Aa

Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân thường niên lần II và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2021 - 2022

Thứ Ba, 15/03/2022 - 06:15

Ngày 15/3, Tạp chí điện tử BĐS Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam (VIRES) tổ chức Diễn đàn BĐS Mùa Xuân lần 2 và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2021 - 2022.

Nhằm nhận diện đầy đủ, toàn diện về những nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp, những sản phẩm chất lượng, uy tín trên thị trường, được sự chỉ đạo và bảo trợ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Reatimes và VIRES tổ chức Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân thường niên lần II và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2021 - 2022.

Theo đó, đây là kết quả Chương trình bình chọn, xếp hạng các thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ bất động sản dẫn đầu năm 2021 – 2022 do Reatimes tổ chức, được bình chọn bởi 500.000 độc giả trên hệ thống Reatimes.vn và Hội đồng bình chọn trực tiếp, độc lập, khách quan, bao gồm các nhà báo, các chuyên gia kinh tế – luật – quy hoạch – kiến trúc – xây dựng – bất động sản hàng đầu của Việt Nam.

Tham dự chương trình có lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Hội đồng cố vấn của VIRESReatimes gồm 30 chuyên gia hàng đầu Việt Nam, đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí và lãnh đạo, đại diện các doanh nghiệp được vinh danh.

Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2020 - 2021 và Tọa đàm Bất động sản Mùa Xuân lần I với sự góp mặt của nhiều chuyên gia hàng đầu.

Lễ Vinh danh sẽ tôn vinh Top 10 thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ dẫn đầu thị trường bất động sản năm 2021 – 2022 với các hạng mục: Nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam năm 2021; Nhà phát triển bất động sản tiềm năng nhất năm 2022; Nhà phát triển bất động sản công nghiệp tốt nhất năm 2021; Sàn giao dịch bất động sản tốt nhất năm 2021; Nhà cung ứng dịch vụ bất động sản tốt nhất năm 2021; Khu đô thị đáng sống nhất năm 2021; Dự án chung cư cao cấp tốt nhất năm 2021; Khu đô thị và nhà ở tiềm năng nhất năm 2022; Dự án bất động sản du lịch tiềm năng nhất năm 2022.

Đồng thời cũng vinh danh Top 5: Nhà cho vay bất động sản tốt nhất năm 2021; Dự án công trình xanh - thông minh tốt nhất năm 2021; Dự án nhà ở đại chúng tốt nhất năm 2021.

Cũng trong khuôn khổ chương trình, Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân thường niên dưới sự điều phối của TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cùng sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý và lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp bất động sản được tổ chức lần thứ II.

Diễn đàn đưa ra những nhận định, phân tích về bức tranh tổng quan thị trường; dự báo về xu hướng, triển vọng và cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn tới, nhất là trong bối cảnh sửa đổi các Luật có liên quan đến thị trường bất động sản như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Đồng thời, nhận diện những vướng mắc, khó khăn cần khơi thông để thị trường thực sự bứt phá cũng như tìm ra giải pháp giúp cộng đồng doanh nghiệp thích ứng linh hoạt với dịch bệnh và chuyển đổi số, hướng tới phát triển xanh, thông minh, bền vững./.

Tiêu điểm sự kiện

    11:45

    Chương trình kết thúc

    11:40

    Vinh danh Top 10 nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam năm 2021

    Ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam trao cúp và chứng nhận tặng thưởng cho đại diện các doanh nghiệp.

    1. Vinhomes

    2. Novaland Group

    3. Hưng Thịnh Land

    4. Ecopark

    5. Sun Group

    6. FLC Group

    7. T&T Group

    8. Geleximco

    9. BRG Group

    10. Văn Phú – Invest

    11:30

    Vinh danh Top 10 nhà phát triển bất động sản tiềm năng nhất năm 2022

    Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và ông Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam trao cúp và chứng nhận tặng thưởng cho đại diện các doanh nghiệp.

    1. Flamingo Group

    2. MIK Group

    3. Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Doji Land

    4. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bcons

    5. Danko Group

    6. Thắng Lợi Group

    7. Vạn Phúc Group

    8. HD Mon Holdings

    9. Taseco Land

    10. Đất xanh miền Trung 

    11:23

    Vinh danh Top 10 nhà phát triển bất động sản công nghiệp tốt nhất năm 2021

    TS. Phan Hữu Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và KTS. Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trao cúp và chứng nhận tặng thưởng cho đại diện các doanh nghiệp.

    1. TNI Holdings Vietnam

    2. Trung Nam Group

    3. T&T Group

    4. Becamex IDC Corp

    5. VSIP

    6. Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc 

    7. Tổng công ty Viglacera  

    8. Tổng công ty IDICO – CTCP  

    9. Thaco  

    10. Tân Tạo Group 

    11:15

    Vinh danh Top 10 sàn giao dịch bất động sản tốt nhất năm 2021

    TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam và PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế trao cúp và chứng nhận tặng thưởng cho đại diện các doanh nghiệp.

    1. CTCP BĐS Thế kỷ (CEN Land)

    2. CTCP Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc

    3. CTCP Bất động sản Khải Hoàn Land

    4. CTCP Bất động sản Asian Holding

    5. Tập đoàn Hưng Vượng Holdings

    6. Sàn giao dịch BĐS Nam Long

    7. CTCP Property X

    8. Lộc Sơn Hà Land

    9. BHS Group

    10. CTCP Đông Tây Land 

    11:08

    Vinh danh Top 5 nhà cho vay bất động sản tốt nhất năm 2021

    TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu cạnh tranh và TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế trao cúp và chứng nhận tặng thưởng cho đại diện các doanh nghiệp.

    1. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank

    2. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank

    3. Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank

    4. Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Bắc Á Bank

    5. Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Vietinbank

    11:00

    Vinh danh Top 10 nhà cung ứng dịch vụ bất động sản tốt nhất năm 2021

    TS. KTS. Lê Thị Bích Thuận, Phó Tổng thư ký, Tổng hội Xây dựng Việt Nam và ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) trao cúp và chứng nhận tặng thưởng cho đại diện các doanh nghiệp.

    1. Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

    2. Công Ty Cổ Phần Encity Việt Nam

    3. Meey Land

    4. Công ty CBRE Việt Nam

    5. Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Delta

    6. Công ty TNHH Savills Việt Nam

    7. Batdongsan.com.vn

    8. Công ty Nhà thông minh BKAV

    9. Công ty Cổ phần quản lý BĐS Proman

    10. Deloitte Việt Nam

    10:53

    Vinh danh Top 10 Khu đô thị và nhà ở tiềm năng nhất năm 2022

    TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia và GS. TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân trao cúp và chứng nhận tặng thưởng cho đại diện các doanh nghiệp.

    1. Vinhomes Grand Park (Vinhomes)

    2. Aqua City (Novaland)

    3. Moonlight Centre Point (Hưng Thịnh Land)

    4. Waterpoint (CTCP Đầu tư Nam Long)

    5. The Landmark Swanlake Residences Ecopark (Ecopark và Nomura Nhật Bản)

    6. BerRiver Jardin (BRG Land)

    7. Meyhome Capital Phú Quốc (CTCP Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành)

    8. MT Estmark City (Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh Nhà Điền Phúc Thành)

    9. EcoCity Premia (Capital House)

    10. The Sol City (Tập đoàn Thắng Lợi)

    10:45

    Vinh danh Top 10 dự án bất động sản du lịch tiềm năng nhất năm 2022

    TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế và ông Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam trao cúp và chứng nhận tặng thưởng cho đại diện các doanh nghiệp.

