Aa

Cổng làng - Nét xưa nép mình trong phố thị

Thứ Tư, 14/11/2018 - 23:30

Giữa một Thủ đô hiện đại, văn minh, náo nhiệt, đôi khi chúng ta lại bắt gặp hình ảnh chiếc cổng làng cũ, gợi nhớ đến một Hà Nội thân thuộc xưa kia.

Giống như cây đa, giếng nước, sân đình... chiếc cổng làng từ xa xưa đã là hiện thân của những làng quê Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã dần xóa nhòa đi những hình ảnh này. Một vài chiếc cổng làng còn sót lại giống như dấu tích thời gian, "vẽ" thêm đôi nét xưa cho những con phố hiện đại, sầm uất.

Cổng Giếng làng Yên Thái (số 562 Thụy Khuê) - nơi vẫn giữ lại được con đường làng lát gạch nghiêng đỏ au. Cổng có kết cấu như một gian nhà lớn, làng Yên Thái vốn nổi tiếng với nghề làm giấy dó. Ngày xưa người làng Yên Thái làm giấy tốt nhất, loại dành để tiến cử triều đình hoặc giấy trắng tinh. Làng vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chính Minh về thăm nhân ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (06/01/1946).

Cổng Giếng làng Yên Thái (số 562 Thụy Khuê) - nơi vẫn giữ lại được con đường làng lát gạch nghiêng đỏ au. Cổng có kết cấu như một gian nhà lớn, làng Yên Thái vốn nổi tiếng với nghề làm giấy dó. Ngày xưa người làng Yên Thái làm giấy tốt nhất, loại dành để tiến cử triều đình hoặc giấy trắng tinh. Làng vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm nhân ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (06/01/1946). 

Trước đây làng Yên Thái có mấy cổng đi lại, ngoài cổng chính của làng là cổng Giếng, còn có hai cổng phụ là cổng Hầu và cổng Canh (cổng Xanh). Cổng Hầu nằm tại ngõ 530 Thụy Khuê, được trùng tu lại vào năm 1998. Cổng có tên cổng Hầu bởi ngày xưa ngay ở cổng vào thôn có nhiều bậc quan lại trí sĩ. Những vị quan hay chữ một thời, nay về nghỉ lập dinh tại đây. Cổng được lợp bằng ngói, vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính.

Trước đây làng Yên Thái có mấy cổng đi lại, ngoài cổng chính của làng là cổng Giếng, còn có hai cổng phụ là cổng Hầu và cổng Canh (cổng Xanh). Cổng Hầu nằm tại ngõ 530 Thụy Khuê, được trùng tu lại vào năm 1998. Cổng có tên cổng Hầu bởi ngày xưa ngay ở cổng vào thôn có nhiều bậc quan lại trí sĩ. Những vị quan hay chữ một thời, nay về nghỉ lập dinh tại đây. Cổng được lợp bằng ngói, vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính. 

Cổng Xanh ở đầu ngõ 514 Thụy Khuê, trải qua những thăng trầm lịch sử, cổng đã có dấu tích tàn phai của thời gian. Ngày xưa, chức năng đầu tiên của mỗi chiếc cổng làng là ngăn chặn sự xâm nhập của giặc cướp, đó là sự ra đời của tên gọi cổng Canh, bây giờ gọi chệch thành cổng Xanh.

Cổng Xanh ở đầu ngõ 514 Thụy Khuê, trải qua những thăng trầm lịch sử, cổng đã có dấu tích tàn phai của thời gian. Ngày xưa, chức năng đầu tiên của mỗi chiếc cổng làng là ngăn chặn sự xâm nhập của giặc cướp, đó là sự ra đời của tên gọi cổng Canh, bây giờ gọi chệch thành cổng Xanh.

Cổng đình làng An Thọ ở địa chỉ số 528 thụy Khuê được xây dựng vào năm 1127 dưới triều vua Lý Nhân Tông. Tính đến nay, cổng có tuổi đời cả trăm năm.

Cổng đình làng An Thọ ở địa chỉ số 528 thụy Khuê được xây dựng vào năm 1127 dưới triều vua Lý Nhân Tông. Tính đến nay, cổng có tuổi đời cả trăm năm. 

