Doanh nhân Đoàn Văn Bình: Lòng biết ơn giúp tôi sống có khát vọng, có mục tiêu và trách nhiệm!
Cách đây mấy tháng, TS. Võ Trí Thành có nhắn cho tôi để xin lại một nghiên cứu khoa học do doanh nhân Đoàn Văn Bình chủ trì, kèm thêm câu hỏi: “Đây là nghiên cứu xuất sắc của ngành bất động sản, có nhiều giá trị tham khảo cho giới nghiên cứu như chúng tôi. Nhưng tại sao một doanh nhân bận rộn như vậy vẫn có đam mê nghiên cứu khoa học nhỉ?”.
Nghe những cảm nhận này, tôi chợt nhớ lại, mỗi khi doanh nhân Đoàn Văn Bình công bố một bài nghiên cứu, ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch VNREA thường là người đầu tiên đọc và chia sẻ trên trang Facebook cá nhân kèm theo những dòng nhận xét: “Nghiên cứu đầy tính lý luận và thực tiễn. Thật tự hào về người em, người cộng sự của mình”.
Có lẽ đó cũng là một phần lý do khiến PGS. TS. Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, bất ngờ trước doanh nhân này. Đã không dưới ba lần, ông Thiên bày tỏ với tôi về sự ngạc nhiên trước doanh nhân Đoàn Văn Bình:
“Ban đầu, tôi biết đến ông ấy với cương vị Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam chứ không phải là một doanh nhân (cười). Mãi sau này, tôi mới biết ông Bình là người sáng lập ra Tập đoàn CEO, một tập đoàn mạnh và bề dày phát triển để lại nhiều dấu ấn.
Cho đến bây giờ, doanh nhân Đoàn Văn Bình vẫn là người gây ra nhiều bất ngờ. Đó là người kín tiếng, không rùm beng, không khoa trương nhưng hành động đã cho thấy tầm vóc và sự đẳng cấp. Minh chứng là những công trình của CEO Group như Sonasea Vân Đồn Harbor City hay Sonasea Villas & Resort đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ.
Doanh nhân Đoàn Văn Bình là người lặng lẽ, kín đáo nhưng cởi mở và thân thiện. Đó là người có nội lực rất lớn. Tôi cảm nhận được ông ấy luôn ấp ủ những giấc mơ lớn, để làm những việc lớn”.
Từ những cuộc trò chuyện với GS. TS. Hoàng Văn Cường, TS. Võ Trí Thành và PGS. TS. Trần Đình Thiên, bằng cảm quan của mình qua những lần được tiếp xúc và làm việc cùng doanh nhân Đoàn Văn Bình, tôi đã quyết định tìm hiểu sâu hơn về doanh nhân đặc biệt này và hành trình 20 năm lớn mạnh cùng đất nước của Tập đoàn CEO…
Doanh nhân Đoàn Văn Bình sinh năm 1971 tại Hà Nam. Ông tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ Thanh Xuân (nay là Đại học Hà Nội). Sau đó ông tiếp tục theo học kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân và học luật tại Đại học Luật Hà Nội. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với TS. Bùi Ngọc Cường, người có 15 năm là Chủ nhiệm Khoa Pháp luật Kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội, và là thầy hướng dẫn luận văn tốt nghiệp Đại học và Thạc sĩ cho doanh nhân Đoàn Văn Bình. Tâm sự về học trò của mình, thầy Cường cho biết, “như nhiều gia đình Việt Nam thời chiến tranh, bố Đoàn Văn Bình là thương binh, còn mẹ là thanh niên xung phong chống Mỹ”.
Người thầy đã gần 70 tuổi không giấu nổi sự xúc động khi chia sẻ về hoàn cảnh của cậu học trò: “Mẹ Bình mất năm 1993 khi cậu ấy đang học Đại học, nhà lại đông anh em và vì là anh cả nên Bình có trách nhiệm lớn hơn.
Gia đình Bình làm ruộng nên rất vất vả, với con trâu đi trước cái cày theo sau. Khi học phổ thông, Bình có mơ ước trở thành luật sư nhưng rồi lại quyết định thi vào Đại học ngoại ngữ Thanh Xuân để năm thứ ba có cơ hội được đi học một năm bên Liên Xô với mục tiêu mở rộng tầm nhìn và thoát nghèo sớm nhất, lấy tiền lo cho các em ăn học. Thế nhưng, năm 1991, Liên Xô tan rã và giấc mơ đi du học cũng sụp đổ. Khi đó, Bình nỗ lực thi vào lớp song ngữ (Nga – Anh) để ra trường có 2 bằng đại học. Xác định ngoại ngữ là phương tiện, Bình tiếp tục vừa làm vừa học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Sau khi tốt nghiệp, cậu ấy lại tiếp tục học Đại học Luật Hà Nội để hoàn thiện kiến thức cơ bản phục vụ kinh doanh.
Đoàn Văn Bình là con người ham học hỏi, luôn đau đáu với những vấn đề chung của ngành bất động sản và nền kinh tế. Vài năm trở lại đây, du lịch phát triển kéo theo bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, pháp lý cho lĩnh vực này còn nhiều khoảng trống, nhất là với các sản phẩm bất động sản du lịch mới như condotel, shophouse, shoptel, resort villas… Điều này thôi thúc Bình tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc Tiến sĩ, với mong muốn đóng góp phản biện và đề xuất hoàn thiện chính sách cho sự phát triển của du lịch nói chung và bất động sản du lịch nói riêng. Thực ra, cách đây khoảng 10 năm, Bình đã tâm sự với tôi về việc muốn tiếp tục nghiên cứu về vấn đề pháp lý cho thị trường bất động sản ở bậc cao hơn, nhưng vì điều kiện chưa cho phép nên năm 2019, cậu ấy mới quyết định học tiếp. Bình có đam mê nghiên cứu luật và là người có tư duy logic. Bình chọn học luật để tăng thêm tri thức và phục vụ công việc kinh doanh. Học để hiểu và kinh doanh đúng pháp luật”.