    1. Phú Quốc United Center (Vingroup)

    2. Sun Riverside Village (Sun Group)

    3. Sonasea Vân Đồn Harbor City (CEO Group)

    4. Novaworld Phan Thiết (Novaland)

    5. Quần thể nghỉ dưỡng, giải trí Tân Hoàng Minh Phú Quốc (Tập đoàn Tân Hoàng Minh)

    6. Venezia Beach - Luxury Residences & Resort (Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Danh Việt)

    7. Charm Hồ Tràm Resort (Charm Group)

    8. Flamingo Hải Tiến (Flamingo Holding Group)

    9. Diamond Crown Hải Phòng (Doji Land)

    10. Wonder City Van Phong Bay (Eurowindow Holding)

    10:37

    Vinh danh Top 5 dự án công trình xanh – thông minh tốt nhất năm 2021

    PGS. TS. KTS. Hoàng Mạnh Nguyên, Chủ tịch Viện Khoa học công nghệ Đô thị xanh và ông Lê Văn Thìn, Chánh Văn phòng Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trao cúp và chứng nhận tặng thưởng cho đại diện các doanh nghiệp.

    1. Diamond Lotus Riverside (CTCP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang)

    2. Khu biệt thự đảo Ecopark Grand - The Island (Tập đoàn Ecopark)

    3. Vinhomes Smart City (chủ đầu tư Vinhomes)

    4. EcoLife Riverside Quy Nhơn (Capital House)

    5. FLC Grand Quy Nhơn (FLC Group)

    10:30

    Vinh danh Top 5 dự án nhà ở đại chúng tốt nhất năm 2021

    Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Giám đốc Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư Bất động sản Việt Nam (VICOREAL) và TS. Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế trao cúp và chứng nhận tặng thưởng cho đại diện các doanh nghiệp.

    1. Ecohome 3 (Capital House)

    2. Ehome S Phú Hữu (CTCP Đầu tư Nam Long)

    3. Bcons Miền Đông (CTCP Địa Ốc BCONS)

    4. Eurowindow River Park (Eurowindow Holding)

    5. Five Star Garden (Tập đoàn GFS)

    10:23

    Vinh danh Top 10 dự án chung cư cao cấp tốt nhất năm 2021

    TS. KTS. Trương Văn Quảng, Phó Tổng Thư ký Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam và KTS. Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam lên trao cúp và chứng nhận tặng thưởng cho đại diện các doanh nghiệp.

    1. Vinhomes Metropolis (Vinhomes)

    2. Imperia Sky Garden (MIK Group)  

    3. Saigon Mia (Hưng Thịnh Land)

    4. Sunshine Riverside (Sunshine Group)

    5. D’. Palais Louis (Tập đoàn Tân Hoàng Minh)

    6. 6th Element (Công ty Cổ phần Tập đoàn Bắc Hà)

    7. Mỹ Đình Pearl (SSG Group)

    8. Vinhomes West Point (Vinhomes)

    9. The LINK (Công ty TNHH Phát triển KĐT Nam Thăng Long)

    10. Midtown Phú Mỹ Hưng (Công ty TN­HH Phát triển Phú Mỹ Hưng)

    10:15

    Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu - Vinh danh Top 10 khu đô thị đáng sống nhất năm 2021

    TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh và ông Bùi Văn Khương, Phó Tổng biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam trao cúp và chứng nhận tặng thưởng cho đại diện các doanh nghiệp.

    1. Vinhomes Ocean Park (Vinhomes)

    2. Khu đô thị Ecopark (Tập đoàn Ecopark)

    3. Sunshine City Hà Nội (Sunshine Group)

    4. Gamuda City Hà Nội (Tập đoàn Gamuda Berhad Malaysia)

    5. Danko City (Danko Group)

    6. Vạn Phúc City Sài Gòn (Tập đoàn Vạn Phúc)

    7. Park City Hà Nội (Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Quốc tế Việt Nam)

    8. The Terra An Hưng (CTCP Đầu tư Văn Phú Invest)

    9. Khu đô thị Sala (CTCP Đại Quang Minh)

    10:05

    Ông Nguyễn Văn Khôi - Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội phát biểu

    Kính thưa các quý vị đại biểu, khách quý, thưa các chuyên gia, nhà khoa học!

    Lời đầu tiên, thay mặt cho Ban Lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, tôi xin gửi tới quý vị đại biểu, khách quý, quý chuyên gia, các nhà khoa học, nhà báo và cộng đồng doanh nghiệp lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe tốt đẹp nhất!

    Kính thưa Quý vị,

    Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn và ghi nhận những ý kiến đóng góp, chia sẻ, dự báo hết sức tâm huyết, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn của các chuyên gia, nhà khoa học và lãnh đạo doanh nghiệp đối với sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ II.

    Trong bối cảnh các cơ quan chức năng đang gấp rút sửa đổi các Luật có liên quan đến thị trường bất động sản Việt Nam như: Luật Nhà ở ngày 25/11/2014; Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25/12/2014; Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Để góp phần thiết thực vào việc sửa đổi các Luật và tạo thuận lợi, hiệu quả trong việc tham gia vào thị trường bất động sản của các tổ chức, đơn vị, cá nhân, sáng ngày 28/3/2022 tới, được sự bảo trợ của Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến sửa đổi các Luật có liên quan đến nhà ở và thị trường bất động sản Việt Nam.

    Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trân trọng kính mời và đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các doanh nghiệp sẽ tiếp tục cho ý kiến thảo luận và đề xuất chính sách chuyên sâu tại Hội nghị này để Hiệp hội tổng hợp và có văn bản kiến nghị gửi các cơ quan chức năng có liên quan.

    Thứ hai, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhiệt liệt biểu dương và ghi nhận sự chủ động, sáng tạo của Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam trong việc tổ chức Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ II và Chương trình bình chọn, vinh danh Thương hiệu bất động sản dẫn đầu năm 2021 – 2022. Xin nhiệt liệt chúc mừng các thương hiệu bất động sản được Vinh danh ngày hôm nay. Đây cũng là tiền đề quan trọng để Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Giải thưởng Quốc gia Bất động sản Việt Nam lần thứ 2 vào tháng 10 năm 2022.

    Kính thưa Quý vị,

    Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh còn phức tạp, khó lường, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn chứng minh được sức hấp dẫn, tốc độ phục hồi nhanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng tại các địa phương, cũng như các ngành nghề liên quan nói riêng. Tuy nhiên, dù thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhưng thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nói riêng thời gian qua chưa thực sự phát huy hết tiềm năng và thế mạnh, nhiều mảng thị trường chưa được khai thác và đầu tư có hiệu quả. Nhiều phân khúc thị trường còn gặp những rào cản, vướng mắc lớn. Nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp trong xã hội rất lớn, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp, song mức độ đáp ứng lại hạn chế.

