Aa

Cuộc săn tìm nguồn vốn rẻ của "đại gia" địa ốc

Thứ Bảy, 17/06/2017 - 14:00

Đi tìm giải pháp cho "lỗ hổng" đổi đất lấy hạ tầng; Nhóm cổ phiếu vật liệu xây dựng tăng điểm tích cực; Hàng trăm dự án nhà đất 'xác chết' có cơ hội hồi sinh; Đại gia địa ốc săn tìm vốn rẻ... là một số tin tức nổi bật trên thị trường BĐS 24h qua.

Nhóm cổ phiếu vật liệu xây dựng tăng điểm tích cực

Thị trường chứng khoán trong nước đang có diễn biến phân hóa ở mức cao, dưới tác động thông tin quốc tế từ cuộc họp nâng lãi suất đồng USD của FED và số liệu xuất khẩu trong tháng 5. Riêng nhóm cổ phiếu vật liệu xây dựng đang tích cực ghi điểm nhờ tin tốt từ thị trường thép.

Đáng chú ý, phiên giao dịch ngày 15/5, nhóm cổ phiếu vật liệu xây dựng tăng điểm khá tích cực. Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Sàn Gòn (SSI), các mã ngành đá xây dựng như KSB (+1,8%), C32 (+0,8%), NNC (+0,1%) và DHA (+1,5%) đồng loạt tăng. Riêng cổ phiếu HPG tăng giá 2,4% nhờ lực mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó cổ phiếu HSG giảm 1,1%.

Xem chi tiết tại đây

 

Hàng trăm dự án nhà đất "xác chết" có cơ hội hồi sinh

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa kiến nghị với Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên môi trường liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư bất động sản.

 

Biệt thự, nhà phố tại một dự án ở quận 9, TPHCM xây dang dở rồi bỏ hoang nhiều năm nay - Ảnh: Thùy Linh

Biệt thự, nhà phố tại một dự án ở quận 9, TPHCM xây dang dở rồi bỏ hoang nhiều năm nay - Ảnh: Thùy Linh

Theo kiến nghị của HoREA với Bộ Xây dựng, Khoản 2 điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản đã quy định: “Chủ đầu tư chuyển nhượng đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng” có giảm nhẹ hơn một chút về điều kiện chuyển nhượng so với Luật Kinh doanh bất động sản 2006.

HOREA kiến nghị Bộ Xây dựng trình Chính phủ cho chuyển nhượng dự án kể từ giai đoạn sau khi đã giải phóng mặt bằng để nhà đầu tư mới có điều kiện đẩy nhanh việc thực hiện dự án, góp phần giải quyết hàng tồn kho trên thị trường bất động sản.

Xem chi tiết tại đây

Vì sao loạt đại gia ngoại “mở hầu bao” chiếm thị phần địa ốc Việt?

Những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) từ nước ngoài vào Việt Nam đã tăng trưởng mạnh, đặc biệt từ năm 2014, thị trường Việt Nam trở thành tâm điểm trên sân chơi M&A. Trong đó sự tập trung được dồn vào lĩnh vực BĐS, khiến cho lĩnh vực này được ví như một thỏi “nam châm” hút dòng tiền từ nước ngoài chảy vào.

Lý giải sức hút của thị trường BĐS Việt Nam đối với cái "đại gia" ngoại, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn của CBRE Việt Nam đưa ra 2 nguyên nhân.

Thứ nhất, thị trường BĐS Việt Nam có những chuyển động mang tính tích cực và những rào cản trước đây đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang dần được tháo gỡ.

Bên cạnh đó, những vấn đề liên quan đến các chính sách cũng như các thủ tục hành chính để giúp các nhà đầu tư tiếp cận với các nguồn thông tin khi họ đã xác định được một dự án hay một khu đất cần đầu tư đã bắt đầu thông thoáng, cởi mở hơn.

Xem chi tiết tại đây

Giải pháp nào cho "lỗ hổng" đổi đất lấy hạ tầng?

Trong phiên chất vấn của Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã đề cập đến thực trạng: "Một số công trình hiện nay sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước giúp giá trị đất của cả khu vực tăng lên, tuy nhiên phần tăng lên này lại sau đó doanh nghiệp lại là người được hưởng, dù không bỏ vốn đầu tư".

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp: "Khi giải tỏa mặt bằng, Nhà nước cần thực hiện giải tỏa thêm diện tích hai bên đường; sau khi xây dựng xong hạ tầng cơ bản sẽ thực hiện đấu giá khu đất đó để hưởng giá trị địa tô".

Xem chi tiết tại đây

 

Đại gia địa ốc săn tìm vốn rẻ

Nhân dịp công bố quỹ đất mới phát triển 1.200 căn hộ giai đoạn 2017-2018 với quỹ đầu tư Nhật, Chủ tịch công ty bất động sản có trụ sở tại quận 3, TP HCM xác nhận doanh nghiệp đã vay hàng trăm tỷ đồng từ đối tác ngoại. Lãi suất vay được tiết lộ 5% một năm, khá cạnh tranh so với việc vay từ ngân hàng trong nước hiện nay. Lãnh đạo công ty này cho rằng việc tận dụng được nguồn vốn rẻ giúp doanh nghiệp an tâm chuẩn bị dự án.

Đại diện quỹ đầu tư Nhật cho biết việc cho đối tác Việt Nam vay là một phần cam kết hợp tác, song song đó còn có đầu tư tài chính và tham gia vào quá trình phát triển dự án. Hoạt động cho vay cũng mang lại nguồn lợi tức nhất định cho quỹ khi dự án ở giai đoạn mới khởi động, chưa ghi nhận doanh thu. Trong khi đó, công ty Việt Nam cũng được lợi là huy động được nguồn vốn lãi suất cạnh tranh.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top