TS. Bùi Ngọc Cường nhận xét: “Đoàn Văn Bình vốn có tố chất thông minh nhưng không vì thế mà thiếu sự cầu thị và tinh thần học hỏi. Tôi hướng dẫn luận văn chỉ cần nói một ý là Bình triển khai nhanh, đầy đủ và sáng tạo hơn những gì mình mong đợi. Để rèn được tư duy và trang bị thêm kiến thức, Bình đọc và nghiên cứu nhiều từ sách và báo chí. Tôi tiếp xúc với cả ba anh em của Bình và thấy ai cũng giỏi, ham học hỏi và lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Anh em nuôi nấng nhau nên luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Ai cũng sống giản dị, khiêm tốn, nhã nhặn, ham học hỏi. Ngay từ khi còn trẻ, Bình đã bộc lộ ý chí, nghị lực, trách nhiệm và là người biết trân trọng, thương yêu gia đình. Đoàn Văn Bình sống rất tình cảm và luôn biết hy sinh vì người khác".
Đoàn Văn Bình trong mắt của thầy Cường có cách ứng xử khác hẳn với nhiều học trò là doanh nhân khác: “Đó là sự khiêm tốn và cầu thị. Tinh thần ‘tôn sư, trọng đạo’ đã trở thành văn hóa sống của doanh nhân này. Giản dị, mộc mạc lắm nhưng chân tình. Đó là người sống biết trước, biết sau, có đầu, có cuối. Những ai đã tiếp xúc đều thấy Bình rất dễ mến, dễ gần, kể cả với người lạ lần đầu gặp mặt”.
Tôi có cơ hội được làm việc cùng ông Đoàn Văn Bình tròn 5 năm trong công tác của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và may mắn được tham gia vào một số đề tài khoa học do ông chủ trì. Những điều TS. Bùi Ngọc Cường nói ra cũng chính là những gì tôi cảm nhận được ở doanh nhân này. Đó là người thẳng thắn, cởi mở và sẵn sàng chia sẻ, bàn luận về những vấn đề thuộc về kinh tế vĩ mô, luật, thị trường bất động sản, du lịch, đặc biệt là tinh thần yêu nước và khát vọng dâng hiến.
Doanh nhân Đoàn Văn Bình luôn thể hiện tinh thần yêu nước ở mọi lúc, mọi nơi và bằng mọi cách có thể, nhất là truyền tinh thần đó đến nhân viên của mình. Tuy nhiên, ông Bình tuyệt nhiên chưa bao giờ tự nói về mình. Ở ông luôn toát ra sự giản dị và khiêm nhường đáng kinh ngạc. Vậy nên, khi tôi đề nghị ông chia sẻ về cuộc đời và hành trình lớn lên của CEO Group nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Tập đoàn, ông nhã nhặn thoái thác. Nhưng khi tôi đặt câu hỏi rằng, nếu những điều ông chia sẻ sẽ là cảm hứng thúc đẩy tinh thần kinh doanh, tinh thần yêu nước thì sao? Nghĩ rất lâu rồi ông cũng đồng ý, bởi đơn giản, “ở đó có tinh thần yêu nước đến nồng nàn và cháy bỏng”.
- Ông không chỉ là một doanh nhân mà còn là người đam mê nghiên cứu khoa học và vẫn đang miệt mài học tập. Cả tôi và TS. Võ Trí Thành, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia, đều có một băn khoăn là, vì sao ông say mê và có khả năng nghiên cứu khoa học như vậy nhưng lại chọn làm doanh nhân chứ không phải trở thành một nhà khoa học thực thụ?
Ông Đoàn Văn Bình: Thời của chúng tôi, để vào được giảng đường Đại học là điều không dễ dàng, nhất là những ai xuất thân từ nông thôn. Mơ ước cháy bỏng lúc đó là phải thi đỗ Đại học để ra trường, công việc thuận lợi hơn, có cơ hội để thoát nghèo, giúp gia đình được nhiều hơn.
Sau khi ra trường, được làm việc cho một công ty xây dựng Nhật Bản là cái duyên để tôi làm quen với lĩnh vực xây dựng. Năm 30 tuổi, tôi muốn khẳng định mình bằng việc rời công ty Nhật Bản để thành lập Công ty TNHH Thương mại, Xây dựng và Công nghệ Việt Nam (Viteco) – tiền thân của Tập đoàn CEO – vào ngày 26/10/2001 và bắt đầu khởi nghiệp trong lĩnh vực này.
Để hoàn thiện bản thân, tôi tiếp tục vừa làm vừa học tập. Kiến thức từ những môi trường đào tạo khác nhau đã giúp tôi rất nhiều trong việc quản trị Tập đoàn.
Trong các ngành nghề kinh doanh chính, tôi chọn cả giáo dục và đào tạo với mơ ước xây dựng một chuỗi các trường học để vừa chủ động hoàn thiện các dịch vụ cho các khu đô thị của Tập đoàn CEO, vừa đóng góp cho một trong 3 đột phá chiến lược của đất nước là phát triển nguồn nhân lực. Trường Cao đẳng Đại Việt có trụ sở tại Bắc Ninh ra đời như thế. Là Chủ tịch trường, tôi có thêm động lực tiếp tục học tập.
Dù là làm doanh nhân hay ai khác, tôi luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân, sống có trách nhiệm, mong muốn đóng góp tốt nhất cho doanh nghiệp, cộng đồng và đất nước mình.
- Khi đi học, ông đã nghĩ mình sẽ trở thành một doanh nhân chưa? Tư duy để trở thành doanh nhân có từ khi nào?
Ông Đoàn Văn Bình: Ý định trở thành doanh nhân của tôi chỉ bắt đầu sau hàng chục năm làm việc cho công ty xây dựng của Nhật Bản. Với kinh nghiệm có được, tôi nhìn thấy cơ hội khởi nghiệp để đóng góp cho đất nước mình.
- Ông học được điều gì từ tinh thần làm việc của người Nhật Bản?
