Aa

Cơ sở hạ tầng - đòn bẩy thúc đẩy bất động sản

Chủ Nhật, 03/03/2019 - 20:01

Khi quỹ đất ở các khu vực trung tâm ngày càng trở nên hạn hẹp, việc mở rộng phát triển dự án mới dọc theo những trục giao thông công cộng lớn là điều tất yếu của hầu hết các tỉnh thành. Thực tế cho thấy, ở những khu vực có hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư hoàn thiện, thị trường bất động sản thường có sự bứt phá.

Hạ tầng đồng bộ tạo động lực phát triển dự án mới

Cuối tháng 11/2018, UBND TP.HCM quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Một trong những nội dung đáng chú ý là chủ trương mở rộng việc phát triển các dự án “bám” theo công trình hạ tầng giao thông kết nối. Cụ thể, theo định hướng nhà ở của TP.HCM đến năm 2025, phát triển nhà ở gắn với phát triển đô thị thành phố trên quan điểm phát triển Vùng TP.HCM với hệ thống giao thông hiện đại (gồm đường sắt trên cao, metro, xe buýt nhanh…).

Trước khi có chủ trương này, thực tế việc dự án “ăn theo” hạ tầng đã được các doanh nghiệp địa ốc ráo riết thực hiện. Xu hướng đón lõng hạ tầng rõ nét nhất trước đó tập trung ở khu Đông của TP.HCM, nơi hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ với Metro số 1, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, hầm Thủ Thiêm và trục đường Mai Chí Thọ, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM cơ sở 2, Bến xe miền Đông mới…

Cơ sở hạ tầng - đòn bẩy thúc đẩy bất động sản

Cơ sở hạ tầng - đòn bẩy thúc đẩy bất động sản

Khi tuyến metro đầu tiên tại TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên) được đầu tư, dù chưa chính thức đi vào hoạt động, nhưng dọc theo cung đường này đã xuất hiện hàng loạt dự án bất động sản lớn, cung ứng cho thị trường gần 80.000 căn hộ, chiếm hơn 40% tổng lượng căn hộ của thị trường TP.HCM. Còn dọc theo trục đường Mai Chí Thọ và cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thuộc địa bàn quận 2, quận 9, hàng loạt dự án của các chủ đầu tư Vingroup, Novaland, Đất Xanh, Khang Điền… liên tục ra đời, thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Có thể thấy, dù đất trung tâm vẫn luôn nóng, nhưng khi hạ tầng vùng ven được đầu tư đồng bộ sẽ tạo cơ sở để mở mà TP.HCM là ví dụ điển hình. Dư địa về quỹ đất để phát triển dự án mới dọc các trục giao thông lớn còn nhiều, cộng thêm chủ trương về phát triển thị trường của thành phố, dự báo xu hướng phát triển của thị trường bất động sản TP.HCM thời gian tới vẫn tập trung dọc các trục giao thông.

Cơ sở hạ tầng - đòn bẩy thúc đẩy bất động sản

Cơ sở hạ tầng - đòn bẩy thúc đẩy bất động sản

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, cần phát triển các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí cạnh các tuyến metro ở ngoại ô để tạo sự thu hút đối với cư dân từ khu trung tâm ra ngoại ô mua sắm, vui chơi. Nếu làm được như vậy, các tuyến metro sẽ khai thác được 2 chiều một cách hiệu quả.

Hạ tầng phải đi trước một bước

Ở khu vực phía Bắc, một minh chứng rõ nét cho thấy tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển của ngành bất động sản là ở tỉnh Quảng Ninh. Những năm gần đây, tỉnh này đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, nhất là về cơ sở hạ tầng, là một trong những yếu tố thúc đẩy bất động sản khu vực này tăng nhanh.

“Cơ sở hạ tầng phải đi trước bất động sản một bước”, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn phát triển CBRE

Từ khi cầu Bạch Đằng, nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tới Hạ Long được đưa vào sử dụng, tuyến cao tốc từ Hạ Long đi Hải Phòng đã được gia tăng sức mạnh để Quảng Ninh phát triển. Việc hoàn thiện tuyến cao tốc này giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội xuống Hạ Long chỉ còn khoảng 90 phút đi bằng ô tô.

Cơ sở hạ tầng - đòn bẩy thúc đẩy bất động sản

Cơ sở hạ tầng - đòn bẩy thúc đẩy bất động sản

Sự nâng cấp, cải tạo hạ tầng giao thông, tập trung phát triển mũi nhọn du lịch, mở cửa đón nhà đầu tư… đã trở thành những động lực quan trọng giúp Quảng Ninh thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư bất động sản rót vốn. Theo nhận định của Phó chủ tịch UBND tỉnh Vũ Văn Diện, việc phát triển nhanh các công trình hạ tầng đã gia tăng sự hấp dẫn cho bất động sản Quảng Ninh, góp phần tăng ngân sách địa phương. Bằng chứng là thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn như Vingroup, Sungroup, FLC, BIM Group, CEO Group… liên tục đầu tư mạnh vào bất động sản tại vùng đất giàu tiềm năng này.

Các chủ đầu tư cũng chọn loại hình phát triển rất đa dạng, từ các khu nhà ở, biệt thự, chung cư… cho tới condotel, shophouse, rồi các khu vui chơi giải trí quy mô lớn, hệ thống sân golf hiện đại. Có thể nói, các nhà đầu tư đang biến Quảng Ninh thành một thị trường bất động sản ngày càng sôi động, phát triển theo quy mô lớn và trở thành thiên đường nghỉ dưỡng ở phía Bắc.

Cơ sở hạ tầng - đòn bẩy thúc đẩy bất động sản

Cơ sở hạ tầng - đòn bẩy thúc đẩy bất động sản

TS. Nguyễn Hữu Thủy, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Quảng Ninh nhận định, sự phát triển về hạ tầng giao thông của Quảng Ninh là một trong những yếu tố quyết định tạo nên sức hút các dòng vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. Và tiềm năng của vùng đất ven biển này chắc chắn vẫn còn tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư trong tương lai.

Những ví dụ từ TP.HCM hay Quảng Ninh cho thấy, hạ tầng chỉn chu và đồng bộ là yếu tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy phát triển bất động sản. Điều này cũng đã được nhiều chuyên gia khẳng định.

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn phát triển CBRE

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn phát triển CBRE

Tại buổi trao đổi thông tin về “Thị trường bất động sản châu Á-Thái Bình Dương: Cơ hội và triển vọng thị trường Việt Nam” do CBRE tổ chức, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn phát triển CBRE cho rằng, để phát triển bất động sản trước tiên, phải có quy hoạch cơ sở hạ tầng tổng thể, từ toàn bộ thành phố, xuống quận, phường; sau đó là quy hoạch chi tiết cho từng khu đất một.

Chẳng hạn, trong quy hoạch tổng thể này phải ghi rõ mật độ xây dựng, mật độ dân số… để biết được khu vực này trong tương lai có dân số bao nhiêu, khu vực nào tập trung nhiều văn phòng, khu vực nào nhiều trung tâm thương mại, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng trước... “Cơ sở hạ tầng phải đi trước bất động sản một bước”, bà Dung nói.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top