    Thực trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, song không thể phủ nhận rằng, cơ chế và chính sách đối với thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian qua chưa thực sự rõ nét và phù hợp. Nhiều vấn đề mới được đặt ra chưa có sự giải quyết kịp thời và hợp lý của cơ quan quản lý Nhà nước, như pháp lý cho các loại hình bất động sản du lịch, bất động sản văn phòng kết hợp nhà ở, trung tâm thương mại… Các quy trình, thủ tục pháp lý về tiếp cận đất đai, vận hành dự án, về cơ chế bảo đảm phòng ngừa rủi ro cho các chủ thể tham gia thị trường còn hạn chế nên tiềm ẩn nguy cơ của rủi ro, tranh chấp…

    Đó cũng chính là những nhiệm vụ trọng tâm Hiệp hội Bất động sản Việt Nam sẽ tập trung hoạt động và đồng hành cùng thị trường trong giai đoạn tới, nhất là các vấn đề quan trọng như: Hoàn thiện thể chế quản lý và phát triển thị trường bất động sản và thúc đẩy công tác cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ và quyết liệt hơn; chú trọng khâu qui hoạch, điều tiết cung – cầu, các cơn sốt đất nền; xây dựng và làm giàu hệ thống thông tin, dữ liệu, làm tiền đề quản lý cũng như tiến trình chuyển đổi số của thị trường bất động sản; nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ môi giới góp phần tạo lập trật tự trong các giao dịch của thị trường bất động sản; đồng thời, tài chính – tín dụng bất động sản cần được định hướng, điều tiết sao cho vừa hỗ trợ, thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, song vẫn kiểm soát được rủi ro…

    Với chức năng là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam luôn coi công tác tư vấn, phản biện xã hội là một trong các nhiệm vụ trọng tâm bằng việc tích cực tổ chức nhiều đề án nghiên cứu, hội thảo chuyên đề, đóng góp ý kiến liên quan đến các vấn đề nóng trong lĩnh vực bất động sản. Trong giai đoạn tới, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, đầu tư bất động sản… và  các cơ quan, các bộ, ngành đồng hành cùng doanh nghiệp bất động sản Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và nền kinh tế số đang phát triển nhanh để khẳng định vị thế, sứ mệnh của mình trong sự phát triển đất nước, trước hết là với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển nhà ở và các phân khúc của thị trường bất động sản.

    Theo dự kiến chương trình hoạt động năm 2022, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam sẽ tập trung xây dựng Đề án quốc gia “Phát triển thị trường bất động sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045” và Đề án “Đẩy mạnh sửa chữa, cải tạo chung cư cũ xuống cấp, nguy hiểm”. Hiện nay, Ban chỉ đạo xây dựng đề án đã được kiện toàn và đang trong giai đoạn triển khai kế hoạch thực hiện.

    Nhân dịp này, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trân trọng cảm ơn các chuyên gia và nhà quản lý ở các lĩnh vực kinh tế, tài chính, đất đai, quy hoạch... đã đóng góp tri thức rất quan trọng với Hiệp hội và các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam và mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý trí tuệ của các đồng chí trong các chương trình, dự án, sự kiện của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.

    Nhân dịp này, thay mặt cho lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, kính chúc các quý vị đại biểu dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và an lành!

    Xin chúc Chương trình thành công tốt đẹp!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    10:00

    GS. TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ

     

    Khủng hoảng từ dịch Covid-19 mang lại bất lợi cho thị trường bất động sản nhưng cũng để chúng ta nhận ra rằng, bất động sản càng phải phát triển lành mạnh và bền vững. Với các dự án quy mô lớn, của các doanh nghiệp có uy tín thì càng có nhiều cơ hội. Thị trường bất động sản năm 2022 có nhiều cơ hội song không phải ai cũng nắm bắt được cơ hội, điều đó chỉ phụ thuộc vào những doanh nghiệp chuyên nghiệp, nhà đầu tư chuyên nghiệp.

    Chúng ta thấy quy luật của thị trường bất động sản khi xuống thì sẽ lên, những giai đoạn vừa qua đã chứng minh cứ 4 - 5 năm là một chu kỳ tăng trưởng của thị trường bất động sản. Do đó, nhìn vào triển vọng của thị trường bất động sản chúng ta cần nhìn dài hạn trong vòng 3 - 5 năm tới tương đối ổn định và phát triển.

    Cuối cùng, với vấn đề quy hoạch, năm 2022 sẽ công bố nhiều quy hoạch đem lại cơ hội nhưng vấn đề luật pháp sẽ quyết định đến thị trường có lành mạnh và chuyên nghiệp hay không?

    Khi tiếng nói của Hiệp hội khách quan sẽ được các cơ quan Nhà nước lắng nghe. Do đó, trong vai trò của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam chắc chắn sẽ cung cấp cho cơ quan Nhà nước những đóng góp ý kiến có ý nghĩa nhất về pháp lý nói chung, pháp lý cho thị trường bất động sản nói riêng.

    9:55

    TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam chia sẻ

    Năm 2021 là năm khốc liệt đối với thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, những thời điểm thị trường chững lại thì bất động sản lại bùng lên, như công nghệ bất động sản đã phát triển rất mạnh trong năm qua giúp kích thích thị trường bất động sản. Tôi cho rằng đây là yếu tố tích cực.

    Ngoài ra, năm 2021 có sự xuất hiện của các F0 hay còn gọi là các nhà đầu tư tay ngang. Có được thực tế này là do rất nhiều dòng vốn rút từ các kênh khác để đầu tư về bất động sản. 

    Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, thị trường bất động sản Việt Nam năm qua cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Như chia sẻ của các chuyên gia, những vướng mắc pháp lý của bất động sản đang cản trở nhất định về nguồn cung trên thị trường. Chưa kể, năm 2021 còn xuất hiện rất nhiều “hàng giả, hàng lậu”, như bất động sản phân lô bán nền không phù hợp, các đợt sốt giá tiềm ẩn nguy cơ bong bóng bất động sản. 

    Song cũng không thể phủ nhận rằng, nhờ có sự vào cuộc của các bộ, ngành nên những thực trạng đó đã được hóa giải phần nào.

    Ngay từ đầu năm 2022, mặc dù diễn biến dịch vẫn phức tạp nhưng thị trường hừng hực khí thế ở mọi vùng miền, các giao dịch bất động sản vẫn khá sôi động, các doanh nghiệp cũng rất hưng phấn. Tuy nhiên, trong dài hạn, chúng ta vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều khủng hoảng, lạm phát đẩy giá bất động sản tăng lên nên bất động sản năm 2022 sẽ khá khắc nghiệt. Vì vậy, những vướng mắc về thủ tục pháp lý cần được tháo gỡ để giúp doanh nghiệp bất động sản dễ dàng phát triển hơn trong năm 2022.

    9:50

    Tọa đàm mở: Nhận diện thị trường bất động sản Việt Nam trong bối cảnh mới - TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) chia sẻ

    Sự hồi phục và phát triển của thị trường bất động sản là một trong những chỉ dẫn quan trọng của quá trình phục hồi chung của nền kinh tế. Chúng ta đang trong tình thế của các tác động kép, rất bất lợi, dịch bệnh chưa qua thì chiến tranh đã tới. Rủi ro kép tăng lên kể cả trên hai phương diện: Rủi ro về pháp lý, rủi ro về thị trường.

    Để giải quyết được vấn đề này cần giải pháp kép. Mở cửa được hiểu theo nghĩa rộng nhất không phải là mở cửa thị trường mà là mở cửa trong thể chế. Mở cửa bên ngoài và mở cửa bên trong nên thúc đẩy cải cách thể chế, giải phóng mọi nguồn lực, phá bỏ mọi rào cản để phát huy được tinh thần doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình kinh doanh. Đây là yêu cầu quan trọng nhất ngay trong bối cảnh hiện nay.

    Bên cạnh đó, những gói hỗ trợ tài khóa tiền tệ. Các gói hỗ trợ này rất quan trọng nhưng bao giờ cũng có phạm vi hạn chế thường tác động trong ngắn hạn. Gói hỗ trợ quan trọng nhất là gói hỗ trợ về thể chế, để giải phóng các nguồn lực, thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp cho cả giai đoạn phát triển dài hạn của nền kinh tế Việt Nam.

