Aa

Cổ phiếu BĐS nửa đầu năm: Giá tăng 36%, khối ngoại bán ròng 611 tỷ đồng

Thứ Sáu, 14/07/2017 - 20:01

Cổ phiếu BĐS được xếp trong nhóm ngành có chỉ số giá tăng trưởng ở mức ấn tượng, được khối ngoại bán ra mạnh nhất thị trường trong 6 tháng đầu năm.

Tăng trưởng nổi bật nhất thuộc về nhóm dược

TTCK Việt Nam diễn biến khởi sắc trong nửa đầu năm 2017 với tăng trưởng ở cả điểm số, khối lượng và giá trị giao dịch. Sau nhịp điều chỉnh trong quý IV/2016, thị trường đã quay lại xu hướng tăng điểm và chinh phục mốc đỉnh cao mới trong vòng 9 năm trở lại đây, chạm mốc 776 điểm phiên ngày 30/06.

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), động lực tăng trưởng của thị trường trong nửa đầu năm nay, bên cạnh diễn biến tích cực ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn truyền thống như VNM, CTG, BID…, còn đến từ sự khởi sắc của các mã mới lên sàn như PLX, VJC, NVL… hay các mã đã giảm sâu và hồi phục mạnh mẽ trở lại như HAG, HNG, TCM…

So với cuối năm 2016, chỉ số Vnindex và Hnxindex tăng lần lượt +16,8% và 23,7% về điểm số trong khi giá trị giao dịch tăng lần lượt +67% và +2,6% so với cùng kỳ 2016.  Xét về diễn biến các nhóm ngành (theo phân ngành ICB) trong 6 tháng đầu năm, các nhóm ở top đầu có mức tăng trưởng vượt bậc, trong khi các nhóm ở top dưới giảm vừa phải, phù hợp với diễn biến tăng của chỉ số.

Trong đó, tăng trưởng nổi bật nhất thuộc về nhóm dược phẩm (+70,43%) với diễn biến tăng đồng đều ở hầu hết các mã trong ngành nhờ tăng trưởng tích cực ở kết quả kinh doanh, kết hợp với động lực đến từ việc mở room và M&A.

Tăng trưởng mạnh thứ 2 là ngành nông, thủy sản (+52,1%). Diễn biến tăng ấn tượng ở ngành này này chủ yếu có nguyên nhân đến từ diễn biến khởi sắc về giá ở các mã cổ phiếu đầu ngành là HAG và HNG. Các mã còn lại trong ngành này có diễn biến không quá nổi bật như DBC, NSC…

Ngành tăng trưởng tốt thứ 3 về mặt bằng giá cổ phiếu được chúng tôi ghi nhận là ngành bán lẻ (+45,6%) với mức tăng khá đồng đều ở hầu hết các cổ phiếu trong ngành như PNJ, TLG, PET và HAX… nhờ môi trường kinh doanh chuyển biến thuận lợi.

Đáng chú ý các ngành vốn hóa lớn có tác động mạnh đến diễn biến chỉ số cũng có diễn biến tích cực trong quý 1 năm nay như chứng khoán (+40%), BĐS (+36%), ngân hàng (+31%) và thực phẩm (+28%)...

Trong khi đó, các ngành thiết bị và dịch vụ y tế, dịch vụ dầu khí, công nghiệp phụ trợ và cao su chế biến là 4 ngành duy nhất giảm điểm (trong tổng số 34 ngành) trong giai đoạn 6 tháng đầu năm, với mức giảm lần lượt là -17%; -12%; -3,9% và -2,9%. Trong đó, đáng chú ý là ngành dịch vụ dầu khí giảm mạnh chủ yếu do diễn biến tiêu cực của PVD với lợi nhuận Q1 ở mức âm hơn 200 tỷ. Ngoài ra, đối với ngành cao su chế biến, giá nguyên liệu đầu vào ở mức cao so với cùng kỳ là nguyên nhân khiến cổ phiếu.

BĐS là một trong hai nhóm ngành khối ngoại bán ròng mạnh

Khối ngoại mua ròng kỷ lục trong 6 tháng đầu năm Trong 6 tháng đầu năm, khối ngoại đã mua vào hơn 8,7 nghìn tỷ đồng trên sàn HoSE, kỷ lục mới được thiết lập trên TTCK Việt Nam, sau khi bán ròng trong nửa cuối năm 2016.

Trên sàn HoSE, khối ngoại mua vào 56,5 nghìn tỷ đồng và bán ra 47,8 nghìn tỷ đồng, giá trị mua ròng đạt 8,72 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý là hoạt động mua ròng của khối ngoại các năm trước có xu hướng giảm dần và khối này đã bán ròng trong năm 2016.

BVSC cho rằng chuyển biến chính trong nội tại cơ bản của TTCK Việt Nam khiến khối ngoại quay trở lại xu thế mua ròng trong nửa đầu năm 2017, bất chấp mặt bằng giá cổ phiếu đã ở mức cao hơn trước, là nhờ làn sóng niêm yết của các doanh nghiệp vốn hóa lớn trong hơn 1 năm trở lại đây, có thể kể đến các tên đáng chú ý như PLX, NVL, JVC, SAB, BHN, ACV... và các doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết trong thời gian tới như Techcombank, Lien Viet Post bank, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) và Tập đoàn Lộc Trời..., cùng với việc mở room ở một số các doanh nghiệp đầu ngành tiêu biểu như VNM và SSI.

Có thể nhận thấy đa số các mã cổ phiếu vốn hóa lớn sau khi lên sàn đều được khối ngoại mua ròng mạnh như PLX, NVL, VJC và SAB... Bên cạnh thu hút tốt nguồn vốn ngoại, việc nhiều doanh nghiệp vốn hóa lớn có mặt trên sàn giúp nhà đầu tư nước ngoài có thêm nhiều lựa chọn khi đầu tư vào TTCK Việt Nam, cũng là yếu tố giúp TTCK Việt Nam được định giá cao hơn so với quá khứ.

Xét riêng giao dịch khớp lệnh của khối ngoại trên sàn HoSE trong 6 tháng đầu năm, khối này đẩy mạnh mua vào các ngành hàng hàng tiêu dùng (+3,7 nghìn tỷ đồng), công nghiệp (2,2 nghìn tỷ đồng), tài chính (799 tỷ đồng) và dầu khí (791 tỷ đồng).

Trong khi đó, khối ngoại bán ròng duy nhất 2 ngành là BĐS (611 tỷ đồng) và vật liệu cơ bản (141 tỷ đồng). Bên cạnh đó, thị trường còn đang được hỗ trợ tốt bởi động thái mua ròng của khối ngoại trong nửa đầu năm nay, bất chấp khối này bán ròng khá mạnh trong năm 2016. Hoạt động sản xuất kinh doanh của

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top