Ông Đoàn Văn Bình: Tinh thần làm việc quên mình. Cuộc sống để làm việc chứ không phải làm việc để sống. Tôi cũng học được từ người Nhật tinh thần kiên định, không lùi bước, không bỏ cuộc. Họ nhìn nhận vấn đề theo cách vừa tổng thể vừa chi tiết. Bên cạnh đó, người Nhật có tinh thần đồng đội rất cao, làm việc nhóm một cách hiệu quả. Người Nhật luôn có ý thức trách nhiệm, cố gắng không làm phiền người khác.
Trong quá trình làm việc, người Nhật luôn giữ chữ tín, đặt chữ tín lên hàng đầu và có đức khiêm tốn, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Chính sách xuyên suốt của CEO Group là hợp tác tối đa với các doanh nghiệp Nhật Bản. Tập đoàn đã hợp tác đào tạo thực tập sinh với các nghiệp đoàn Nhật Bản; thành lập Japan’ House để có không gian và dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật muốn vào kinh doanh tại Việt Nam; hợp tác tối đa trong việc sử dụng các nhà tư vấn thiết kế, sử dụng các trang thiết bị xây dựng của Nhật như máy xây dựng Komatsu, thang máy Mitsubishi, thiết bị vệ sinh Toto, gạch Inax, tivi Sony, điều hòa Daikin, xe Toyota… cho các dự án của Tập đoàn. Dự án NƠXH Bamboo Garden cũng sử dụng thang máy Mitsubishi và đang hoạt động rất tốt.
- Nhiều doanh nhân khác của Việt Nam cũng phải từ bỏ giấc mơ trở thành nhà khoa học vì quá nghèo, vì muốn thoát nghèo và có cơ hội làm giàu. Ông thì sao? Có điều gì khác biệt trong mục tiêu làm giàu của ông không?
Ông Đoàn Văn Bình: Mỗi người đều có mục tiêu và khả năng hiện thực hoá mục tiêu của riêng mình trong một điều kiện nhất định. Vì thế, bạn phải chọn ưu tiên các bước đi phù hợp với hoàn cảnh để hướng đến mục tiêu. Nghèo chính là động lực để tiến lên và là ưu tiên phải giải quyết. Như nhiều doanh nhân khác, khi đã vượt lên câu chuyện cơm áo gạo tiền của riêng mình, gia đình mình, thì mục tiêu duy nhất của chúng tôi là muốn góp phần nhỏ bé để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, để cái tên Việt Nam ngày càng vang xa trên trường quốc tế. Khi có điều kiện, việc tiếp tục học tập, nghiên cứu sẽ dễ dàng hơn.
- Ông say mê nghiên cứu khoa học để phục vụ cho chính những lĩnh vực kinh doanh mình đang theo đuổi. Thậm chí, ông còn bỏ ra nhiều tiền để cùng các nhà khoa học nghiên cứu và tạo ra giá trị cho cộng đồng. Đâu là lý do chính thôi thúc ông làm điều này?
Ông Đoàn Văn Bình: Tôi muốn khẳng định vai trò của ngành bất động sản nói chung và bất động sản du lịch nói riêng trong nền kinh tế Việt Nam, mong muốn tham gia phản biện chính sách, đề xuất các chính sách phù hợp cho ngành phát triển.
Chúng ta vui khi nhìn thấy hình ảnh đất nước ngày càng thay đổi thông qua các đô thị xanh, các ngôi nhà sáng đèn, các khu nghỉ dưỡng đầy ắp khách du lịch…
Chúng ta cũng thấy khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam và tin tưởng khi cộng đồng cùng chung tay sẽ sớm biến giấc mơ Việt Nam trở thành cường quốc về du lịch.
- Ông theo đuổi triết lý gì trong sự nghiệp kinh doanh của mình?
Ông Đoàn Văn Bình: Luôn đặt khách hàng vào trung tâm và nỗ lực, trách nhiệm để làm khách hàng hài lòng.
Tôi luôn nhớ câu nói của Sam Walton, nhà sáng lập Wal-mart, về khách hàng: “Chỉ có duy nhất một ông chủ, đó là khách hàng”.
Với hầu hết doanh nhân thế hệ 7x về trước, chúng tôi đều trải qua cái nghèo nên ban đầu đều có giấc mơ thoát nghèo cho mình và hỗ trợ gia đình mình có cuộc sống tốt hơn. Sau khi khởi nghiệp, doanh nghiệp phát triển, mục tiêu của chúng tôi là đóng góp cho cộng đồng, đất nước mình. Làm sao tiền tạo ra tiền để phát triển kinh doanh, tạo công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
- Ông nhìn nhận ra sao về những thất bại trong kinh doanh của mình?
Ông Đoàn Văn Bình: Trong kinh doanh, thành công và thất bại luôn song hành. Nhưng tôi luôn coi mỗi thất bại là bài học để hướng đến thành công.
- Ai là người có ảnh hưởng lớn nhất đến tư duy làm giàu cũng như hành động trong cuộc sống của ông?
Ông Đoàn Văn Bình: Tôi đã học được ở người Nhật Bản tư duy kinh doanh.
Việc đọc về các tấm gương doanh nhân trong khu vực và trên thế giới như Donald Trump của Trump’s Organization, Bill Gates của Microsoft, Elon Musk của Space-X, Akio Morita của Sony, Sakichi Toyoda của Toyota, Lee Kun-hee của Samsung, Lý Gia Thành của CK Hutchison Holdings, Jack Ma của Alibaba… giúp tôi mở mang tầm mắt.
Đặc biệt, các doanh nhân Việt Nam truyền cảm hứng kinh doanh như anh Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT; anh Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Geleximco; anh Vũ Quang Hội, Chủ tịch Bitexco; anh Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup; anh Lê Viết Lam, Chủ tịch Sun Group; anh Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai; anh Trần Bá Dương, Chủ tịch Trường Hải; anh Trần Đình Long, Chủ tịch Hòa Phát; chị Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tập đoàn TH; chị Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng Giám đốc VietJet Air… và việc theo học kinh tế, luật đã ảnh hưởng đến cuộc sống và kinh doanh của tôi.
- Vậy còn gia đình thì sao, thưa ông?
