Đại diện SME VPBank: Dịch vụ - sản phẩm số là “phao cứu sinh“ hữu hiệu nhất cho mọi doanh nghiệp
PV: Trong nửa đầu năm nay, cả nước ghi nhận hàng nghìn SME gặp khó khăn, không thể kinh doanh và tiếp cận khách hàng bởi giãn cách xã hội. VPBank nhận định “điểm nghẽn” đó như thế nào?
Ông Đào Gia Hưng: Dịch Covid-19 đang giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Việt Nam. Với diễn biến phức tạp của dịch, xu hướng thay đổi thói quen trong sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày đã bùng nổ khi ước tính khoảng 50% người dân giảm tần suất ghé thăm các siêu thị, cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống mà thay đổi sang hình thức online nhiều hơn.
Đứng trước những khó khăn do thay đổi về hành vi tiêu dùng và giãn cách xã hội nghiêm ngặt, nhiều SME do không xoay xở kịp mô hình kinh doanh, có phương thức bán hàng phù hợp, dẫn đến doanh thu sụt giảm, thu hẹp sản xuất hay thậm chí giải thể. Chưa kể việc tiếp cận nguồn vốn để duy trì hoạt động cũng trở nên vô cùng khó khăn. Thiếu vốn, sụt đầu ra là 2 “nút thắt” chủ yếu dẫn đến sự quẩn quanh ở rất nhiều SME, nhất là những doanh nghiệp siêu nhỏ.
PV: VPBank đã đóng góp những dịch vụ nào để giúp các doanh nghiệp cởi “nút thắt” đó?
Ông Đào Gia Hưng: Mục tiêu của chúng tôi là hỗ trợ cho “dòng máu” của doanh nghiệp luôn được thông suốt.
Đầu tiên là mở tài khoản doanh nghiệp online bằng công nghệ định danh điện tử e-KYC tiên tiến. Khách hàng chỉ cần ngồi tại nhà, truy cập vào địa chỉ website của VPBank trên máy tính, thực hiện 4 bước như: Tải hồ sơ, xác thực danh tính, ký chữ ký số là đã sở hữu một tài khoản có thể giao dịch ngay với tổng hạn mức lên đến 900 triệu đồng/ngày.
Tiếp theo là nguồn vốn. VPBank hỗ trợ cấp hạn mức vay thấu chi trên tài khoản thanh toán, không cần tài sản đảm bảo. SME chỉ cần vài click chuột và gửi đề nghị. Ngân hàng sẽ nhận hồ sơ, duyệt và cấp vốn cho các doanh nghiệp đạt yêu cầu sau khoảng 1 - 2 giờ đồng hồ. Riêng đối với những SME đã được VPBank duyệt cấp tín dụng cũng chỉ thực hiện các bước online, khoản vay sẽ được giải ngân ngay trong ngày mà không cần đến trụ sở ngân hàng.
Ngoài ra, VPBank cũng nỗ lực mở rộng mạng lưới đối tác, cung cấp các giải pháp số hóa hệ thống và dịch chuyển thương mại điện tử, giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm khách hàng, tiết kiệm chi phí trong mùa dịch thông qua bộ giải pháp thanh toán Ecompay và Simplify .
PV: Xin ông nói kỹ hơn về giải pháp Ecompay - Simplify này?
Ông Đào Gia Hưng: Một doanh nghiệp SME hạn chế về vốn, nếu bây giờ mới tự thân bước vào lĩnh vực digital thì sẽ mất rất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian. Trong khi việc bán hàng, đẩy doanh số online mùa dịch đã trở nên cấp thiết. Vì thế, VPBank đã cho ra mắt bộ giải pháp toán online với độ bảo mật cao nhất theo chuẩn PCI DSS, được thiết kế dành cho đa dạng các loại hình doanh nghiệp. Cụ thể:
Đối với các doanh nghiệp đã xây dựng website: VPBank tích hợp cổng thanh toán Ecompay giúp người dân thực hiện thanh toán trực tuyến bằng thẻ visa, mastercard tại thời điểm mua hàng trên website của SME.
Đối với doanh nghiệp chưa có website bán hàng: Chúng tôi cung cấp nền tảng xây dựng website cơ bản, tạo cửa hàng trực tuyến, kết nối với cổng thanh toán bảo đảm khách hàng thực hiện thanh toán trực tuyến với đa đạng loại thẻ.
Tất cả các doanh nghiệp tích hợp cổng thanh toán Ecompay hoặc sử dụng Simplify sẽ được VPBank bổ sung kiến thức quảng bá sản phẩm đến các sàn thương mại điện tử nội địa & quốc tế từ các chuyên gia đầu ngành. Ngoài ra, VPBank còn hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký website với Bộ Công Thương. Đây là bước quan trọng bắt buộc, không thể bỏ qua khi kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam.
