Chuyển đổi số đem lại giá trị gì cho doanh nghiệp ngành xây dựng - bất động sản?

Chuyển đổi số đem lại giá trị gì cho doanh nghiệp ngành xây dựng - bất động sản?

Thứ Năm, 16/12/2021 - 06:15

Kể từ đầu năm 2020 đến nay, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, nhiều tỉnh thành trên cả nước liên tục phải thực hiện giãn cách xã hội, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa, Hải Phòng, Quảng Ninh. Không ít công trình xây dựng phải dừng hoặc giãn tiến độ xây dựng. 

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam chia sẻ, xây dựng - bất động sản là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch bệnh. Cụ thể, do dịch bệnh kéo dài, nguồn cung hạn chế, việc giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, trong khi thu nhập người dân cũng giảm sút nên sức mua yếu đi.

Về phía doanh nghiệp bán hàng, cơ hội trao đổi gặp gỡ khách hàng của môi giới không nhiều, khiến cho sức bán giảm mạnh. Trong các phân khúc, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng thấy rõ khủng hoảng khi hoạt động du lịch phải hạn chế. 

Ngoài ra, các sàn giao dịch bất động sản hiện nay phải chịu chi phí duy trì doanh nghiệp trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn chịu rủi ro bồi thường hợp đồng, liên đới chịu trách nhiệm, mất tiền cọc hoặc bị phạt do không thực hiện đúng cam kết tiến độ. Tiếp nữa, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này còn có khả năng bị phạt hay xử lý vì đến hạn mà không có tiền để nộp thuế cũng như bảo hiểm xã hội... Có thể thấy, việc không có nguồn thu đã tạo ra áp lực rất lớn cho doanh nghiệp bất động sản. 

Tuy vậy, cơ hội đối với doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản luôn xuất hiện, kể cả trong bối cảnh dịch bệnh. Thực tế cho thấy, thị trường bất động sản Việt Nam được đánh giá còn nhiều dư địa phát triển và kỳ vọng sẽ sớm phục hồi do nhu cầu ở nhiều phân khúc vẫn rất tích cực. Khi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ được triển khai mạnh mẽ và có sự điều chỉnh về cơ chế, đặc biệt là hành động của các địa phương, thị trường bất động sản Việt Nam chắc chắn sẽ tăng tốc và bứt phá.

Trong khi chờ các giải pháp mang tính vĩ mô, bản thân các doanh nghiệp cũng tự đổi mới bằng những cách riêng; chẳng hạn như việc áp dụng công nghệ khiến cho không ít đơn vị đã sớm trở lại “trạng thái bình thường”. Gần đây, môi giới bất động sản cũng đã thích ứng dần với hoàn cảnh dịch bệnh bằng cách giới thiệu sản phẩm cho khách hàng qua hình thức online. Đó cũng là một trong những lý do khiến cho lượng giao dịch trong quý III, IV/2021 cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước. 

Theo kết quả khảo sát của KPMG, có đến 58% công ty bất động sản thế giới đã xác định chiến lược số rõ ràng cho doanh nghiệp. Bài toán chuyển đổi số để phục hồi và tăng trưởng cũng là chủ đề được bàn luận tại hội thảo chuyên sâu “Quản trị xuất sắc để gia tăng tốc độ triển khai và hiệu quả đầu tư trong ngành bất động sản và xây dựng Việt Nam” trong khuôn khổ sự kiện Diễn đàn Công nghệ FPT Techday 2021 mới đây.

Theo đó, chuyển đổi số tiếp tục được đánh giá là “phao cứu sinh”, là chìa khóa mở cánh cửa thời kỳ mới phục hồi và tăng trưởng của các doanh nghiệp, trong đó có bất động sản và xây dựng. Nhưng việc bắt đầu từ đâu và như thế nào còn là trở ngại lớn cần được bàn sâu hơn. 

Ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT nhận định: “Ở vị trí điều hành một doanh nghiệp, chúng tôi tự đúc kết được rằng thật sự không dễ để một nhà lãnh đạo doanh nghiệp quyết định được con đường chuyển đổi số của mình khi còn quá nhiều thứ phải lo lắng, từ doanh thu, lợi nhuận, đầu tư, môi trường kinh doanh... Nhưng nếu chúng ta không bắt đầu thì chúng ta sẽ dần dần bị loại bỏ khỏi cuộc chơi, loại bỏ khỏi thị thường, loại bỏ khỏi đối tác và chúng ta sẽ biến mất rất nhanh. Chuyển đổi số là xu thế không thể đảo chiều đối với ngành xây dựng - bất động sản trong bối cảnh thị trường không ngừng đòi hỏi các sản phẩm chất lượng và có tính công nghệ cao”.

Ông Trần Tịnh Minh Triết, Giám đốc giải pháp SAP Việt Nam cho rằng, chiến lược chuyển đổi số đang đặt việc tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp bất động sản làm trọng tâm.