Ông Đoàn Văn Bình: Tôi có một gia đình lớn. Tôi luôn tự hào và yêu gia đình mình. Tôi luôn tìm cách cân bằng giữa kinh doanh và gia đình.
- Nhiều người nói ông chịu ảnh hưởng rất lớn từ người mẹ?
Ông Đoàn Văn Bình: Vâng. Tôi học được từ bố ở tầm nhìn. Học từ mẹ sự chăm chỉ, nhân hậu. Mẹ tôi rất ghét sự lười biếng. Mẹ tôi mất khi tôi đang học Đại học. Tôi và các em rất thương mẹ vì sự vất vả, tần tảo, luôn làm việc gấp đôi người khác để có tiền nuôi tôi và các em ăn học.
Bà mất khi chúng tôi chưa đền đáp được bất cứ cân đường, hộp sữa nào. Với anh em chúng tôi, mẹ luôn là tấm gương, là nguồn cảm hứng để chúng tôi tiến lên phía trước.
- Theo ông, khác biệt lớn nhất giữa một doanh nhân và một nhà khoa học là gì?
Ông Đoàn Văn Bình: Theo tôi, sự khác biệt giữa doanh nhân và nhà khoa học chính là thời gian. Doanh nhân cần phải giải quyết các vấn đề nóng, nhanh, quyết đoán.
- Kinh doanh đòi hỏi các quyết định nóng và nhanh, làm khoa học lại cần sự tỉ mỉ và chắc chắn. Điều này có đúng không, thưa ông? Có khi nào ông bị mâu thuẫn giữa hai điều này?
Ông Đoàn Văn Bình: Rất đúng.
Bản thân tôi không thấy có mâu thuẫn. Dù phải quyết nhanh nhưng trên nền tảng kiến thức đã học và nghiên cứu, sẽ giúp mình ra các quyết định với xác suất chính xác cao hơn, khả thi hơn. Học tập, nghiên cứu liên tục sẽ hỗ trợ rất lớn cho mình trong cuộc sống và kinh doanh.
- Nhưng dù sao thì khoa học cũng cần sự logic, còn kinh doanh nhiều khi phải có máu liều. Anh có phải là người ưa mạo hiểm không?
Ông Đoàn Văn Bình: Tôi học được từ người Nhật sự chắc chắn. Biết cảm nhận và nắm bắt cơ hội khi nó đến.
Trong hàng chục dự án đã và đang triển khai trên địa bàn cả nước, sự thành công của các dự án Tháp văn phòng CEO (CEO Tower) cho thuê ở Hà Nội hay các dự án Sonasea Villas & Resorts (SVR) tại Phú Quốc có thể lấy làm ví dụ.
CEO Tower được quyết định triển khai giữa tâm khủng khoảng tài chính châu Á năm 2007. Khi đó, lãi suất vay ngân hàng trên 20%. Nhiều người bạn nói tôi điên mới khởi công dự án vào thời điểm đó. Tôi vẫn quyết tâm triển khai vì tôi thấy có cơ hội sau khủng hoảng. Dự án được triển khai đúng tiến độ bởi một team tốt gồm nhà thiết kế, nhà thầu, đơn vị quản lý quốc tế và khai trương năm 2009. Chỉ 6 tháng sau, Tháp CEO đã lấp đầy khách thuê. Tỷ lệ lấp đầy luôn được duy trì đến tận bây giờ.
Đối với dự án SVR: Năm 2010, lần đầu tiên vào Phú Quốc, khi bước xuống sân bay tôi đã phải lòng đảo Ngọc từ hơi thở và cái nhìn đầu tiên. Tôi mượn xe máy trong 2 ngày đi nghiên cứu, khám phá khắp đảo Ngọc. Sau khi nghiên cứu vị trí địa lý, quy hoạch và các dự án hạ tầng kiến trúc đang triển khai như mở rộng sân bay quốc tế, đường điện ngầm, các trục giao thông quanh đảo…, tôi cảm nhận có quá nhiều cơ hội trước mắt mình.
Nhưng thị trường bất động sản lúc này đang rất trầm lắng và Phú Quốc còn rất hoang sơ, thị trường giao dịch chưa hình thành. Mặc dù có nhiều lời can ngăn nhưng một lần nữa, tôi nhìn thấy bức tranh tươi sáng của Phú Quốc trong tương lai gần và quyết cầm cờ tiên phong đầu tư tại đây, bằng việc M&A lại một Công ty có 2 dự án mà một trong số đó sau này là SVR. Đây là khu tổ hợp du lịch được triển khai có tính xã hội hóa cao với các sản phẩm đa dạng bậc nhất Phú Quốc thời điểm đó. Khu phố đi bộ Sonasea Shopping Center với sản phẩm Shophouse cho khách hàng tự kinh doanh là sản phẩm tiên phong tại Phú Quốc. Sau này rất nhiều các dự án du lịch tại Phú Quốc nói riêng và cả nước nói chung đã phát triển sản phẩm trên ý tưởng này.
Năm 2016, Novotel Phú Quốc Resort ra đời với 4 cái nhất: Có quy mô số phòng lớn nhất trong hệ thống Accor tại Việt Nam; là dự án có tiến độ xây dựng mới nhanh nhất với quy mô số phòng tương ứng trong hệ thống Accor toàn cầu; là Novotel Resort đầu tiên của Accor tại Việt Nam và là khách sạn gắn thương hiệu quốc tế lớn nhất tại Phú Quốc thời điểm đó.
Tiếp theo năm 2019, Best Western Premier Sonasea Phú Quốc ra đời góp phần phát triển đảo Ngọc và truyền thông Việt Nam ra thế giới thông qua các kênh thương hiệu quốc tế hàng đầu là Accor và BW...