    Hiện nay, hệ thống pháp luật về đất đai và bất động sản đang là điểm nghẽn lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam, trong khi việc khai thác các nguồn lực đất đai và thúc đẩy quá trình đô thị hoá là nguồn lực, cũng là động lực quan trọng nhất của quá trình công nghiệp hoá. Tuy nhiên, những hạn chế này đang tạo nên những điểm nghẽn mà chúng ta chưa giải quyết được.

    Cụ thể, sửa đổi Luật Đất đai đang phải tạm thời dừng lại, các giải pháp trong lĩnh vực bất động sản du lịch cũng chưa được giải quyết. Do đó, việc giải quyết các điểm nghẽn này đang trở thành một vấn đề quan trọng hàng đầu.

    Vừa qua, chúng ra có sửa 8 Luật liên quan đến đầu tư xây dựng nhưng thực tế cũng chỉ như “muối bỏ biển”, chưa giải quyết được gì nhiều cho các điểm nghẽn liên quan đến thị trường bất động sản như hiện nay.

    Về phía doanh nghiệp: Cơ hội lớn nhưng rủi ro luôn tiềm ẩn nên những hoạt động của doanh nghiệp sắp tới cần chú trọng vào các vấn đề pháp lý, nhất là pháp lý hợp đồng, phòng ngừa rủi ro, tranh chấp pháp lý. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều, thường quan tâm đến các vấn đề thị trường, đối tác, mới chỉ chú ý đến mặt phải của tấm huân chương chứ chưa quan tâm đến mặt trái của tấm huân chương dẫn đến những thất bại.

    Không chỉ các doanh nghiệp mà các cơ quan địa phương khi làm việc với các đối tác nước ngoài cũng chưa quan tâm đến các vấn đề pháp lý tự bảo vệ bản thân.

    Hiện Việt Nam cũng có những tổ chức giải quyết những vấn đề tranh chấp, hỗ trợ doanh nghiệp trong đó VIAC là một tổ chức có thể phối hợp cùng với các Hiệp hội doanh nghiệp để đưa ra các chương trình, biện pháp hỗ trợ. Đối với các nhà kinh doanh trên thế giới thì phương thức giải quyết bằng trọng tài hoà giải bao giờ cũng là sự lựa chọn hàng đầu chứ không phải đưa ra toà án. Bởi đây là cách giải quyết thân thiện, quan trọng là khi giải quyết những vấn đề tranh chấp làm sao vẫn giữ được mối quan hệ bạn hàng, đối tác nên hoà giải trọng tài là phương án tối ưu nhất.

    9:40

    Ông Nguyễn Đỗ Dũng - Tổng Giám đốc enCity trình bày tham luận Cơ hội và thách thức của thị trường bất động sản Việt Nam nhìn từ quy hoạch


     

    Thị trường bất động sản Việt Nam có 4 cơ hội:

    Thứ nhất, bất động sản công nghiệp vẫn đang nóng trên thị trường Việt Nam. Đây là xu hướng lâu dài do có sự chuyển dịch từ Trung Quốc và cơ sở hạ tầng Việt Nam đang ngày càng phát triển, lực lượng lao động dồi dào.

    Thứ hai, đầu tư công về hạ tầng giao thông như Vành đai 4, Vành đai 3 sẽ có tác động rất lớn đến thị trường bất động sản.


    Thứ ba, đây không chỉ là vấn đề an toàn, mà còn là bộ mặt đô thị. Đại dịch và đầu tư công kích thích đô thị hóa vùng ven: Pháp lý mở cơ hội để tái thiết đô thị 2.000 chung cư cũ cần được cải tạo ở Hà Nội và TP.HCM tương tương với 500ha quỹ đất. Như vậy, chúng ta đang có các quỹ đất ngay trong lòng thành phố lớn.
    Thứ tư, đại dịch tạo nên nhu cầu sống xanh. 61% người có nhu cầu sống gần không gian xanh và có sân vườn, 45% muốn chuyển ra ngoại ô và các khu vực ít đông đúc hơn.

    Song song đó, thị trường bất động sản đối mặt với 3 thách thức:

    Thứ nhất, về pháp lý, những mảnh đất chờ được đổi mới tại Việt Nam vẫn đang nằm chờ quy hoạch. 

    Thứ hai, chúng ta mở cửa du lịch từ ngày 15/3 nhưng tâm lý người dân châu Á vẫn còn sợ sệt. Tâm lý này giúp chống dịch tốt nhưng lại cản trở ngành du lịch phát triển.

    Thứ ba, xung đột Nga và Ukraine khiến nền kinh tế thế giới vừa chịu ảnh hưởng từ đại dịch nay lại chịu thêm chuỗi cung ứng bị đứt gãy, logistics bị gián đoạn. 

    Đây chính là 3 thách thức lớn nhất sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản.

    9:30

    PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật trình bày tham luận

    Hiện nay, các thể chế chưa theo kịp tốc độ của thị trường bất động sản. Trong hệ thống pháp luật có 82 đạo luật liên quan đến thị trường bất động sản và vẫn tồn tại những bất cập. Cần phải xác định rõ ràng câu chuyện: Các đạo luật chuyên ngành sửa theo Luật Đất đai hay Luật Đất đai sửa theo các luật chuyên ngành? Nếu không xác định rõ thì vẫn có vướng mắc. Các đạo luật hiện nay sửa theo quy định của họ nên có những mâu thuẫn với Luật Đất đai. Sự thiếu đồng bộ, chưa cập nhật và thay đổi của các quy định phù hợp với thực tiễn của thị trường trong Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư… cùng một số Nghị định, văn bản chuyên ngành có liên quan gây khó khăn cho công tác thực thi Chiến lược Phát triển nhà ở Quốc gia, nhất là việc cơ cấu lại nguồn cung, tập trung vào phát triển các phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp phục vụ nhu cầu của số đông.

    Bên cạnh đó là câu chuyện định danh các bất động sản mới ví dụ như bất động sản du lịch. Chính vì vậy, nhiều người đầu tư condotel vướng mắc về pháp lý. Khi quy định sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận cho bất động sản du lịch chưa rõ ràng thì các địa phương cũng trở nên lúng túng. Với các doanh nghiệp khi kinh doanh phân khúc bất động sản như condotel, shophouse cũng lúng túng theo.

    Với chuyển đổi số, giờ pháp lý chuyển đổi số như thế nào để đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng, lại liên quan đến các bộ luật khác cũng là vấn đề cần quan tâm. Cơ chế pháp lý để đảm bảo vệ quyền bí mật thông tin cá nhân của khách hàng sẽ ra sao? Khi chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình kinh tế chia sẻ hay là một chuỗi kỳ nghỉ ra sao?...

    Để nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước về kinh doanh bất động sản nói chung, cần rà soát, sửa đổi bổ sung các các quy định có liên quan của Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014.

    Trong đó cần tập trung giải quyết nhiều nhóm vấn đề khác nhau như bổ sung các quy định về quản lý Nhà nước trong Luật Kinh doanh bất động sản 2021 về hoạt động kinh doanh bất động sản nói chung và kinh doanh bất động sản du lịch nói riêng, thể hiện các loại hình chủ đầu tư kinh doanh bất động sản phát hành cổ phiếu, trái phiếu bất động sản trên thị trường chứng khoán.

