Aa

Công trình xanh – giải pháp khẩn cấp cho biến đổi môi trường

Thứ Ba, 19/03/2019 - 23:30

Sau hơn ba thập kỷ, những lợi ích mà các tòa nhà xanh có thể đem lại cho cuộc sống con người có rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta vẫn gặp nhiều khó khăn và tiếp tục thất bại trong việc thiết kế và xây dựng các công trình xanh nhằm xây dựng một môi trường xanh, lành mạnh, một môi trường không còn là tác nhân chính trực tiếp gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu.

Khí thải nhà kính sẽ không tự nhiên mất đi

Nền nhiệt chung của toàn Trái Đất đã tăng lên khoảng 10 độ C kể từ thế kỷ 19 và vẫn không ngừng tăng cho đến thời điểm hiện tại. Đây là một lời cảnh báo nguy hiểm đe dọa đến sự ổn định và chất lượng cuộc sống, môi trường của con người và các loài động thực vật khác trên Trái Đất. 

Trong báo cáo gần đây, Hội đồng liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc kêu gọi các nhà chức trách cầm quyền, các nhà quy hoạch cùng toàn thể người dân hãy đưa ra giải pháp và thay đổi khẩn cấp và quyết liệt để giảm phát thải khí nhà kính (GHG) ra ngoài môi trường.

Hiện tại, các thành phố trên thế giới đang bắt đầu gia tăng các chính sách cam kết chính thức liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Các nhà quy hoạch và phát triển đô thị, các kỹ sư, kiến ​​trúc sư và các nhà thiết kế đã xây dựng nên ngành công nghiệp môi trường. Cách đây hơn 30 năm, ngành công nghiệp này đã tạo nên những tòa nhà mang màu xanh lá cây.

Thực tế đã chứng minh, những công trình xanh có thể sử dụng ít năng lượng hơn, có khả năng lưu trữ năng lượng, thậm chí là tự tạo ra năng lượng tại chỗ. Tất nhiên, việc xây dựng các công trình như thế này cũng cần có chính sách, quy định rõ ràng, cụ thể và được khuyến khích thì mới có thể đưa vào kinh doanh trong thị trường.

Một công trình xanh tại Singapore (Nguồn ảnh: Eco-business)

Một công trình xanh tại Singapore (Nguồn ảnh: Eco-business)

Các khối Liên minh trên toàn cầu về công trình xây dựng báo cáo rằng lượng khí thải CO2 mà ngành xây dựng đang thải ra môi trường đang tăng lên 3% mỗi năm tính từ năm 2010.

Các kiến ​​trúc sư đã chỉ ra rằng, việc xây dựng các tòa nhà xanh là một giải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng khí hậu. Thay vì là một phần nguyên nhân của vấn đề phát thải khí nhà kính GHG gây ô nhiễm môi trường, các tòa nhà xanh này không chỉ có thể giảm đáng kể nhu cầu năng lượng của chúng mà còn có thể tái tạo ra năng lượng sạch. 

Để thực hiện thành công các ý tưởng đó trong tương lai, “Architecture2030.org” - một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hoa Kỳ, gần đây đã đưa ra tiêu chuẩn “Zero Code” đối với các công trình mới được xây dựng ở mỗi quốc gia và trên quốc tế trong lĩnh vực này. Tiêu chuẩn này tập trung vào việc thiết kế các tòa nhà có hiệu suất năng lượng cao, không sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong suốt quá trình hoạt động. 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, rất nhiều kế hoạch và dự án “chống đối” còn tồn tại cùng với tiến độ thực hiện các dự án còn chậm đã tạo một rào cản lớn đối với việc giảm thiểu khí thải nhà kính. Trong khi đó, các động thái hiện tại nhằm giảm lượng khí thải GHG đều do các cá nhân, tổ chức tự nguyện và không có hình phạt nào cho việc đẩy lùi tốc độ thi hành các dự án. Vì vậy, thật khó để coi đây là một kế hoạch triển vọng để thay đổi chất lượng môi trường trong hiện tại.

Chứng chỉ LEED có hiệu quả?

Ở Bắc Mỹ, hầu hết các tòa nhà xanh được đánh giá bởi một hệ thống chứng nhận được gọi là  “LEED”. Nhưng một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tác động thực sự của bộ tiêu chí này đối với vấn đề giảm thiểu khí thải GHG là không chắc chắn. Một nghiên cứu cho thấy hiệu quả làm giảm lượng khí thải GHG của các dự án LEED là không khả quan như mong đợi . Ngược lại, hàng tá bài báo kết luận rằng LEED chủ yếu là một công cụ “quan hệ công chúng”.

Phiên bản gần đây nhất của LEED (v4) đã đánh giá về tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng sau khi hoàn thành xây dựng. Mặt khác, hiệu suất năng lượng của tòa nhà được đánh giá theo mô hình dự đoán dựa trên thiết kế của tòa nhà.

Tuy nhiên, điều đó cũng dẫn tới một nhược điểm tất yếu. Nếu các giáo sư cho sinh viên điểm A vào đầu học kỳ, để tùy chọn, đánh giá hiệu suất học tập và năng lực của họ vào cuối học kỳ, thì có bao nhiêu người sẽ gắn bó với điểm A? Điều này có ảnh hưởng gì đến việc học? Xây dựng cũng như vậy. Hiệu suất của các tòa nhà được chứng nhận LEED (và những tòa nhà chưa được chứng nhận) được đánh giá dựa trên bộ dữ liệu độc quyền và được đánh giá bằng cách cho điểm của Arc.

Như vậy, nếu chúng ta không biết các tòa nhà LEED đóng góp vào việc giảm phát thải GHG như thế nào, chúng ta không thể hy vọng chúng là một giải pháp cho tình trạng khẩn cấp của khí hậu hiện nay.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top