Tháng 6/2020, tác giả bài viết này nhận nhiệm vụ cùng một số chuyên gia tư vấn tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học: “Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam – Vai trò và khuyến nghị chính sách” do ông Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam làm Chủ nhiệm đề tài. Đây là đề tài khoa học do chính Tập đoàn CEO tài trợ kinh phí nghiên cứu. Với uy tín của mình, doanh nhân Đoàn Văn Bình đã quy tụ được hội đồng chuyên gia tư vấn và nghiên cứu là những “cây đa, cây đề” trong ngành xây dựng – bất động sản và pháp lý như: Ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội; GS. TSKH. Đặng Hùng Võ; TS. Lê Xuân Nghĩa; TS. Cấn Văn Lực; TS. Võ Trí Thành; TS. Bùi Trinh; GS.TS Hoàng Văn Cường; PGS. TS Trần Đình Thiên; PGS. TS. Nguyễn Thị Nga…
Tại buổi họp tư vấn, sau khi nghe góp ý của các chuyên gia, Chủ nhiệm đề tài Đoàn Văn Bình kết luận: “Tôi muốn chúng ta sẽ cùng nghiên cứu để: (1) Lượng hóa được vai trò của thị trường bất động sản Việt Nam, cụ thể là: Bất động sản chiếm bao nhiêu phần trăm trong GDP; (2) Bất động sản có tính lan tỏa ra sao đến nền kinh tế; (3) Cần lượng hóa quy mô tài sản bất động sản của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030 và (4) Đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm phát huy vai trò thị trường bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam”.
Sau buổi họp tư vấn, nhóm chuyên gia bắt tay ngay vào công tác nghiên cứu. Giai đoạn đầu, để tìm ra phương pháp tính toán, lượng hóa được vai trò của thị trường bất động sản như kỳ vọng của Chủ nhiệm đề tài là điều cực kỳ khó khăn. Đó là một con đường chưa có dấu chân người đi. Chính ông Đoàn Văn Bình cùng TS. Bùi Trinh, TS. Võ Trí Thành là những người đã tư duy mở nút cho việc nghiên cứu bằng cách lập Bảng phân tích I/O và tính toán giá trị của ngành bất động sản theo nghĩa mở rộng, bao gồm: Bất động sản trong công nghiệp chế biến chế tạo (có nghĩa là phần xây dựng cơ bản trong ngành này và sửa chữa nhỏ hằng năm); Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng (bao gồm: Bất động sản trong khách sạn nhà hàng – phần xây dựng cơ bản trong ngành này và sửa chữa nhỏ hằng năm; Bất động sản trong vui chơi giải trí – phần xây dựng cơ bản và sửa chữa nhỏ của ngành này hằng năm; Xây nhà để bán). Như vậy, tổng các hoạt động liên quan đến ngành bất động sản trong nghiên cứu này bao gồm: Hoạt động động bất động sản mở rộng và hoạt động bất động sản theo phân ngành ISIC/VSIC.
Khi đề tài cơ bản được hoàn thành, ông Đoàn Văn Bình vẫn liên tục ngồi đọc tài liệu và ghi chú đầy đủ, chi tiết những thông tin có thể tham khảo, bổ sung hoặc làm căn cứ so sánh cho đề tài. Dù đề tài đã sửa đến lần thứ 15 sau khi Hội đồng nghiên cứu và phản biện đã đồng ý thông qua, ông vẫn đọc đi đọc lại và đề nghị tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện.
Có hôm, đã 12 giờ đêm, Chủ nhiệm đề tài Đoàn Văn Bình vẫn nhắn tin cho tôi: “Anh nghĩ nên tham khảo thêm thông tin từ dự thảo Văn kiện Đại hội XIII em ạ. Điều đó có ý nghĩa đối với nghiên cứu này. Em và các chuyên gia nghiên cứu thêm kinh nghiệm của một số nước để…”. Quả là một thái độ nghiên cứu khoa học rất nghiêm túc! Sáu tháng sau buổi họp tư vấn đầu tiên, với tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học, cùng sự hỗ trợ tư vấn, nghiên cứu của trên 30 chuyên gia hàng đầu Việt Nam, ông Đoàn Văn Bình đã chủ trì công bố đề tài khoa học: “Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam – Vai trò và khuyến nghị chính sách”.
Với thời gian 6 tháng nghiên cứu, GS. TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, tỏ ra bất ngờ và nhận định, phải có sự tập trung cao độ, thần tốc thì mới làm được một Đề tài nghiên cứu khoa học quy mô như vậy.
GS. TS. Hoàng Văn Cường nghiên cứu về bất động sản Việt Nam đã nhiều, theo ông, đề tài này rất khác biệt ở tư duy của người khởi xướng là doanh nhân Đoàn Văn Bình khi quyết định đi sâu để lượng hóa và đưa ra con số về tác động lan tỏa của ngành bất động sản tới những ngành khác và nền kinh tế: “Trước đây, chúng ta nói nhiều về vai trò của bất động sản, nhưng để lượng hóa được cụ thể bao nhiêu và như thế nào thì chưa có kết luận, các chỉ số rất rời rạc. Và Đề tài nghiên cứu lần này đã giải quyết được khoảng trống đó”.
PGS. TS. Trần Đình Thiên, Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, ông Đoàn Văn Bình có nhiều cống hiến cho việc thay đổi tư duy kinh doanh của doanh nhân Việt Nam: Kinh doanh có trách nhiệm thông qua nghiên cứu khoa học nghiêm túc, bài bản. Ngay như Đề tài khoa học do ông Bình làm Chủ nhiệm, PGS. TS. Trần Đình Thiên đánh giá, đã tạo ra những góc nhìn mới về vai trò của thị trường bất động sản; có ý nghĩa sâu sắc đến việc hoạch định chính sách vĩ mô.
TS. Trần Du Lịch, Thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, phản biện độc lập đề tài khẳng định: “Báo cáo mang tính thực tiễn cao và gắn kết giữa lý luận với thực tiễn. Đến nay ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề án phát triển thị trường bất động sản, nhưng báo cáo kết quả nghiên cứu này đã đi sâu vào bản chất của vấn đề và nhất là có cách nhìn khá mới về vai trò của thị trường này trong nền kinh tế, lượng hóa tài sản bất động sản với tài sản quốc gia… để giúp cho những nhà làm chính sách kinh tế – tài chính nhìn nhận đầy đủ hơn về thị trường này trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra”.
