Những cây cầu nghìn tỷ - “Huyết mạch” của thủ đô
Để góp phần tăng kết nối giao thông trung tâm thủ đô với các vùng lân cận, Hà Nội có chủ trương đổi đất lấy hạ tầng là 3 cây cầu bắc qua sông Hồng với tổng kinh phí hàng chục nghìn tỷ đồng. Đó là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Vĩnh Tuy 2.
Cầu Tứ Liên (quận Tây Hồ) và đường dẫn cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên dài 3km, điểm đầu kết nối với đường Nghi Tàm và đường quy hoạch dọc đê Hữu Hồng, điểm cuối tại nút giao với đường vành đai 3 và cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 17.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2021. Việc xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn đầu cầu phía Bắc sẽ tạo sự kết nối đồng bộ hệ thống giao thông từ Hồ Tây đến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và thúc đẩy việc phát triển kinh tế khu vực phía bắc sông Hồng, đặc biệt là Đông Anh.
Cầu Trần Hưng Đạo có tổng chiều dài 5km qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm và quận Long Biên với tổng mức đầu tư là 7.000 tỷ đồng. Điểm đầu tại ngã 5 nút giao với đường Lê Thánh Tông - Trần Thánh Tông (quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng), điểm cuối sau khi vượt qua đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5), kết nối với đường quy hoạch tại phường Việt Hưng (quận Long Biên).
Cuối tháng 6/2020, UBND thành phố Hà Nội cũng đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2. Dự kiến, cầu sẽ được khởi công xây dựng trong thời gian tới với tổng mức đầu tư 2.500 tỷ. Cầu có điểm đầu giao với đường Nguyễn Khoái và đường Minh Khai, điểm cuối giao với đường Cổ Linh và Thạch Bàn.
Theo bà Nguyễn Bích Trang – Giám đốc CBRE Hà Nội, thị trường bất động sản phát triển hay không còn có yếu tố tác động rất lớn từ chính sách của chính phủ. Khi hội tụ đủ ba yếu tố: chính sách, hạ tầng, tiện ích thì bất động sản khu vực phía Đông thành phố rất có tiềm năng phát triển và không thua kém khu vực phía Tây.
Việc những cây cầu hiện đại được xây dựng trong thời gian tới sẽ góp phần tạo thuận lợi về giao thông cũng như buôn bán và du lịch giữa khu vực Đông Anh, Gia Lâm với các vùng lân cận, đặc biệt là nội thành Hà Nội. Khi các cây cầu chính thức thông xe, khoảng cách từ Đông Anh đến khu vực phố cổ Hà Nội được rút ngắn thời gian chỉ còn 10 phút.
Bà Đỗ Thu Hằng – GĐ bộ phận Nghiên cứu Savills cũng cho rằng: “Các sản phẩm BĐS nằm trong quần thể dự án lớn tại các khu vực Đông Anh, Gia Lâm đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư. Nguyên nhân bởi thời gian vừa qua đây là những khu vực chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, cùng với đó, đây là những nơi chuẩn bị lên quận trong giai đoạn 2020 – 2025”.
Eurowindow River Park hưởng lợi từ quy hoạch
Tọa lạc tại vị trí đắc địa nhất khu vực Đông Anh, ngay chân cầu Đông Trù, Eurowindow River Park là dự án trọng điểm được phát triển bởi Eurowindow Holding, được ví như một “viên ngọc quý” khó tìm giữa thủ đô đất chật người đông. Từ đây chỉ mất 15 phút là bạn đã có thể tới khu phố cổ sầm uất, náo nhiệt hay sân bay quốc tế Nội Bài. Không chỉ có vậy, cư dân còn dễ dàng di chuyển đến các khu vực vui chơi, giải trí hấp dẫn khác như trung tâm thương mại AEON Mall, Savico Mega Mall... và sắp tới là trung tâm hội chợ, triển lãm quốc gia, công viên Kim Quy.
Sở hữu “vị trí vàng” bên sông nên Eurowindow River Park có một bầu không khí vô cùng trong lành và thoáng đãng, đối lập với khu vực trung tâm thành phố quá chật chội và ô nhiễm bởi khói bụi, tiếng ồn.
Thông thường để hội tụ những yếu tố cận thị, cận giang, cận lộ, cây xanh, không khí trong lành đòi hỏi chi phí rất đắt đỏ, chỉ dành cho giới nhà giàu. Tuy nhiên, tại Eurowindow River Park, tất cả những ưu điểm đó lại dành cho giới trẻ mới lập nghiệp bắt đầu cuộc sống mới với giá cả vô cùng hợp lý. Đây được coi là một điểm cộng rất lớn tạo nên sức hút đặc biệt của dự án này.