    Một điểm nữa là bổ sung quy định về quản lý Nhà nước trong Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 tích hợp chặt chẽ giữa hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản nói chung và kinh doanh bất động sản du lịch nói riêng với vấn đề bảo vệ môi trường. Đồng thời, xây dựng các tiêu chí, các sản phẩm bất động sản du lịch xanh; xác lập cơ chế đồng bộ, thống nhất về chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với chủ đầu tư kinh doanh bất động sản trong việc tạo lập các sản phẩm bất động sản du lịch xanh hoặc lồng ghép mô hình kinh tế tuần hoàn trong hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản du lịch.

    Ngoài ra, rà soát sửa đổi các quy định của Luật Du lịch năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, các đạo luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành về kinh doanh bất động sản du lịch, bảo đảm sự thống nhất, tương thích, đồng bộ, góp phần tạo lập khuôn khổ pháp lý cho hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản du lịch thông suốt, cạnh tranh lành mạnh, công khai minh bạch và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia phân khúc thị trường bất động sản du lịch.

    9:20

    Ông Hà Tuấn Khang, Giám đốc Trung tâm Công nghệ - Marketing Tập đoàn Meey Land trình bày tham luận

    Về bức tranh thị trường bất động sản thời gian qua, giao dịch bất động sản thành công tăng mạnh. Theo Bộ Xây dựng, năm 2019 có 82.604 giao dịch bất động sản thành công. Năm 2020, trên cả nước có 115.420 giao dịch bất động sản thành công. Năm 2021, có 282.105 giao dịch bất động sản thành công. Trong đó, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ là 111.640 giao dịch; lượng giao dịch đất nền là 170.465 giao dịch.

    Tổng giá trị giao dịch 30 tỷ USD/năm, thu hút 300.000 nhân sự môi giới, hơn 100 công ty phát triển bất động sản, hơn 1.000 công ty môi giới, 13.000 công ty liên quan bất động sản.

    Bên cạnh những con số khá lạc quan nêu trên, thị trường bất động sản vẫn còn một số vướng mắc. Nổi bật là vướng mắc về pháp lý bất động sản.

    Hiện nay, thủ tục tiếp cận đất đai dù đã được tiết giảm nhưng vẫn rất phức tạp. Vì vậy, còn rất nhiều dư địa để chúng ta cải thiện. Thực tế, từ tháng 5/2020, khi có Nghị quyết 68 về cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020 - 2025 nhưng trong những năm qua vẫn chưa làm được nhiều, vẫn còn nhiều ách tắc, lãng phí. Cơ chế chính sách để tháo gỡ khó khăn còn chậm. Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản đang có những chồng chéo, chưa thống nhất, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản.

    Về cơ hội và tiềm năng, hiện nay thị trường bất động sản Việt Nam đang sở hữu nhiều lợi thế, bao gồm: Số lượng người dân sử dụng smartphone lớn và 100 triệu dân với thị trường nhà ở được định giá lên đến 24 tỷ USD; quy mô thị trường bất động sản Việt Nam sẽ đạt 1.232 tỷ USD, chiếm 22% tổng tài sản nền kinh tế vào năm 2030. Từ thời điểm 2020, tất cả các trải nghiệm mua nhà của khách hàng đã bắt đầu tiến vào số hóa. Các thương vụ đầu tư, góp vốn vào proptech cho thấy sức nóng trong lĩnh vực ngày càng tăng.

    5 năm qua, tỷ lệ tìm kiếm dạng chia nhỏ suất đầu tư tăng trưởng 800%. Có khả năng vào năm 2027, sẽ có 870 tỷ USD rót vào việc đầu tư chung.

    Trong bối cảnh dịch bệnh, đi lại khó khăn, chỉ có công nghệ mới giải quyết được những rào cản thách thức này. Năm 2020 là năm các công ty proptech toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh. Nhưng mặt khác, nó đã đánh thức các nhà đầu tư tăng dòng vốn vào những công ty này để cung cấp ứng dụng tham quan nhà ảo, công cụ trực tuyến đánh giá tài sản, phần mềm phân tích dữ liệu cho việc cá nhân hóa quảng cáo... nhằm đón những khách hàng thuộc thế hệ Millennials đang tăng dần kể từ năm 2017.

    Theo FinTech Global, tính đến quý III/2021, tổng nguồn vốn rót vào các proptech toàn cầu đã đạt 7,1 tỷ USD, tăng 122% so với cả năm 2020 và dòng vốn đầu tư được dự đoán sẽ sớm đuổi kịp mốc 13,9 tỷ USD được lập hồi năm 2019.

    Với 100 nền tảng proptech đang hiện hữu tại Việt Nam là minh chứng cho sức hấp dẫn của thị trường khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ bất động sản. Thị trường proptech Việt Nam thể hiện sức hấp dẫn lớn khi chứng kiến hàng loạt thương vụ đầu tư, góp vốn, sáp nhập của các doanh nghiệp nước ngoài. Điển hình ở Việt Nam, các proptech khai thác thị trường bất động sản trong năm 2021 đã gọi được hơn 40 triệu USD, con số cao nhất trong 5 năm trở lại đây, thông qua 3 thương vụ đầu tư vào Homebase, Rever và Citics.

    Cuộc đua giữa các đơn vị proptech là sẽ được tính bằng tháng, trở thành xu hướng pháp triển. Trước áp lực từ các proptech, nhiều doanh nghiệp bất động sản vốn khá kín tiếng trong đầu tư công nghệ nay cũng đồng loạt công bố những thương vụ M&A, các công ty con tham gia thị trường proptech ở Việt Nam.

    Để tương tác từ xa với khách hàng, các công nghệ như AR, VR, Smartart giúp hoạt động tìm kiếm diễn ra tự chủ. Khi khách có nhu cầu tư vấn thì có ứng dụng Chatbox, khi giao dịch có Online Passport và khi chăm sóc khách hàng thông qua hệ thống CRM để lưu trữ.

    Để tạo lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp kích cầu bất động sản đột phá trong bối cảnh nguồn thu của khách hàng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Theo đó, các giải pháp phải giúp người mua nhà và doanh nghiệp phát triển bất động sản gặp nhau.

    Việc thanh toán trực tuyến, ví thanh toán điện tử không dễ ở thị trường bất động sản, lĩnh vực vốn có giá trị giao dịch cao và rất cao. Hiện nay, đa phần các proptech chỉ đáp ứng một phần nào đó các chu trình trong giao dịch. Các nền tảng chỉ mang tính phân mảnh, chưa tập hợp lại thành một nền tảng toàn diện. Vì thế, cần xây dựng niềm tin khách hàng, công khai, minh bạch, bảo mật và tiện lợi.
    Theo đó, một số giải pháp cần thực hiện là xây dựng dữ liệu tập trung, segment tốt và sử dụng dữ liệu giải các bài toán lớn; cần kết nối nguồn hàng, người mua, người bán giúp giảm thời gian thanh khoản; cần xây dựng hệ thống quản lý dự án, quản lý khách hàng thông minh; chuyển đổi số trong thương mại, marketing, quản trị… để không phải chia sẻ tài nguyên với nước ngoài.

    9:08

    TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV trình bày tham luận

    Đà phục hồi của kinh tế toàn cầu tương đối nhanh, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ. Qua đây có thể thấy, cú sốc về dịch bệnh là cú sốc ngắn hạn. Trong khi tiến trình phục hồi phụ thuộc nhiều vào tiến trình tiêm phủ vắc-xin và xung đột Nga - Ukraine thì Việt Nam hiện đang đứng ở Top 10 quốc gia có độ phủ vắc-xin cao nhất. 