TS. Lê Xuân Nghĩa thì nhận xét ngắn gọn: “Đây là công trình nghiên cứu sâu nhất về thị trường bất động sản. Trong ngành ngân hàng cũng chưa có nghiên cứu nào phân tích về sự lan tỏa như cách đề tài này đã chỉ ra”.
“Trong vai trò là người trực tiếp hướng dẫn Luận án Tiến sĩ cho ông Đoàn Văn Bình, PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội nhận xét: “Đoàn Văn Bình là học viên rất nghiêm túc trong việc học tập, nâng cao trình độ. Tôi cũng hướng dẫn nhiều người vừa làm kinh doanh, vừa tham gia học tập, nhưng chưa thấy ai như ông Đoàn Văn Bình.
Thứ nhất, trong kinh doanh, là Chủ tịch một tập đoàn nên công việc rất bận, đặc biệt trong giai đoạn Covid-19, thị trường bất động sản có sự trầm lắng, vậy mà ông Bình vẫn đảm bảo được đời sống cho cán bộ nhân viên, đóng góp cho xã hội và dành thời gian cho việc học tập, đó là điều rất đáng quý.
Thứ hai, trong quá trình học tập và nghiên cứu, ông thể hiện thái độ tự giác, học thật, kiến thức thật.
Thứ ba, ông Đoàn Văn Bình luôn có thái độ ham học hỏi. Trong quản trị kinh doanh cần sự nhạy bén, còn đối với nghiên cứu khoa học, đó là đam mê.
Kinh doanh mà kết hợp nghiên cứu khoa học thì ở Việt Nam ít người làm được. Ông Đoàn Văn Bình vừa kinh doanh, vừa kết hợp nghiên cứu học thuật, đi sâu vào chuyên môn với thái độ rất cầu thị và đặc biệt rất khiêm tốn. Là con người dung dị, coi trọng sự học. Mặc dù có tầm ảnh hưởng trong giới kinh doanh, nhưng ông Đoàn Văn Bình luôn giản dị từ cách ăn mặc cho tới lời ăn tiếng nói, khác hẳn với phong cách thường thấy ở một số doanh nhân.
Trong cơ chế thị trường, tìm được những người như ông Đoàn Văn Bình rất hiếm. Tôi có cơ hội tiếp xúc với những người thân của ông Bình và tôi thấy họ đều có phong cách nhã nhặn, nghiêm túc và tình cảm, thể hiện được sự chân tình chứ không phải khéo léo. Họ ứng xử với người khác bằng chính cái tâm của mình.
Với những đức tính của mình, ông Đoàn Văn Bình đã vận dụng vào kinh doanh và thể hiện trong văn hóa doanh nghiệp, thể hiện sự nhân văn trong việc đối xử với người lao động. Tư duy khoa học cũng là yếu tố bổ khuyết, từ lý luận soi đường cho kinh doanh bài bản, quy củ chứ không làm theo kiểu ăn xổi. Từ hoạt động thực tiễn lại bổ sung cho kiến thức. Tóm lại, ông Đoàn Văn Bình hội tụ được đầy đủ những yếu tố cơ bản của doanh nhân kết hợp với người nghiên cứu khoa học”.
***
- Theo quan sát của ông, doanh nhân đam mê nghiên cứu khoa học ở Việt Nam có nhiều hay không?
PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến: Ở Việt Nam, các nhà khoa học chuyển sang làm kinh doanh thì nhiều và khi làm doanh nhân thành công rồi, họ sử dụng các chất xám của nhà khoa học để phục vụ cho mình, điển hình là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup.
Nhưng từ kinh doanh và tiếp tục tự thân nghiên cứu khoa học như ông Đoàn Văn Bình thì không nhiều. Doanh nhân Đoàn Văn Bình tiếp cận tới các mô hình kinh doanh tiên tiến, xây dựng văn hóa kinh doanh có “chữ”. Từ thực tiễn, ông Bình đúc kết ra những lý thuyết về kinh doanh có lập luận và cơ sở khoa học. Tức là manh nha hình thành một lớp doanh nhân có học thức cao, góp phần định hình giới doanh nhân của Việt Nam trong những năm tiếp theo khi hội nhập quốc tế mà vẫn mang phong cách người Việt Nam.
- Theo ông, việc nghiên cứu sâu về luật có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động kinh doanh?
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến: Một xã hội càng phát triển thì càng phải tôn trọng pháp luật. Nhà nước pháp quyền thì phải thượng tôn pháp luật. Đặc biệt, doanh nghiệp, doanh nhân phải hiểu biết pháp luật để đạt lợi nhuận chân chính và được pháp luật bảo hộ.
Điều này không chỉ bảo vệ được doanh nghiệp của mình mà còn nâng được giá trị của giới kinh doanh trong con mắt của xã hội. Bởi lâu nay, có bộ phận doanh nhân kinh doanh bất chấp pháp luật, tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi giá đã để lại những ấn tượng chưa tốt, làm giảm giá trị của doanh nhân. Trong hội nhập quốc tế, làm việc với đối tác nước ngoài mà doanh nhân Việt Nam tôn trọng pháp luật thì sẽ tạo dựng được sự tin tưởng trong làm ăn. Từ hiểu biết pháp luật, khi áp dụng vào kinh doanh sẽ kiến nghị được tới Nhà nước những chính sách pháp luật phù hợp với sự phát triển của doanh nhân. Bởi hơn ai hết, doanh nhân là những người phải va chạm tới pháp luật hàng ngày, cho nên họ sẽ hiểu rõ những bất cập của thể chế. Vì vậy, nếu như có nền tảng kiến thức pháp luật tốt, những kiến nghị của doanh nhân sẽ có giá trị thuyết phục.
- Ông Đoàn Văn Bình có tư duy và nỗ lực kiến nghị khơi thông nguồn vốn cho bất động sản để phục vụ phát triển đất nước. Những nỗ lực này có ý nghĩa ra sao, thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến: Tôi nghĩ mình cần nhấn mạnh hai chữ “tâm” và “tầm” của doanh nhân Đoàn Văn Bình.
