Aa

Con số cảnh báo cho tương lai Đà Lạt từ người Pháp

Thứ Sáu, 29/03/2019 - 14:01

Con số cảnh báo cho tương lai Đà Lạt từ người Pháp; Vinataba lại nổi tiếng!; Condotel, officetel dài cổ đợi pháp lý?... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

Con số cảnh báo cho tương lai Đà Lạt từ người Pháp

Hơn 90 năm trước, những kiến trúc sư người Pháp quy hoạch Đà Lạt tính toán đã cảnh báo về nguồn nước ngầm, nước bề mặt chỉ đủ cung ứng cho khoảng 120.000 người.

Quy hoạch chi tiết 1/500 và thiết kế đô thị khu trung tâm Hòa Bình – TP Đà Lạt

Quy hoạch chi tiết 1/500 và thiết kế đô thị khu trung tâm Hòa Bình – TP Đà Lạt

Với "Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỷ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, TP Đà Lạt" được tỉnh Lâm Đồng công bố, giới chuyên môn đánh giá sẽ thay đổi hoàn toàn diện mạo khu trung tâm hơn 30ha, bao gồm toàn bộ diện tích từ bờ phía bắc Hồ Xuân Hương.

Theo quy hoạch, chỉ có ngôi chợ Đà Lạt còn giữ lại, rạp hát Hòa Bình đã có từ thế kỷ trước là ký ức gắn bó với nhiều thế hệ và du khách sẽ bị dỡ bỏ để xây khu phức hợp cao cấp, dinh tỉnh trưởng trên đồi thông hay còn gọi là khu vực đồi Dinh rộng 4,43 ha đã có từ năm 1910 gắn với lịch sử Đà Lạt cũng bị dời đi nơi khác để xây dựng các trung tâm thương mại cùng với khách sạn với 7 tầng nổi (chưa tính các tầng hầm).

Đà Lạt có thể cần cải tạo lại cho phát thiển, nhưng không nhất thiết phá vỡ cảnh quan tự nhiên. Khu trung tâm vốn nhỏ hẹp càng không thể gánh thêm nhu cầu mới. Trung tâm thương mại, khách sạn, nhà cao tầng có thể xây dựng ngoài phạm vi trung tâm Đà Lạt. Hãy thận trọng xử lý tốt mối quan hệ giữa cải tạo xây dựng đô thị và giữ gìn di sản, bản sắc để phát triển bền vững, thật sự phục vụ người dân, bất kỳ ai đến cũng có thể thấy được giá trị văn hóa kiến trúc Đà Lạt.

Xem chi tiết tại đây

Vinataba lại nổi tiếng!

Năm 2017, Vinataba nộp ngân sách Nhà Nước lên 10.900 tỷ đồng, vượt trên 25% kế hoạch, tăng xấp xỉ 13% so với năm trước. Tổng doanh thu đạt trên 25.600 tỷ đồng, vượt gần 10% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế lần đầu tiên đạt và vượt mốc 2.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân toàn Tổ hợp Tổng công ty tăng 24% so với năm 2016.

Xuất khẩu của Vinataba đạt xấp xỉ 178 triệu USD, đều vượt kế hoạch và tăng so với năm trước đó.

Dưới sự quản lý của Bộ Công Thương, Vinataba đã nỗ lực vượt nhiều khó khăn để đạt kết quả kinh doanh sáng. Điều này khiến dư luận những ngày gần đây phải đặt câu hỏi, không hiểu vì sao Bộ công thương và Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp lại giới thiệu cán bộ không đủ tiêu chuẩn về làm Tổng Giám đốc doanh nghiệp này.

Ban chấp hành Đảng ủy Vinataba mới đây tổ chức họp lấy phiếu thăm dò tín nhiệm chức danh Tổng giám đốc Vinataba đối với ông Nguyễn Thành Nam (cựu Tổng giám đốc Sabeco). Phiên họp lấy phiếu tín nhiệm có 34 Ủy viên Ban chấp hành Đảng ủy Vinataba và chỉ đạt 8,8% (3/34) phiếu tín nhiệm.