Như vậy, với nền tảng thanh toán này, doanh nghiệp kể cả siêu nhỏ, cũng có thể ngay lập tức bước vào “thế giới” bán hàng online mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào công nghệ và thời gian.
PV: Dịch vụ giải ngân online khác biệt thế nào với quy trình truyền thống xưa kia, thưa ông?
Ông Đào Gia Hưng: Với phương thức giải ngân truyền thống, khách hàng sẽ phải thực hiện 1 số bước như: Trực tiếp đến chi nhánh, phòng giao dịch; gặp gỡ cán bộ bán; cung cấp các hồ sơ bản cứng; ký tươi để hoàn thiện các thủ tục. Thông thường một quy trình này sẽ mất khoảng vài ngày để chuẩn bị rồi đợi thêm 1, 2 ngày nữa mới có tiền.
Còn với giải ngân online khách hàng có thể ngồi tại bất cứ đâu, tại nhà hoặc văn phòng, chỉ cần có máy tính và mạng Internet là đã có thể gửi đề nghị giải ngân cùng các hồ sơ liên quan cho VPBank. Nếu hợp lệ sẽ được phê duyệt cấp vốn sau vài giờ trong ngày.
Với tốc độ xử lý vốn nhanh chóng, chúng tôi hứa hẹn sẽ giúp SME có ngay chi phí, tối ưu thời gian để xử lý các vấn đề cấp bách như trả tiền hàng hóa, trả lương cho nhân viên, mua sắm vật dụng hay thanh toán tiền thuê mặt bằng. SME còn có thể tự tính số tiền lãi dự kiến phải trả theo lãi suất và thời gian sử dụng thông qua bảng tính lãi của VPBank ngay trên đường link đăng ký.
Hiện trên thị trường chỉ có duy nhất VPBank triển khai dịch vụ này cho khách hàng SME.
PV: Tại sao VPBank lại đẩy mạnh số hóa dịch vụ cho SME trong thời điểm này? Liệu nhà băng có đang “chơi trội”?
Ông Đào Gia Hưng: Trước tiên tôi xin đính chính là “số hóa”đã nằm trong chiến lược chung của Ban Lãnh đạo VPBank từ nhiều năm qua chứ không phải đợt dịch Covid-19 chúng tôi mới đẩy mạnh hoạt động. Xác định là ngân hàng tiên phong, VPBank đã tập trung đầu tư, áp dụng những công nghệ hiện đại nhất để cải tiến dịch vụ - sản phẩm, mang đến cho SME những trải nghiệm số hóa tiên tiến nhất trên thị trường. Chúng tôi đang từng bước khẳng định sự “vượt trội” của VPBank SME khi ưu tiên sự thuận tiện và hài lòng của khách hàng chứ không hề “chơi trội”.
Số hóa là cuộc đua khốc liệt và làm những điều khác biệt chắc chắn sẽ có nhiều thách thức và nghi ngại. Tuy nhiên, VPBank nhận thấy đây là 1 cơ hội rất lớn để có thể mang tới trải nghiệm mới cho khách hàng, tiếp cận ngày càng nhiều hơn với các nhu cầu về vốn, về dịch vụ đa dạng, để tiếp tục đóng vai trò là “người đồng hành” đáng tin cậy của doanh nghiệp.
Tính đến tháng 8/2021, chúng tôi ghi nhận hơn 1.000 khách hàng đăng ký mở tài khoản online, 450 khách hàng được vay thấu chi online, hơn 2.000 khoản vay được thực hiện với 890 khách hàng nhận vốn giải ngân trong ngày, hơn 200 SME tiến cận giải pháp thanh toán Ecompay và Simplify.
PV: Cuối cùng, bên cạnh những giải pháp vừa qua, VPBank sẽ hỗ trợ như thế nào để có thể tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trên chặng đường sắp tới?
Ông Đào Gia Hưng: VPBank đã và đang tiếp tục thông qua các chính sách tài chính như thực hiện giãn nợ, tái cơ cấu các khoản vay, giảm lãi suất, tiếp tục xem xét cấp tín dụng… theo quy định của VPBank và Ngân hàng Nhà nước. Với các địa phương đang bị phong tỏa, giãn cách xã hội, VPBank sẽ có những cơ chế linh động trong thu thập hồ sơ, linh hoạt trong cách vận hành để cố gắng mang lại sự thuận tiện nhất có thể cho khách hàng.
Đặc biệt, chúng tôi sẽ hoàn thiện và cho ra mắt các dịch vụ - sản phẩm số hóa mới như bảo lãnh online, L/C online... để phần nào chung tay cùng SME giải quyết dần những khó khăn của Covid-19. Chúng tôi hoàn toàn có cơ sở khẳng định rằng các dịch vụ số hóa của VPBank chính là “chiếc pháo cứu sinh” hoàn hảo nhất dành cho doanh nghiệp SME Việt trong mọi thời điểm, biến cố.
Xin chân thành cảm ơn ông!