Trên thực tế, ngành bất động sản và xây dựng tại Việt Nam có bước chuyển đổi số tương đối chậm so với các ngành khác. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay chỉ thực hiện được một phần nhỏ trong quá trình chuyển đổi số, mức độ áp dụng công nghệ chỉ ở mức 37%. Thậm chí có một vài doanh nghiệp còn bỏ cuộc do chuyển đổi số thất bại nhiều lần.

Thừa nhận một thực tế rằng, các lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản và xây dựng đều nhận thấy rõ vị thế quan trọng của của chuyển đổi số cũng như những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều rào cản, thách thức từ đặc thù của ngành, bài toán nguồn lực hay việc phải thay đổi cả mô hình kinh doanh và quản trị khiến nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại, chậm tiến hành chuyển đổi số.

Cũng có tín hiệu vui rằng, gần đây đã có những doanh nghiệp lớn, có hệ sinh thái ổn định, điều kiện tài chính tốt đã áp dụng công nghệ số vào hoạt động quản lý và kinh doanh hiệu quả. 

"Trong thời gian tới, áp lực số hoá có thể sẽ khiến các doanh nghiệp buộc phải thay đổi để bứt phá thích nghi với hoàn cảnh kinh doanh mới. Một mặt, khi Chính phủ khuyến khích, thúc đẩy nhà đầu tư và người dân tham gia vào công cuộc chuyển đổi số thì việc áp dụng công nghệ số trong lĩnh vực bất động sản sẽ hiệu quả hơn nữa”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định. 

Theo các chuyên gia tài chính, đầu tư phát triển bất động sản - xây dựng được xem là nhóm ngành phức tạp với nhiều quy trình vận hành quản lý; từ các hạng mục xây dựng chi tiết cho đến tất cả các hợp đồng liên quan đến những nhà thầu từ thầu chính, cho đến thầu phụ đều cần chi tiết dòng tiền, chi phí, thời gian thi công… Áp dụng công nghệ từ trong chính hệ thống vận hành, quản trị, quy trình kinh doanh nên là lựa chọn đầu tiên cho các doanh nghiệp.

Ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Phát triển kinh doanh FPT IS chia sẻ chiến lược tổng thể tại Hội thảo chuyên đề “Quản trị xuất sắc để gia tăng tốc độ triển khai và hiệu quả đầu tư trong ngành bất động sản và xây dựng Việt Nam” do FPT tổ chức mới đây

Báo cáo về bức tranh đổi mới sáng tạo trong ngành bất động sản năm 2021 của KPMG chỉ ra, 43% tập trung vào phần quản lý các công trình dự án bất động sản; 19% tập trung vào phần về giao dịch, kể cả giao dịch bán cũng như giao dịch cho thuê; 15% nằm trong phòng xây dựng; 11% là trong thiết kế, lên kế hoạch, quy hoạch và 10% nằm trong phần đầu tư (financing) cho các công trình dự án bất động sản.

Như vậy, phần tỷ trọng chiếm cao nhất và đang được ưu tiên là số hóa các quy trình trong suốt chuỗi cung ứng, chuỗi giải trình cũng như trong nội bộ của một công ty xây dựng - bất động sản. 

Được biết, hãng chuyên gia hàng đầu thế giới về quản trị nguồn lực doanh nghiệp SAP đề xuất 5 ưu tiên về chiến lược chuyển đổi số cho ngành. Đó là: Chuyên môn và bí quyết kinh doanh (Expertise and knowledge); Liên kết sản xuất và xây dựng (Connected construction); Sự hợp tác giữa các công ty thành viên (Intercompany collaboration); Chuyển giao (Commission and operations); Chuỗi cung ứng số (Digital supply chain). Trên hết, tiết kiệm chi phí luôn luôn là trọng tâm của các doanh nghiệp phát triển bất động sản. 

Coteccons vừa đưa vào vận hành hệ thống quản trị tổng thể do FPT triển khai trong thời gian kỷ lục 100 ngày 

Là một nhân tố mới của thị trường bất động sản tại Việt Nam, với triết lý “high-touch”, Filmore đang khẳng định hướng đi khác biệt với phân khúc khách hàng đặc trưng và lấy công nghệ số làm nền tảng cốt lõi trong vận hành, kinh doanh và gia tăng trải nghiệm khách hàng. 

Ông Nguyễn Tấn Danh - Chủ tịch HĐQT Công ty Filmore cho biết, chiến lược kinh doanh của công ty này là tìm hiểu sâu về từng đối tượng khách hàng, từ điều kiện tới hành vi tiêu dùng của họ, từ đó sẽ đưa ra được những phương án bán hàng làm sao nhắm trúng đối tượng, đúng nhu cầu và gia tăng sự hài lòng. Để làm được điều này, ông Danh khẳng định không thể nghiên cứu theo cách truyền thống mà cần dựa trên một lượng dữ liệu lớn và các giải pháp có thể phân tích dữ liệu hiệu quả, đề xuất ra quyết định phù hợp, nhanh chóng.