    Năm 2021, lạm phát toàn cầu tăng mạnh lên 3,3%, năm 2022 được dự báo tăng lên 4% nhưng theo chúng tôi, có thể tăng thêm 0,5 điểm phần trăm tức là đạt 4,5% nhưng sau đó sẽ dịu dần. Năm 2023, kỳ vọng sẽ quay về 3% khi tình hình xung đột ổn định hơn. 

    Lạm phát chủ yếu do các loại hàng hóa đều tăng như dầu khí, nhất là phân bón – điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến Việt Nam bởi 86% thành phần gia đình tại Việt Nam là tam nông, khi giá phân bón tăng sẽ tác động đến hoạt động sản xuất của người dân.

    Tóm tắt tình hình kinh tế thế giới năm 2021 - 2022, kinh tế thế giới phục hồi nhanh trong năm 2021 (tăng 5,7%) nhưng năm nay đã gặp tác động kép (dịch bệnh, chiến sự) nên giảm đà tăng trưởng (tăng 4 - 4,5%), lạm phát tăng mạnh lên mức 3,3% năm 2021 và 4% năm 2022 sau đó hạ nhiệt dần (nguồn: IMF, Citigroup).

    Rủi ro, thách thức chính là đại dịch Covid-19 còn phức tạp, địa chính trị phức tạp nhất là chiến sự Nga – Ukraine khiến giá dầu, giá vàng, chứng khoán… biến động mạnh và khó đoán hơn; giá cả, lạm phát sẽ còn tăng trưởng; thu hẹp các gói hỗ trợ, mua tài sản và tăng lãi suất; lợi nhuận biên của các doanh nghiệp bị thu hẹp.

    Trong 2 tháng đầu năm 2022, nhiều chỉ số kinh tế quan trọng ghi nhận mức tăng như: GDP tăng 4,8 - 5,2% (quý I) so với cùng kỳ, CPI bình quân tăng 1,68%, chỉ số sản xuất nghiệp tăng 5,4%, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 876,03 nghìn tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu tăng 10,2%, kim ngạch nhập khẩu tăng gần 16%,  số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 11,9%...

    Dự báo cả năm 2022, GDP đạt 6 - 6,5%, CPI bình quân tăng 3,8 - 4,2%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7 - 7,5% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng lần lượt 15 - 17%; cán cân thương mại tăng từ 4 lên 8 tỷ USD, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 13 - 14%; vốn FDI  đăng ký tăng 7 - 10%...

    Các tổ chức thế giới cũng dự báo tăng trưởng GDP và CPI bình quân của Việt Nam năm 2022 với mức trung bình khoảng 6 - 7% với GDP và 3,8 - 4,2% với CPI. Đáng chú ý Citibank còn nhận định, GDP của Việt Nam có thể đạt 8,1% (phụ thuộc vào mức độ thực hiện chương trình phòng, chống dịch; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội 2022 - 2023; chiến sự Nga - Ukraine).

    Về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2022, kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng ở mức cao hơn trước dịch ( 3 - 3,5% - đã tính đến tác động chiến sự Nga - Ukraine); dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn năm 2022; kinh tế phục hồi, các động lực tăng trưởng phục hồi mạnh hơn; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022 - 2023; đầu tư công được đẩy mạnh; kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được đẩy mạnh; cơ cấu lại nền kinh tế, cải cách được thúc đẩy; RCEP bắt đầu có hiệu lực; tỷ giá, lãi suất cơ bản ổn định (dù có áp lực tăng).

    Dù có rất nhiều động lực nhưng trong năm 2022, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với những rủi ro, thách thức. Theo đó, các rủi ro bên ngoài bao gồm rủi ro địa chính trị (chiến sự Nga - Ukraine); giá cả, lạm phát còn tăng mạnh; các nước thu hẹp các gói hỗ trợ, tăng lãi suất; lợi nhuận biên của doanh nghiệp tiếp tục bị thu hẹp; dịch bệnh còn phức tạp, phòng chống dịch còn thiếu nhất quán; tác động của dịch Covid-19 đối với các ngành kinh tế khác nhau nên phục hồi khác nhau; sức cầu còn yếu, dịch vụ phục hồi chậm; lạm phát tăng; rủi ro nợ công tăng, thâm hụt ngân sách và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ tăng (trong tầm kiểm soát); doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, nhất là về nhân sự; cơ cấu DNNN còn gặp nhiều thách thức, nợ xấu tăng.

    Về tác động của chiến sự Nga – Ukraine đối với kinh tế toàn cầu, đến nay đã có khoảng 30 biện pháp trừng phạt chủ yếu của phương Tây đối với Nga trên 4 lĩnh vực: Tài chính - tiền tệ, năng lượng, vận tải, lĩnh vực khác. 

    Trong đó có 5 biện pháp trừng phạt rất mạnh: Phong tỏa tài sản của một số ngân hàng, tổ chức và cá nhân Nga (khoảng 1.400 tỷ USD);  tách một số ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống SWIFT; cấm các tổ chức thực hiện giao dịch tài chính liên quan đến NHTW Nga, Quỹ Tài chính Quốc gia và Bộ Tài chính Nga; cấm không vận, hạn chế vận tải biển và đường sắt, làm gián đoạn chuỗi cung ứng; hạn chế nhập khẩu xăng dầu và khí đốt từ Nga. 

    Tình trạng này khiến giá xăng dầu được dự báo sẽ tăng bình quân 30 - 40% so với năm trước, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 1 điểm %, lạm phát toàn cầu tăng 1 điểm %. Giá cả, lạm phát tăng nhanh, xói mòn đầu tư, tiêu dùng; ngân hàng trung ương vào thế tiến thoái lưỡng nan; thay đổi cục diện, thay đổi ưu tiên, chiến lược quốc gia; nhiều vấn đề xã hội phát sinh. Nhưng đây có thể là cơ hội của một số quốc gia.

    Đối với Việt Nam, chiến sự Nga – Ukraine có thể khiến tăng trưởng kinh tế giảm 1,1 - 1,3 điểm %, lạm phát (CPI) tăng 0,8 - 1 điểm % ghi nhận hơn 4%.

    Cơ hội đối với lĩnh vực bất động sản và xây dựng: 

    Nền kinh tế phục hồi khá nếu Việt Nam thực hiện tốt Chương trình phòng chống dịch và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội 2022 - 2023; quy hoạch được quan tâm; đầu tư cơ sở hạ tầng được coi là 1 trong 3 đột phá chiến lược; đầu tư công được thúc đẩy; thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở 2021 - 2023 (ban hành tháng 12/2021).

    Đáng chú ý, gói hỗ trợ phát triển nền kinh tế với quy mô 350.000 tỷ đồng tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu bao gồm: Đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng chống dịch bệnh; đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ việc làm; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp; phát triển kết cấu hạ tầng và các giải pháp khác.

    Về chương trình phục hồi lần này có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng, giải quyết các vấn đề cấp bách, kịp thời, hấp thụ, có thời hạn.

    Bên cạnh đó, các chính sách tài khóa như miễn giảm thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí; gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất; tăng chi đầu tư phát triển; hỗ trợ lãi suất các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

    Trong khi đó, các vấn đề về pháp lý đã và đang được tháo gỡ như Nghị định 148 năm 2020 về đất đai, Nghị định 69 năm 2021 về cải tạo chung cư cũ, Nghị định 30 quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở….; 1 Luật sửa 9 Luật vừa được thông qua, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản dự kiến sửa đổi năm 2022 - 2023, ban hành sửa đổi Nghị định về khu công nghiệp…

    Ngoài ra, tốc độ đô thị hóa đang ngày càng tăng lên, nếu năm 2020 là 40% thì dự kiến đến năm 2025 tăng lên 45% và đạt 50% năm 2030; chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, các quỹ REITs được thành lập, thị hiếu khách hàng thay đổi sau đại dịch.