Cổng làng Đông Xã số 444 Thụy khuê, với dòng chữ “An Đông chính lộ” còn khá nguyên vẹn ghi ở chính giữa. Cổng mang đặc trưng của làng quê ngày xưa với câu đối hai bên cổng làng. Sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954) chiếc cổng làng không còn chức năng bảo vệ sự xâm nhập từ bên ngoài, nhưng cho đến nay người dân vẫn coi trọng và gìn giữ.

Cổng làng Đông Xã số 444 Thụy khuê, với dòng chữ “An Đông chính lộ” còn khá nguyên vẹn ghi ở chính giữa. Cổng mang đặc trưng của làng quê ngày xưa với câu đối hai bên. Sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954) chiếc cổng làng không còn chức năng bảo vệ sự xâm nhập từ bên ngoài, nhưng cho đến nay người dân vẫn coi trọng và gìn giữ.

Cổng Giáp Bắc còn được gọi là cổng Giếng, cổng chính của làng Hồ Khẩu (hay còn gọi là làng Hồ), số 378 Thụy Khuê. Cổng nằm phía bên trái tam quan đình. Cổng làng truyền thống với đôi câu đối miêu tả nét đẹp của người dân trong làng, nây được trùng tu rất đẹp mắt.

Cổng Giáp Bắc còn được gọi là cổng Giếng, cổng chính của làng Hồ Khẩu (hay còn gọi là làng Hồ), ở số 378 Thụy Khuê. Cổng nằm phía bên trái tam quan đình. Cổng làng truyền thống với đôi câu đối miêu tả nét đẹp của người dân trong làng, nay được trùng tu đẹp mắt. 

Tuy không phải cổng chính làng Hồ Khẩu, nhưng cổng Hồ Ấp là cổng làng bề thế nhất trên đường Thụy Khuê. Cổng còn giữ lại khá nguyên vẹn những nét kiến trúc cổ với hệ thống tam quan (3 cổng gồm 1 cổng chính và 2 cổng phụ); phía trên cổng có bốn chữ “Hồ Ấp đình môn”. Xưa kia, đây đơn thuần là cổng đình làng, nhưng từ khi chợ làng họp tại đây, cổng Hồ Ấp còn được gọi là cổng Chợ. Hiện nay, người làng Hồ vẫn duy trì họp chợ vào mỗi sáng. Cổng này vẫn giữ nguyên bậc tam cấp bằng đá xanh, chỉ người đi bộ mới qua được và có chiếu nghỉ rộng, hai bên có nghê chầu.

Tuy không phải cổng chính làng Hồ Khẩu, nhưng cổng Hồ Ấp là cổng làng bề thế nhất trên đường Thụy Khuê. Cổng còn giữ lại khá nguyên vẹn những nét kiến trúc cổ với hệ thống tam quan (3 cổng gồm 1 cổng chính và 2 cổng phụ); phía trên cổng có bốn chữ “Hồ Ấp đình môn”. Xưa kia, đây đơn thuần là cổng đình làng, nhưng từ khi chợ làng họp tại đây, cổng Hồ Ấp còn được gọi là cổng Chợ. Hiện nay, người làng Hồ vẫn duy trì họp chợ vào mỗi sáng. Cổng này vẫn giữ nguyên bậc tam cấp bằng đá xanh, chỉ người đi bộ mới qua được và có chiếu nghỉ rộng, hai bên có nghê chầu. 

Cổng Chùa là cổng phụ của làng Hồ Khẩu nằm ở ngõ 370 Thụy Khuê. Cổng mới được trùng tu vào năm 2017 nên trông còn khá mới.

Cổng Chùa là cổng phụ của làng Hồ Khẩu nằm ở ngõ 370 Thụy Khuê. Cổng mới được trùng tu vào năm 2017 nên trông còn khá mới. 

Cổng Giáp Đông nằm ở số 324 Thụy Khuê được sơn màu vàng khá bắt mắt. Năm 1994, cổng Giáp Ðông được dân làng Hồ Khẩu phục dựng lại nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Thủ đô. Trên cổng có khắc chữ “Ðông Giáp môn”.

Cổng Giáp Đông nằm ở số 324 Thụy Khuê. Năm 1994, cổng Giáp Ðông được dân làng Hồ Khẩu phục dựng lại nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Thủ đô. Trên cổng có khắc chữ “Ðông Giáp môn”.

