Theo báo Tuổi Trẻ, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai báo cáo xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy chấp thuận chủ trương cho UBND tỉnh làm việc với UBND TP. HCM nhằm bổ sung quy hoạch 2 cầu bắc qua sông Đồng Nai.
Cầu được đề xuất xây dựng sẽ bắc qua sông Đồng Nai kết nối với đường Vành đai 3 TP. HCM, điểm tuyến nối của cầu này dự kiến bắt đầu từ đường tỉnh 778B theo quy hoạch (đường Long Hưng - Phước Tân, TP Biên Hòa).

Cầu Nhơn Trạch là một trong số những cây cầu vượt sông kết nối TP. HCM và các tỉnh, thành Đông Nam Bộ. Ảnh: A LỘC
Một cây cầu khác được đề xuất sẽ nối TP. Biên Hòa (Đồng Nai) với TP. Thủ Đức (TP. HCM).
Sở Xây dựng Đồng Nai cho biết, hiện nay TP. Biên Hòa và TP. Thủ Đức bị ngăn cách bởi tuyến sông Đồng Nai, chiều dài sông khoảng 10km (từ vị trí cầu Đồng Nai hiện hữu đến cầu Đồng Nai 2 - đã có quy hoạch kết nối vào vành đai 3 TP. HCM).
Hai địa phương đều có nền kinh tế phát triển năng động tuy nhiên việc liên kết phát triển kinh tế - xã hội chưa được chú trọng. Vì thế cần nghiên cứu bổ sung thêm cầu kết nối để tăng cường giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.
Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên.
Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người.
Theo Cục Thống kê TP. HCM, kinh tế thành phố năm 2024 tiếp tục duy trì đà phục hồi ổn định. TP. HCM dẫn đầu cả nước với GRDP năm 2024 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1,17 triệu tỷ đồng, tăng 7,17%, tương đương 1,78 triệu tỷ đồng theo giá hiện hành.
Là hai địa phương giáp ranh và có vai trò trọng yếu trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP. HCM và Đồng Nai hiện có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi. Tuy nhiên, về đường thủy, việc kết nối vẫn còn hạn chế do bị chia cắt bởi các tuyến sông lớn như sông Đồng Nai, sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh và sông Thị Vải.

Một góc tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Internet
Trước thực trạng này, việc quy hoạch và triển khai các dự án hạ tầng giao thông kết nối trong thời gian gần đây đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp người dân và doanh nghiệp hai địa phương rút ngắn thời gian di chuyển, đồng thời giảm đáng kể chi phí logistics.
Cụ thể, một số công trình trọng điểm đã và đang phát huy hiệu quả như cầu Long Thành (trên tuyến cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây). Trong thời gian tới, hai cây cầu quan trọng là cầu Nhơn Trạch (thuộc đường vành đai 3 TP. HCM) và cầu Phước Khánh (nằm trên tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành) dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác, tiếp tục gia tăng khả năng kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế liên vùng.
Theo báo cáo khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 của Tổng cục Thống kê, Đồng Nai là một trong số các tỉnh có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước.
Đứng đầu danh sách này là tỉnh Bình Dương với thu nhập bình quân đầu người đạt 8,29 triệu đồng/người/tháng. Đứng thứ hai là Hà Nội với mức thu nhập 6,86 triệu đồng/người/tháng. Đồng Nai giữ vị trí thứ ba với thu nhập bình quân 6,57 triệu đồng/người/tháng.