    Về đầu tư hạ tầng giao thông 2021 - 2025, các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 có tổng mức đầu tư là 147.000 tỷ đồng (120.000 tỷ đồng cân đối từ kế hoạch đầu tư công 2021 - 2025, còn lại từ Chương trình phục hồi) đang được đẩy mạnh triển khai; đầu tư cơ sở hạ tầng từ Chương trình phục hồi 2022 - 2023 (113.550 tỷ đồng); các chương trình đầu tư công khác (sân bay, cầu cảng, nông thôn mới...). 

    Trong năm 2021, nguồn vốn tín dụng bất động sản tăng khoảng 12% với tổng dư nợ tín dụng đạt khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm 20% tổng dư nợ của nền kinh tế (cho vay nhà ở chiếm 65% tương đương 1,3 triệu tỷ đồng, còn lại là tín dụng kinh doanh bất động sản; vốn tư nhân và vốn FDI đều ghi nhận mức tăng trưởng tốt; lượng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành gấp 3 lần năm 2020.

    Về thách thức đối với thị trường bất động sản, nguồn cung chưa dồi dào ngay; giá năng lượng, nguyên vật liệu tăng nhanh (trong 2 tháng đầu năm tăng 2%); Chính phủ chỉ đạo kiểm soát, rà soát thị trường TPDN (sửa đổi Nghị định 153); các cuộc đấu giá đất đã tạo ra một mặt bằng không lành mạnh; giá bất động sản vẫn tăng, đặt ra câu hỏi liệu có điều chỉnh; Thông tư 16/TT-NHNN kiểm soát đầu tư của tổ chức tín dụng vào trái phiếu bất động sản; chương trình đánh thuế bất động sản.

    Tôi đưa ra 4 gợi ý giải pháp đối với doanh nghiệp như sau: Tận dụng tối đa các nguồn hỗ trợ, tiết giảm chi phí, giữa lao động, tăng năng suất, sử dụng mô hình 5Rs (Respond: Thích ứng, linh hoạt; Recover: Phục hồi càng nhanh càng tốt; Restructure: Tái cấu trúc; Re-invent: Đổi mới, sáng tạo (gồm cả chuyển đổi số); Resilience: Tăng sức đề kháng (khả năng chống chịu các cú sốc, gồm cả quản lý rủi ro).

    Các doanh nghiệp bất động sản cần chủ động tìm hiểu, tiếp cận Chương trình phục hồi; phục hồi xanh, tăng trưởng xanh bởi bất động sản xanh đang là xu thế, chuyển đổi số, đón đầu xu hướng mới liên quan đến thay đổi hành vi của khách hàng; thích ứng, quản lý thay đổi, quản lý rủi ro… là tất yếu.

    9:05

    Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân thường niên lần II dưới sự điều phối của TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh

    Thưa các chuyên gia, các doanh nghiệp, hôm nay là một ngày đặc biệt, chúng ta tổ chức Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu 2021 - 2022 nhằm ghi nhận nỗ lực, sức sống của doanh nghiệp bất động sản trong một giai đoạn khó khăn. Tôi cho rằng, Lễ Vinh danh với 3 yếu tố công nhận đối với doanh nghiệp: Nỗ lực, vượt nguy và tận cơ, không chỉ lan tỏa trong bản thân doanh nghiệp mà còn tới các doanh nghiệp khác và cả nền kinh tế nói chung, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Lễ Vinh danh chính là cơ hội ghi nhận sự nỗ lực vươn lên của doanh nghiệp và tri ân đóng góp của doanh nghiệp bất động sản.

    Diễn đàn hôm nay cũng là nơi để các chuyên gia cùng doanh nghiệp chia sẻ về những cơ hội và khó khăn phải đối mặt trong hôm nay, ngày mai để hướng đến tương lai cho sự phát triển lành mạnh.

    Đầu tiên xin mời TS. Cấn Văn Lực chia sẻ về bức tranh toàn cảnh của thị trường bất động sản.

    8:55

    Ông Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam phát biểu khai mạc

    Kính thưa ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội,

    Kính thưa các quý vị đại biểu, khách quý, thưa các chuyên gia, nhà khoa học!

    Lời đầu tiên, thay mặt cho Ban Tổ chức, tôi xin gửi tới quý vị đại biểu, quý chuyên gia, các nhà khoa học, nhà báo và cộng đồng doanh nghiệp lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe tốt đẹp nhất!

    Kính thưa Quý vị,

    Chúng ta vừa vượt qua hai năm cả đất nước căng mình ứng phó với những khó khăn chưa từng có từ đại dịch Covid-19; cùng với các ngành kinh tế, doanh nghiệp bất động sản đã kiên tâm vượt thách thức để đóng góp hiệu quả vào phát triển kinh tế – xã hội và gia tăng tài sản quốc gia. Chính cộng đồng doanh nghiệp bất động sản đã tạo ra động lực lan tỏa đến những ngành và lĩnh vực đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, như: Tài chính – ngân hàng – chứng khoán – công nghiệp và dịch vụ. Các doanh nghiệp bất động sản đã làm gia tăng chất lượng và chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp – nông thôn; Từng bước tạo lập, đảm bảo, phát triển nhà ở và dịch vụ sống cho người dân, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị và hạ tầng xã hội. Đó còn là sự chung vai gánh vác, chia sẻ khó khăn với các địa phương và cả nước để vượt qua đại dịch… Suy cho cùng, đó là sứ mệnh làm cho cuộc sống của người Việt trở nên tốt đẹp hơn.

    Trong giai đoạn chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, doanh nghiệp bất động sản và những nguồn lực từ thị trường này là lực lượng tiên phong thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng đến tầm nhìn 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Muốn vậy, cần tiếp tục xây dựng chiến lược quốc gia tầm nhìn dài hạn và có chính sách cụ thể được thể chế hóa, cải cách thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản Việt Nam phát triển minh bạch, lành mạnh và ổn định dài hạn, đi vào xu hướng kinh tế xanh – kinh tế số, đóng góp hiệu quả vào chiến lược phát triển của đất nước trong những thập niên tới.

    Trong một bối cảnh hoàn toàn mới như vậy, cần có những khảo sát, đánh giá và nhận định khách quan về diễn biến và xu hướng của thị trường; đồng thời cần có sự nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về các doanh nghiệp, sản phẩm, thương hiệu trên thị trường bất động sản Việt Nam. Trên tinh thần đó, được sự chỉ đạo và bảo trợ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, hôm nay, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ II. Tại Diễn đàn, các chuyên gia, nhà quản lý và lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp bất động sản sẽ đưa ra dự báo về xu hướng, triển vọng và cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, trong bối cảnh sửa đổi các Luật có liên quan đến thị trường bất động sản như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; đồng thời, vấn đề thích ứng linh hoạt với dịch bệnh và chuyển đổi số, phát triển xanh – thông minh… đang là ưu tiên của cộng đồng doanh nghiệp cũng sẽ được bàn luận.

