Aa

Đa số đại biểu muốn giữ nguyên tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia

Thứ Ba, 04/06/2019 - 03:30

Tại cuộc thảo luận sáng 3/6, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên các tiêu chí về tổng mức đầu tư trong phân loại các dự án như quy định của Luật hiện hành.

Sáng 3/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội đã tiến hành lấy ý kiến đại biểu Quốc hội bằng hệ thống điện tử đối với một số nội dung trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Theo đó, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên các tiêu chí về tổng mức đầu tư trong phân loại các dự án như quy định của Luật hiện hành.

Toàn cảnh phiên họp

Toàn cảnh phiên họp

Trong khi đó, Chính phủ và một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị điều chỉnh dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10.000 tỷ lên 20.000 tỷ đồng, mức vốn dự án A, B, C tăng lên tương ứng để phù hợp với thực tiễn.

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có gồm 6 chương, 101 điều quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công. Luật này thay thế cho Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13.

Cho rằng đây là nội dung còn ý kiến khác nhau và mỗi phương án đều có ưu, nhược điểm riêng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã xin ý kiến đại biểu Quốc hội về 2 phương án và căn cứ lựa chọn như sau:

Phương án thứ nhất, giữ tiêu chí phân loại dự án như quy định hiện hành, vì: Điều 11 của Luật Đầu tư công hiện hành đã quy định về điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công thực hiện trong trường hợp chỉ số giá có biến động lớn hoặc có điều chỉnh lớn về phân cấp đầu tư công…

88,6% ý kiến đại biểu đồng tình việc giữ\\\\\\\\

88,6% ý kiến đại biểu đồng tình việc giữ tiêu chí phân loại dự án trọng điểm quốc gia như quy định hiện hành.

Phương án thứ hai, sẽ điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10.000 tỷ lên 20.000 tỷ đồng, mức vốn dự án A, B, C tăng lên tương ứng gấp 2 lần mức hiện hành.

Nguyên nhân là do: Cần điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án lên cho phù hợp với thực tiễn biến động giá cả và quy mô dự án; mức vốn 10.000 tỷ đồng để xác định dự án quan trọng quốc gia được áp dụng từ năm 1997 theo Nghị quyết 05/NQ-1997-QH10 và được quy định tại Luật đầu tư công (năm 2014) là 10.000 tỷ đồng.

Trên thực tế, sau gần 4 năm thực hiện Luật Đầu tư công, tổng mức tăng thêm của cả tăng trưởng kinh tế và tăng giá là khoảng 52%, theo đó, có thể điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án tăng lên khoảng 1,5 lần.

Tuy nhiên, để bảo đảm Luật Đầu tư công (sửa đổi) sau khi được thông qua sẽ áp dụng phù hợp trong dài hạn, cần điều chỉnh mức vốn đầu tư của các dự án quan trọng quốc gia tăng so với quy định hiện hành, lên 20.000 tỷ đồng.

Sau thời gian biểu quyết, có 367/429 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành với phương án 1 (chiếm 75,83% tổng số đại biểu Quốc hội) và chỉ có 57/429 đại biểu tham gia biểu quyết không tán thành với phương án 1 (chiếm 11,78% tổng số đại biểu Quốc hội).

Trước kết quả đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, với đa số đại biểu Quốc hội tán thành với phương án 1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo đa số ý kiến đại biểu Quốc hội.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top