuyển hẳn sang nghề môi giới đất.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chuyện lạ thời bất động sản trầm lắng: Nhận cọc nửa tỷ vẫn nơm nớp lo khách hủy mua

Ở thời điểm thị trường địa ốc đang chững lại, khi người bán nhà, đất cần tiền gấp, họ vẫn nơm nớp lo người mua “bùng” cọc ngay cả khi nhận khoản tiền cọc lên tới vài trăm triệu đồng.

Nếu ở thời kỳ thị trường diễn biến sôi động, việc mua - bán trở nên dễ dàng, thì việc người mua “bùng” cọc, người bán vẫn ung dung hưởng lợi nhận mức cọc lớn.

Thậm chí, trong giai đoạn sốt đất, nhiều người tìm mua đất còn lo ngại người bán “huỷ” cọc để bán cho người mua sau với mức giá cao hơn. Thế nên mới có câu chuyện, khách “cọc” tới 500 triệu đồng nhưng đến phút cuối vẫn bị huỷ cọc do chủ tìm được người mua trả giá chênh tới 1,5 tỷ đồng.

Nhưng, diễn biến tâm lý của người bán và người mua đã thay đổi trong bối cảnh thị trường địa ốc đang chững lại, đặc biệt sau khoảng thời gian “gồng” gốc lãi ngân hàng, nhiều người bán đất dù nhận cọc của khách nhưng vẫn nơm nớp lo khách quay đầu chịu mất cọc. Phải khi giao dịch xong xuôi nhận đủ tiền, người bán mới thở phào nhẹ nhõm.

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Hết thời" nhà trọ giá rẻ

Hơn vạn sinh viên đang học tại Hòa Lạc đã khiến người dân ở đây ồ ạt cơi nới nhà cửa để làm phòng trọ. Tuy nhiên do không đầy đủ tiện nghi nên các nhà trọ này đến nay rất vắng khách.

Tại các xã thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội, quanh khu vực hai trường Đại học FPT và Đại học Quốc Gia Hà Nội năm nay mọc lên hàng chục ký túc xá tư nhân, với quy mô hàng trăm phòng. Tất cả có tiện nghi hiện đại, với giá trên dưới 3 triệu đồng/phòng cho 2 người ở.

Các ký túc này gần như kín phòng cả trước ngày khai trường. Không ít sinh viên nhập học sau phải đi tìm nơi khác.

Để đáp ứng nhu cầu của không ít sinh viên "chậm chân", nhiều người dân tại Hòa Lạc đã nhanh chóng sửa nhà, cơi nới thêm diện tích nhằm cho thuê trọ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bất động sản Ninh Thuận sẽ hưởng lợi khi kinh tế đêm được chú trọng phát triển

Đó là nhận định của các chuyên gia tại Hội nghị “Nhận diện tiềm năng và cơ hội thị trường Bất động sản Ninh Thuận” do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) tổ chức.

Đánh giá về tình hình phát triển thị trường bất động sản tại Ninh Thuận, các chuyên gia cho rằng, đây là thị trường có nhiều tiềm năng và lợi thế so với các địa phương cùng khu vực nhưng tốc độ phát triển thị trường bất động sản còn chậm, kém sôi động.

Dẫn số liệu từ VARS, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, nguồn cung bất động sản mỗi năm tại Ninh Thuận còn rất ít. Bình quân mỗi năm chỉ có một dự án mới được hình thành. Theo đó, nguồn cung chủ yếu là phân khúc đất nền khu vực trung tâm, ven biển, ngoài ra còn có thêm số sản phẩm nhà ở. Năm 2021, Ninh Thuận có 10 dự án phát triển nhà ở, bất động sản. Tuy nhiên con số này vẫn rất thấp so với Bình Thuận (>30dự án), Khánh Hòa (>25 dự án),..

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top