    Kính thưa Quý vị,

    Bên cạnh việc nhận diện những vấn đề quan trọng trên, cũng trong khuôn khổ Diễn đàn hôm nay, chúng ta còn sẽ cùng nhau tiến hành Lễ vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2021 – 2022, nhằm tôn vinh những thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu nhất của thị trường bất động sản Việt Nam trên 12 hạng mục. Hoạt động vinh danh này là hoạt động mang tính thường niên, được Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức trên cơ sở tham khảo đánh giá của hàng triệu độc giả trên hệ thống Tạp chí điện tử Reatimes.vn và Hội đồng bình chọn trực tiếp, khách quan, bao gồm các chuyên gia kinh tế – luật – quy hoạch – kiến trúc – xây dựng – bất động sản hàng đầu của Việt Nam; các nhà báo theo dõi lĩnh vực kinh tế – xây dựng – bất động sản.

    Chúng tôi hiểu rằng, mọi hoạt động bình chọn, vinh danh đều chỉ mang tính chất tương đối và không thể đánh giá hết được tất cả các thương hiệu trên thị trường BĐS Việt Nam. Tuy nhiên, trên tinh thần khách quan, minh bạch, chúng tôi cho rằng, dù đâu đó còn những khiếm khuyết trong quá trình hoạt động thì các thương hiệu được vinh danh hôm nay vẫn hoàn toàn xứng đáng.

    Với tinh thần đó, thay mặt BTC, tôi xin gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các thương hiệu bất động sản được vinh danh trong buổi sáng ngày hôm nay!


    Kính thưa Quý vị, 

    Chủ động thay đổi trước khi buộc phải thay đổi, bước vào giai đoạn mới với tầm nhìn đến năm 2025, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam sẽ tập trung tái cấu trúc và xây dựng mô hình phát triển mới dựa trên các trụ cột: 

    Thứ nhất, chuyển đổi số trong quản trị hệ thống theo hướng toàn diện, chuyên sâu và khoa học; 

    Thứ hai, xây dựng mô hình báo chí dữ liệu và cung cấp dịch vụ tư vấn, truyền thông số cho doanh nghiệp, hướng tới kinh doanh số; 

    Thứ ba, tăng cường các ấn phẩm, dự án nghiên cứu, tổ chức sự kiện, hội thảo, tọa đàm đồng hành và phục vụ cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản;

    Thứ tư, hình thành và phát triển mô hình doanh nghiệp liên kết: Reatimes Holding.

    Đặc biệt, năm 2022, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam sẽ tập trung vào các dự án chính: Xuất bản ấn phẩm: Việt Nam khởi nghiệp; Công bố dự án báo chí dữ liệu: ReaReport; Dự án truyền thông về chuyển đổi số cho thị trường bất động sản Việt Nam.

    Có thể thấy, hành trình 35 năm Đổi mới đất nước đã ghi dấu dấn những gương mặt doanh nhân khởi nghiệp thành công và để lại những bài học ý nghĩa cho lớp kế cận. Trong giai đoạn mới, khởi nghiệp tiếp tục là cơ hội và động lực phát triển của Việt Nam, với những doanh nhân trẻ mang trong mình khát vọng về một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Để khắc họa chân dung các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu của Việt Nam cả trong quá khứ và hiện tại, cùng với góc nhìn của các chính khách và chuyên gia về chính sách hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp của Việt Nam, tiếp nối thành công của ấn phẩm Doanh nhân Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, Reatimes thực hiện ấn phẩm Việt Nam Khởi nghiệp với các chuyên đề nổi bật như: Góc nhìn chính khách, chuyên gia về khởi nghiệp; Bài học khởi nghiệp của 15 doanh nhân xuất sắc nhất Việt Nam; Chân dung 50 doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu nhất Việt Nam.

    Với mô hình báo chí dữ liệu thông qua việc ra mắt chuyên trang ReaReport, Reatimes tiên phong định vị phương thức làm báo mới: Cung cấp các thông tin dữ liệu chuyên sâu, dựa trên nghiên cứu và khảo sát thực tiễn, đánh giá và bình luận của chuyên gia và hệ thống điều tra xã hội học về các vấn đề của thị trường bất động sản Việt Nam. Mô hình báo chí dữ liệu mới sẽ bao gồm: Hệ thống các báo cáo tổng quan, toàn diện và chuyên sâu về thị trường bất động sản Việt Nam hàng tháng, quý, năm và các phân khúc thị trường; Báo cáo phân tích điểm nóng thị trường và tư vấn truyền thông cho doanh nghiệp hàng tuần;  Báo cáo đánh giá mức độ hài lòng của cư dân đối với các khu đô thị - nhà ở; Tư vấn trực tuyến và trực tiếp từ hội đồng chuyên gia của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam và Reatimes.

    Cũng trong năm 2022, Reatimes triển khai dự án truyền thông về chuyển đổi số cho thị trường bất động sản Việt Nam, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động tham gia hiệu quả vào công cuộc chuyển đổi số và phát triển kinh tế số trong giai đoạn hội nhập và ứng dụng mạnh mẽ khoa học – công nghệ với các sự kiện, chương trình nổi bật như: Diễn đàn chuyển đổi số cho doanh nghiệp bất động sản tại Hà Nội và TP.HCM; Chuỗi 10 Hội thảo về chuyển đổi số cho thị trường bất động sản tại các địa phương; Chuỗi Tọa đàm Café số; Thực hiện đề tài khoa học và xuất bản ấn phẩm: Chuyển đổi số cho thị trường bất động sản Việt Nam…

    Kính thưa Quý vị, 

    Với những mục tiêu mới và sự thay đổi, tái cấu trúc mạnh mẽ như trên, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam hy vọng sẽ nhận được sự đồng hành, ủng hộ và giúp đỡ của Ban Lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quý chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, bạn bè đồng nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp, để cùng hợp tác hiệu quả và phát triển hơn.

    Nhân dịp này, Ban Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam xin được bày tỏ lòng biết ơn và trân trọng trước sự quan tâm, ủng hộ của Quý vị đã dành cho Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam thời gian qua.

    Xin chúc Chương trình Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ II và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2021 – 2022 thành công tốt đẹp.

    Xin trân trọng cảm ơn!

    8:45

    Giới thiệu hệ sinh thái Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam

    8:30

    Các khách mời tham dự chương trình

     

    Về phía lãnh đạo các cơ quan Trung ương: 

    - TS. Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam; 

    - GS. TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc Hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân; 

    - Bà Nguyễn Đỗ Ánh, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương.

    Về phía lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam: 

    - Ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội; 

    - TS. Phan Hữu Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); 

    - Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; 

    - Ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng); 

    - TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.

    Về phía các chuyên gia, nhà khoa học:

    - TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia; 

    - TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV; 

    - TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh; 

    - Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam; 

    - PGS. TS. KTS. Hoàng Mạnh Nguyên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển đô thị Xanh; 

    - TS. KTS. Trương Văn Quảng, Phó Tổng Thư ký Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam; 

    - KTS. Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam; 

    - PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế; 

    - TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế; 

    - TS. Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế; 

    - PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội; 

    - TS. KTS Lê Thị Bích Thuận, Phó Tổng thư ký, Tổng hội Xây dựng Việt Nam; 

    - Luật sư Trương Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; 

    - PGS. TS. Doãn Hồng Nhung, Phó Ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; 

    - Ông Lê Văn Thìn, Chánh Văn phòng Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; 

    - Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Giám đốc Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư Bất động sản Việt Nam (VICOREAL).

    Về phía Ban Tổ chức: 

    - Nhà báo Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam; 

    - Nhà báo Bùi Văn Khương, Phó Tổng biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam.

    Cùng với đó là hơn 150 cơ quan báo chí và hàng nghìn khán giả, độc giả đang xem chương trình trực tuyến.
     

     

    Lên trên
    Ý kiến của bạn
    Bình luận
    Xem thêm bình luận

    Đọc thêm

    Liên kết hữu ích
    Lên đầu trang
    Top