Tâm là không chỉ vì lợi ích của doanh nghiệp, tập đoàn mình, mà còn muốn đóng góp cho cộng đồng doanh nghiệp, vì sự phát triển của đất nước.
Tầm là không chỉ bó hẹp ở trong phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn có sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức nền tảng và đề xuất chính sách. Không phải ai cũng kiến nghị được chính sách. Có những người làm kinh doanh nhưng không chú ý tích lũy kiến thức và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn thì không có tầm đề xuất kiến nghị.
- Ông ấn tượng nhất điều gì ở doanh nhân Đoàn Văn Bình?
PGS. TS. Nguyễn Quang Tuyến: Thứ nhất, đó là sự nhạy bén, năng động và chớp thời cơ trong kinh doanh của ông Đoàn Văn Bình. Khi đam mê kinh doanh kết hợp với đam mê nghiên cứu khoa học sẽ nâng được tầm đạo đức nghề nghiệp, triết lý kinh doanh. Tức là kinh doanh có “chữ” chứ không phải kinh doanh bằng mọi giá để lấy tiền.
Thứ hai, đây là con người dung dị, hòa đồng, tình cảm và tôn trọng giá trị nhân văn truyền thống.
Thứ ba, ông Đoàn Văn Bình có sức lan tỏa những giá trị tốt đẹp với người thân, đồng nghiệp và xã hội.
Thứ tư, đó là con người bền bỉ, kiên trì nỗ lực để tự vươn lên trong bất cứ hoàn cảnh nào.
TS. Võ Trí Thành cho rằng, doanh nhân Đoàn Văn Bình là người luôn nỗ lực và đã đạt được kết quả quan trọng trong việc thay đổi nhận thức, “cách nhìn” (còn phiến diện) về bất động sản và thị trường bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tiếp thu tinh thần từ người Nhật cũng khiến cho doanh nhân này trở nên chính xác, chặt chẽ và khoa học hơn: “Người Nhật bền bỉ và tỉ mỉ, theo sát từng quy trình và có sự cẩn trọng cao, còn người Việt Nam mình cùng một việc nhưng có người làm 2 bước, người làm 3 bước, người làm 5 bước. Ví dụ, khi người Nhật mời dự Hội thảo, giấy mời của họ tỉ mỉ tới mức ghi chú cả về màu sắc của trang phục, thời tiết và nhiệt độ phòng… Điều này cho thấy họ rất cẩn thận, chu đáo. Đôi khi mình cảm thấy họ làm nhiều công đoạn thừa, cảm thấy nặng nề, nhưng nếu nhìn vào sản phẩm cuối cùng thì luôn đồng đều, không có lỗi. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều các nhà máy sử dụng quy trình chất lượng 6S của Nhật”.
TS. Võ Trí Thành nhận định, hai quyết định nổi bật của ông Đoàn Văn Bình là xây dựng Tháp văn phòng CEO Tower cho thuê ở Hà Nội hay các dự án Sonasea Villas & Resorts tại Phú Quốc đã cho thấy tầm nhìn, sự hiểu biết và sự nhạy bén của doanh nhân này.
Dưới góc nhìn của GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, sau khi thành công với dự án lớn đầu tiên ở Phú Quốc, doanh nhân Đoàn Văn Bình tiếp tục đi tiên phong vào đặc khu tương lai Vân Đồn. Là người dẫn dắt, mở đường, theo GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, chắc chắn CEO Group sẽ phải chịu những rủi ro. Và khi đó, bản lĩnh của người tiên phong Đoàn Văn Bình bắt đầu bộc lộ!
Trên thị trường bất động sản, luôn xuất hiện những nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp có những bước đi tiên phong, dẫn dắt thị trường và tạo nên những cuộc chơi mới. Tại Phú Quốc và Vân Đồn, hai thị trường bất động sản trọng điểm của cả nước trong khoảng 3 – 5 năm trở lại đây, ghi dấu nhiều nhà đầu tư lớn cùng hội tụ và tạo nên sự thay đổi ngoạn mục về đô thị và giá trị thị trường. Và, CEO Group là 1 trong 3 nhà đầu tư lớn nhất tại hai thị trường đó, cả về tốc độ triển khai và chất lượng sản phẩm. Nói cách khác, ông Đoàn Văn Bình là người tiên phong đầu tư vào những khu vực dự kiến lên đặc khu. Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2018, khi trả lời câu hỏi của cổ đông về điểm nhấn chiến lược của Tập đoàn trong năm 2018 và giai đoạn tới, ông nói: “Lấy đặc khu làm địa bàn chiến lược và lấy sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng để tiếp tục khẳng định thương hiệu và uy tín”. Sau đó không lâu, Quốc hội tán thành tạm dừng Luật Đặc khu. Điều này khiến giới chuyên gia và bản thân người đứng đầu Tập đoàn CEO bất ngờ vì thời điểm đó, luật Đặc khu đã qua rất nhiều các trình tự của pháp luật và phù hợp với Hiến pháp 2013 về thiết chế chính quyền địa phương để trình ra Quốc hội thông qua.
Tuy nhiên, khi được hỏi về việc có tiếp tục đầu tư vào đặc khu trong tương lai không thì ông Bình khẳng định, với vai trò là nhà phát triển bất động sản du lịch tiên phong ở Phú Quốc và Vân Đồn, ngoài vị trí địa lý, tiềm năng tự nhiên, văn hoá, lịch sử, con người, hạ tầng kỹ thuật, sự cởi mở của chính quyền địa phương, kết nối trong nước và quốc tế…, để quyết định đầu tư, CEO Group luôn kỳ vọng có sự đột phá về thể chế để đánh thức những vùng đất tiềm năng thành các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng tầm châu lục và thế giới. Thực tế, Phú Quốc đang là điểm đến yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước sau khi được các doanh nghiệp lớn trong nước đầu tư vào đây trong thời gian khoảng 10 năm qua, và đặc biệt là khoảng thời gian từ năm 2015 trở lại đây.
