Aa

Cổ phiếu bất động sản phân hóa mạnh, chứng khoán tiếp tục giằng co

Thứ Năm, 13/08/2020 - 06:00

Khá nhiều mã bất động sản vừa và nhỏ có thanh khoản cao như KOS, ITA, DRH, LDG, KDH, FLC… đều chìm trong sắc đỏ.

Thị trường chứng khoán phiên 12/8 vẫn không thoát khỏi xu hướng giằng co biến động trong biên độ hẹp của các chỉ số. VN-Index tưởng chừng như sẽ có một phiên tăng điểm mạnh sau nhiều thời điểm nhận được lực cầu tốt, tuy nhiên, lực bán vẫn tỏ ra mạnh nên chỉ số này tiếp tục chỉ biến động với biên độ hẹp.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 3,84 điểm (0,46%) lên 846,92 điểm. Toàn sàn có 205 mã tăng, 180 mã giảm và 62 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,2 điểm (-0,17%) xuống 116,1 điểm. Toàn sàn có 78 mã tăng, 71 mã giảm và 55 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,26 điểm (0,46%) lên 56,78 điểm.

Diễn biến giao dịch của VN-Index và HNX-Index phiên 12/8. Nguồn: Fialda.
Diễn biến giao dịch của VN-Index và HNX-Index phiên 12/8. Nguồn: Fialda.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có sự phân hóa mạnh, trong đó, các cổ phiếu như HVN, ACV, PLX… vẫn tăng giá tốt và giúp nâng đỡ thị trường chung. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí có diễn biến tích cực hơn cả, trong đó, PVS tăng 3,9%, MBB tăng 2,1%, BID tăng 1,8%, GAS tăng 1,7%, VPB tăng 1,2%.

Các cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index phiên 12/8. Nguồn: Fialda.
Các cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index phiên 12/8. Nguồn: Fialda.

Chiều ngược lại, sắc đỏ vẫn bao trùm lên các cổ phiếu như CTD, PNJ, MSN, MSN, KDC, VCS… và tiếp tục tạo áp lực lên các chỉ số. Trong đó, CTD giảm sâu 1,4%, HSG giảm 1,3%, PNJ giảm 0,9%...

Các cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến HNX-Index phiên 12/8. Nguồn: Fialda.
Các cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến HNX-Index phiên 12/8. Nguồn: Fialda.

Đối với nhóm cổ phiếu bất động sản, bản thân 4 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất là VIC, VHM, VRE và NVL đã có sự phân hóa. VIC và NVL giảm giá nhẹ trong khi VHM đứng giá tham chiếu, còn VRE tăng 0,4%. Nhóm bất động sản vừa và nhỏ phân hóa rất mạnh, các cổ phiếu như BAX, VCR, PXL, ASM, IDV, DIG, AGG, OGC… giao dịch tích cực và đồng loạt tăng giá mạnh. BAX tăng đến 8,3%, VCR tăng 6,3%, ASM tăng 3,6%, DIG tăng 2,8%.

Trong khi đó, khá nhiều mã bất động sản vừa và nhỏ có thanh khoản cao như KOS, ITA, DRH, LDG, KDH, FLC… đều chìm trong sắc đỏ. KOS giảm đến 2,3%, ITA giảm 2,1%, DTH giảm 1,2%...

Các cổ phiếu có giá trị mua (bán) ròng của khối ngoại lớn nhất phiên 12/8. Nguồn: Fialda.
Các cổ phiếu có giá trị mua (bán) ròng của khối ngoại lớn nhất phiên 12/8. Nguồn: Fialda.

Thanh khoản trên hai sàn xấp xỉ so với phiên trước đó và thấp hơn mức trung bình 20 phiên với giá trị giao dịch đạt 5.092 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch là 316 triệu cổ phiếu, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 992 tỷ đồng. Ba cổ phiếu bất động sản nằm trong top 10 về khối lượng khớp lệnh là HQC, ITA và ASM.

Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 4 với 99 tỷ đồng (giảm 23% so với phiên trước). Tính tổng cộng khối ngoại đã bán ròng hơn 500 tỷ đồng sau 4 phiên giao dịch vừa qua. Khá nhiều cổ phiếu bất động sản nằm trong top 10 mã bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất. Trong đó, VHM đứng đầu với 73 tỷ đồng. DXG và NVL đều bị bán ròng hơn 17 tỷ đồng. VRE và VIC bị bán ròng lần lượt 16 tỷ đồng và 7 tỷ đồng. NLG cổ phiếu bất động sản duy nhất nằm trong top 10 mã được khối ngoại mua ròng phiên 12/8 với 2,1 tỷ đồng.

Thị trường tiếp tục giao dịch với diễn biến giằng co là chủ yếu và biên độ giao dịch vẫn là trong khoảng 835 - 850 điểm (MA20-50) cho thấy xu hướng hiện tại chưa có gì thay đổi, vẫn chỉ là đi ngang và giằng co trong biên độ hẹp. 

Tuy nhiên, một diễn biến tích cực hơn đã xuất hiện trên thị trường phái sinh khi hợp đồng tương lai VN30 tháng 8 tăng mạnh hơn so với chỉ số cơ sở VN30, qua đó nới rộng mức basis dương lên thành 2,58 điểm, cho thấy nhà đầu tư đang tích cực hơn trong ngắn hạn. Với tình hình hiện tại, SHS bảo lưu quan điểm là chỉ khi thị trường bứt phá được một trong hai ngưỡng kể trên thì xu hướng mới thực sự có thay đổi.

SHS dự báo trong phiên giao dịch 13/8, VN-Index có thể sẽ tiếp tục đi ngang và rung lắc với biên độ trong khoảng 835 - 850 điểm (MA20-50). Những nhà đầu tư đã giải ngân bắt đáy quanh ngưỡng 800 điểm (fibonacci retracement 38,2%) trong đợt giảm trước đó và đã chốt lời cổ phiếu trong các phiên gần đây nên tiếp tục đứng ngoài và quan sát thị trường trong các phiên tới, chờ cho xu hướng trở nên rõ ràng hơn.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top