Xem chi tiết tại đây

TP.HCM: Vướng thủ tục pháp lý đầu tư, dự án nhà ở mới sụt giảm mạnh

Sáng 28/3, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cùng các sở ngành đã có buổi làm việc với Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoRea) về tình hình đầu tư, kinh doanh bất động sản trên địa bàn.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Horea, cho biết 3 tháng đầu năm 2019, các doanh nghiệp bất động sản lo ngại trước tình trạng nhiều dự án bất động sản bị ách tắc, không được cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết kịp thời, làm sụt giảm nguồn thu ngân sách nhà nước từ bất động sản.

Theo ông Châu, nguyên nhân khách quan do hệ thống pháp luật vẫn chưa đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ. Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, chồng chéo, dẫn đến cơ chế "xin-cho", tiêu cực. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan do công tác thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, có biểu hiện thiếu trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, chuyển hồ sơ lòng vòng, không dám nêu chính kiến giải quyết; vẫn nhũng nhiễu, "hành" doanh nghiệp.

Còn theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, từ đầu năm đến nay số lượng cấp phép các dự án nhà ở thuộc thẩm quyền Sở Xây dựng giảm 63%; các dự án được chủ đầu tư thực hiện các thủ tục để được công nhận chủ đầu tư giảm mạnh; các dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai cũng giảm mạnh… “Nếu không có những giải pháp kịp thời tháo gỡ tình hình sẽ khó khăn nhiều hơn nữa”, ông Trần Trọng Tuấn - Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, khuyến cáo.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa 

Condotel, officetel dài cổ đợi pháp lý?

Sau một thời gian im ắng, câu chuyện địa vị pháp lý dành cho condotel, officetel lại một lần nữa gây sự chú ý.

Giới phân tích cho rằng, có nhiều dấu hiệu cho thấy khung pháp lý cho sản phẩm condotel, officetel có thể vẫn phải chờ đợi trong năm 2019 bởi điều quan trọng là Bộ Xây dựng và các bộ vẫn chưa có thông tin chi tiết về thời gian ban hành những văn bản pháp lý hoặc sửa đổi Luật Đất đai. Trong khi theo kết quả cuộc khảo sát đối với khoảng 500 doanh nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia thì có đến gần 60% ý kiến cho rằng pháp lý chưa rõ ràng là nút thắt lớn nhất hãm dòng vốn đầu tư vào loại hình condotel, officetel. Sự “bùng nhùng” pháp lý sẽ khiến sức cầu với những sản phẩm này trong năm 2019 sẽ không thể tăng như dự báo của nhiều chuyên gia.

Tìm hiểu thực tế thị trường, anh Trần Ngọc Hải – nhà đầu tư có thâm niên 6 năm “lướt sóng” đủ các dòng sản phẩm bất động sản chia sẻ hiện anh đang "ôm" hơn 10 căn condotel trải dài từ Bắc vào Nam gần 2 năm nay. Chôn “một đống của” quá lâu, đến nay anh Hải đang dần cạn vốn đầu tư nếu muốn chuyển sang dòng sản phẩm khác.

Xem chi tiết tại đây

Dự án đại học Quốc gia tại Hoà Lạc được bổ sung 335 tỷ đồng

Theo thông tin từ Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), tại phiên họp thứ 32, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã có văn bản về việc công bố 04 Nghị quyết của UBTVQH khóa XIV. Trong đó nổi bật là Nghị quyết việc điều chuyển kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước của Dự án Đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.

Cụ thể, Điều chỉnh giảm 335,018 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Xây dựng, tăng kế hoạch vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Đại học Quốc gia Hà Nội là 335,018 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước là 272,223 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 5 tỷ đồng và vốn dự phòng 10% là 57,795 tỷ đồng để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc trong giai đoạn 2018 - 2020.

Đồng thời, điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đầu tư năm 2018 của Bộ Xây dựng là 59 tỷ đồng, tăng kế hoạch vốn đầu tư năm 2018 của Đại học Quốc gia Hà Nội là 59 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước là 54 tỷ đồng và vốn nước ngoài là 5 tỷ đồng để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/3/2019.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top