Cụ thể, phía Tây là khu Safari bao gồm: vườn thú mở, khu kỹ thuật, nhân giống và bệnh viện, chuồng trại tạm, điều hành, quảng trường, bãi đỗ xe. Đồng thời cũng là nơi vui chơi giải trí, với các khu chức năng: khu đón tiếp, mua sắm, ẩm thực và dịch vụ công cộng.
Phía Bắc là khu biệt thự và khách sạn gồm các nhà hàng, khu vui chơi trẻ em, cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao... Khu này được xây dựng thấp tầng, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên.
Trong đó các khu chức năng có cơ cấu tổ chức phân khu hợp lý, đảm bảo vệ sinh tại các khu nuôi thả động vật, an toàn cho du khách tham quan và người dân xung quanh công viên. Đồng thời, TP. HCM yêu cầu chủ đầu tư đánh phải phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường đề ra các giải pháp khắc phục cho dân cư, cảnh quan thiên nhiên.
Dự án Công viên Sài Gòn Safari tại xã An Nhơn Tây và xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, có tổng diện tích khoảng 457 ha. Khi hoàn thành, công viên du lịch sinh thái này có thể đón 1.800 khách lưu trú, 3.000 khách tham quan mỗi ngày cùng khoảng 500 nhân viên phục vụ.
Dự án được khởi động từ năm 2004 năm trước. Tuy nhiên, theo UBND thành phố do năng lực chủ đầu tư (Thảo cầm viên Sài Gòn) yếu, tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, dự án lớn nhưng khả năng sinh lợi thấp… khiến công viên Sài Gòn Safari sau hơn chục năm vẫn chưa thể triển khai. Thành phố đã cho thu hồi để giao đơn vị khác đầu tư.
Đến năm 2015, Công ty cổ phần Vinpearl đề xuất được đầu tư dự án công viên Sài Gòn Safari với vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD và đã được UBND TP. HCM chấp thuận cho phép thuê đơn vị tư vấn nước ngoài nghiên cứu lập điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch và lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Công viên Sài Gòn Safari.