Cổng làng cốm Vòng - chiếc cổng tam quan mới được xây dựng lại to đẹp, bề thế là dấu hiệu nhận biết của một làng nghề nức tiếng Hà Thành với đặc sản cốm làng Vòng. Khi xưa, làng Vòng thuộc vùng ngoại thành phía Tây Hà Nội, nhưng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nay đã trở thành khu vực trung tâm nằm trên phố Trần Thái Tông, phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Làng Vòng còn có tên gọi khác là Thôn Hậu.

Cổng làng Cốm Vòng - chiếc cổng tam quan mới được xây dựng lại to đẹp, bề thế là dấu hiệu nhận biết của một làng nghề nức tiếng Hà Thành với đặc sản cốm làng Vòng. Khi xưa, làng Vòng thuộc vùng ngoại thành phía Tây Hà Nội, nhưng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nay đã trở thành khu vực trung tâm nằm trên phố Trần Thái Tông, phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy. Làng Vòng còn có tên gọi khác là Thôn Hậu.

Cổng đình làng Hậu (đình Dịch Vọng Hậu) nằm ở phố Trần Thái Tông hay có tên nôm là đình làng Vòng, tương truyền có từ thời Lý. Trải qua nhiều lần tôn tạo, diện mạo cổng làng giờ đây mới và khang trang hơn rất nhiều.

Cổng đình làng Hậu (đình Dịch Vọng Hậu) nằm ở phố Trần Thái Tông hay có tên nôm là đình làng Vòng, tương truyền có từ thời Lý. Trải qua nhiều lần tôn tạo, diện mạo cổng làng giờ đây mới và khang trang hơn rất nhiều.

Cổng làng Sở ở ngõ 105 Hồ Tùng Mậu đươc xây dựng vào năm 1938. Cổng làng thuộc loại cổng làng cổ phổ biến thời xa xưa, loại cổng một lối đi và có thêm “cổng mã” ở hai bên.

Cổng làng Sở ở ngõ 105 Hồ Tùng Mậu đươc xây dựng vào năm 1938. Cổng làng thuộc loại cổ, phổ biến thời xa xưa, loại cổng một lối đi và có thêm “cổng mã” ở hai bên.

Cổng làng Phú Mỹ nằm trên đường Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Làng Phú Mỹ xưa có tên là làng Quả Hối thuộc tổng Phương Canh (Từ Liêm). Đầu thế kỷ XV, làng Quả Hối được đổi tên thành Phú Mỹ trang.

Cổng làng Phú Mỹ nằm trên đường Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Làng Phú Mỹ xưa có tên là làng Quả Hối thuộc tổng Phương Canh (Từ Liêm). Đầu thế kỷ XV, làng Quả Hối được đổi tên thành Phú Mỹ trang.

Cổng làng Trung Kính Thượng nằm ven bờ sông Tô Lịch, ở ngõ 189 Nguyễn Ngọc Vũ. Làng Trung Kính Thượng vốn là bộ phận gốc của làng Trung Kính. Xa xưa, làng Trung Kính có tên là Kính Chủ, sau được đổi tên thành Trung Kính. Theo thần phả và truyền thuyết, cuối đời Hùng Vương, làng Kính Chủ đã chia làm hai làng Thượng và Hạ (làng Giàn).

Cổng làng Trung Kính Thượng nằm ven bờ sông Tô Lịch, ở ngõ 189 Nguyễn Ngọc Vũ. Làng Trung Kính Thượng vốn là bộ phận gốc của làng Trung Kính. Xa xưa, làng Trung Kính có tên là Kính Chủ, sau được đổi tên thành Trung Kính. Theo thần phả và truyền thuyết, cuối đời Hùng Vương, làng Kính Chủ đã chia làm hai làng Thượng và Hạ (làng Giàn).

Cổng làng Giáp Nhất – Nhân Chính được xây dựng từ năm 1919, cổng được tu sửa vào năm 1975. Cổng làng có kiến trúc khác với những cổng cổ: chỉ có một cổng vòm và 2 cửa trước sau. Giữa cổng là một mái vòm rộng như một gian nhà. Phía trước và phía sau đều có văn tự đề trên nóc và hai câu đối.br class=

Cổng làng Giáp Nhất – Nhân Chính nằm trong phố Giáp Nhất được xây dựng từ năm 1919, cổng được tu sửa vào năm 1975. Cổng làng có kiến trúc khác với những cổng cổ: chỉ có một cổng vòm và 2 cửa trước sau. Giữa cổng là một mái vòm rộng như một gian nhà. Phía trước và phía sau đều có văn tự đề trên nóc và hai câu đối.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top