Bên cạnh đó, là đơn vị làm việc với đối tác và thị trường nước ngoài, Filmore xác định công nghệ số sẽ giúp phá vỡ những giới hạn về khoảng cách, tối ưu thời gian và hạn chế rủi ro. 

“Chuyển đổi số sẽ giúp cho Filmore tối ưu được chi phí, gia tăng tốc độ, hạn chế được rủi ro và quan trọng nhất đó là tăng tính kết nối, tăng trải nghiệm cho khách hàng thông qua công nghệ”, ông Danh cho biết.

Từ góc độ của nhà công nghệ, ông Phan Thanh Sơn -  Giám đốc Phát triển kinh doanh Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) chia sẻ, chiến lược tổng thể của FPT cho ngành xây dựng - bất động sản, ngoài việc thấu hiểu các bài toán của ngành thì FPT nhìn nhận câu chuyện này trong bức tranh tổng thể liên quan tới các trụ cột về chuyển đổi số quốc gia, xu thế về đại đô thị thông minh, các thành phố thông minh. FPT đang tham gia sâu vào nhiều lĩnh vực này và có thể cung cấp 3 nhóm giải pháp lớn cho ngành như sau: Bộ giải pháp gồm cả tư vấn sản phẩm và giải pháp về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng; Mô hình đầu tư cơ sở hạ tầng số vào các khu đô thị mới; Tư vấn về xây dựng vận hành khu đô thị thông minh.

Chuyển đổi số đang dần là một thành tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển bền vững của các doanh nghiệp ngành bất động sản - xây dựng

Ở nhóm giải pháp trọng tâm đầu tiên, qua quá trình đồng hành cùng hàng loạt các “key-player” của ngành từ tổng thầu, nhà đầu tư, nhà phân phối như: Coteccons, Tân Hoàng Minh, An Gia, TNR, Phát Đạt, Filmore… FPT đã đúc kết phương pháp luận triển khai dự án cho ngành xây dựng - bất động sản, cùng với đó là bộ giải pháp quản trị đặc thù được phát triển trên nền tảng của SAP. Đây là phương pháp luận có tính khả thi rất cao và được chứng minh qua nhiều dự án đã được ký kết, triển khai trong thời gian ngắn kỷ lục cho các doanh nghiệp.

Ông Đinh Hữu Hùng - Phó Giám đốc Khối ngành Dịch vụ ERP HCM, Công ty Hệ thống Thông tin FPT cho rằng: “FPT đã có hơn 25 năm triển khai hàng trăm các dự án ERP lớn nhỏ, nhưng khi đối mặt với các bài toán của ngành xây dựng - bất động sản, chúng tôi cũng gặp rất nhiều thách thức và hiểu được những vấn đề nghiệp vụ với đặc thù rất riêng của ngành. Chúng tôi thấu hiểu quản lý nguồn vốn và tiết kiệm chi phí là những trăn trở của các doanh nghiệp”. 

Theo đó, bộ giải pháp tổng thể của FPT tập trung giải quyết bài toán tối ưu chi phí bao gồm tối ưu hóa tốc độ xây dựng giúp cho các doanh nghiệp giảm các chi phí liên quan đến lãi vay; tối ưu hóa về giá trị của tài sản, đặc biệt là các tài sản cầm cố, đi vay cũng như là dự báo liên quan đến dòng tiền, chi phí, đồng thời giúp cho doanh nghiệp kiểm soát các rủi ro trong quá trình xây dựng cũng như đầu tư phát triển bất động sản.

Hơn 150 quy trình đã được xây dựng sẵn với các bộ thư viện bao gồm: Bộ thư viện về hạng mục xây dựng, bộ thư viện về ngân hàng giá, bộ thư viện liên quan đến các gói thầu, bộ thư viện liên quan đến các loại dự án mẫu, các phương pháp kiểm soát dự án và bộ giải pháp có thể triển khai nhanh gọn trong vòng từ 3 - 6 tháng.

Bắt đầu từ bài toán số hoá quản trị là cách mà FPT đang tư vấn và đồng hành cùng các đơn vị. Quản trị xuất sắc những vấn đề cốt lõi giúp cho doanh nghiệp gia tăng tốc độ hoàn thành dự án, tiếp cận khách hàng nhanh hơn, tăng hiệu quả đầu tư để vượt qua đại dịch. Đặc biệt, các “ông chủ” bất động sản có được một nền tảng vững chắc để nắm bắt tổng thể bức tranh hoạt động, đưa ra quyết định đầu tư chính xác và hiệu quả.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top