Doanh nhân Đoàn Văn Bình cũng tin Luật Đặc khu sẽ sớm được xem xét thông qua để các địa phương đủ điều kiện như Phú Quốc và Vân Đồn trở thành đặc khu, tạo thành động lực phát triển mới cho đất nước. Bởi chúng ta đã có cơ sở pháp lý vững chắc. Điều 110, khoản 1 của Hiến pháp 2013 quy định: Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Để đất nước phát triển nhanh hơn, chúng ta cần học hỏi các mô hình phát triển trên thế giới. Mô hình đặc khu là một trong số đó.
“CEO Group đã tiên phong ở Phú Quốc và bây giờ là Vân Đồn. Chúng tôi đã trở thành ‘công dân’ ở đây và sẽ tiếp tục đầu tư vào đây với khát vọng góp sức để phát triển những vùng đất đầy tiềm năng này”, người đứng đầu Tập đoàn CEO khẳng định.
Theo quan sát của chúng tôi, với tư cách một “công dân” ở hai đặc khu tương lai, ông Đoàn Văn Bình và CEO Group đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy Luật Đặc khu. Ở thời điểm trước khi Dự luật Đặc khu được trình Quốc hội, CEO Group trực tiếp và thông qua Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tích cực tham gia góp ý qua rất nhiều hội thảo, tọa đàm và văn bản kiến nghị. Khi Dự luật không được thông qua, CEO Group vẫn cam kết đầu tư vào các vùng đất tiềm năng này.
Từ tháng 4/2012, CEO Group đã tiên phong đầu tư vào Phú Quốc với tổ hợp du lịch cao cấp Sonasea Villas & Resort gồm các loại sản phẩm: Khu nghỉ dưỡng, khách sạn, biệt thự, phố đi bộ shophouse mua sắm… Sở hữu đường bờ biển tự nhiên trải dài gần 2km, Sonasea Villas & Resort có vị trí đắc địa với “Lưng tựa sơn, mặt hướng thủy”, ôm trọn vẻ đẹp tự nhiên của thiên đường Đảo Ngọc. Với quy mô trên 132ha, tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng và đang tiếp tục gia tăng, Sonasea Villas & Resort được chính quyền TP. Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang đánh giá một trong những dự án trọng tâm, góp phần khai thác tiềm năng bất động sản và du lịch Phú Quốc.
Một trong những sản phẩm đầu tiên trong khu tổ hợp Sonasea Villas & Resort đã hoàn thành và đi vào vận hành đón khách, đó là khu nghỉ dưỡng Novotel Phu Quoc Resort. Với gần 400 phòng khách sạn và 96 căn biệt thự nghỉ dưỡng (350 phòng), Novotel Phu Quoc Resort góp phần đưa Tập đoàn CEO trở thành doanh nghiệp lớn ở Phú Quốc xét về số phòng khách sạn 5 sao. Đồng thời, tháng 1/2019 Tập đoàn CEO đã đưa dự án Best Western Premier Sonasea Phu Quoc với quy mô 549 căn hộ khách sạn và 16 biệt thự biển 5 sao đi vào hoạt động.
Đây là khu nghỉ dưỡng được vận hành bởi Best Western – thương hiệu quản lý khách sạn hàng đầu của Mỹ và Top 10 thế giới. CEO Group đang là nhà đầu tư lớn nhất ở Bãi Trường và là một trong ba nhà phát triển lớn nhất tại Phú Quốc. Phát triển Khu tổ hợp du lịch Sonasea Villas & Resort, Tập đoàn CEO chính là đầu tàu kéo khu vực trung tâm Đảo Ngọc phát triển, góp phần khai thác tiềm năng bất động sản và du lịch Phú Quốc.
Hiện tại, CEO Group cũng đang đầu tư Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City tại Khu kinh tế Vân Đồn, với quy mô 358,5ha. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh khẳng định, dự án này mang tính chất động lực, dài hạn, đóng góp trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Chia sẻ với chúng tôi về vai trò của Tập đoàn CEO đối với sự phát triển của địa phương, ông Trương Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn kiêm Phó Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn cho biết: “Thứ nhất, CEO Group là nhà đầu tư đi đầu trong việc triển khai các dự án lớn tại Vân Đồn, tạo ra sự thay đổi đáng kể cho quá trình phát triển đô thị và thị trường bất động sản của địa phương. Với những cơ chế mới và mở, cùng xu hướng tiên phong của các nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam như CEO Group, Sun Group…, Vân Đồn đang có nhiều cơ hội để định vị hình ảnh và trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của Việt Nam.
Thứ hai, CEO Group là nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp, đảm bảo các thủ tục pháp lý cho dự án theo đúng quy định của pháp luật. Trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, CEO Group duy trì được quy trình phòng chống dịch tốt để đảm bảo an toàn cho công nhân, đảm bảo được tiến độ của dự án.
Thứ ba, đây cũng là doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội cao, tiên phong đóng góp nhiều cho cộng đồng và địa phương.
Tôi tin rằng, Sonasea Vân Đồn Harbor City cũng như những dự án tiếp theo của CEO Group sẽ góp phần thay đổi diện mạo của Vân Đồn, và trở thành điểm đến lý tưởng của những kỳ nghỉ. Hơn thế, đây sẽ trở thành nơi đáng sống, đáng đầu tư, đúng như cam kết gắn bó lâu dài và trở thành ‘công dân’ Vân Đồn của Tập đoàn CEO”.
PGS. TS. Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, vị chuyên gia đã nhiều lần trực tiếp đến khảo sát thực địa tại Khu kinh tế Vân Đồn và dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City. Từ quan sát của mình, ông Thiên khẳng định, CEO Group đã góp phần định vị chân dung của Khu kinh tế Vân Đồn. Quảng Ninh hiện thuộc về đẳng cấp cao khi đã thu hút được những nhà đầu tư chuyên nghiệp nhất. Muốn Vân Đồn trở thành thương hiệu của Việt Nam thì nơi đây buộc phải thu hút du khách đẳng cấp, thông qua những dự án đẳng cấp như Sonasea Vân Đồn Harbor City. Đây là khu tổ hợp tiên phong ở Vân Đồn phát triển theo mô hình “all in one” trọn gói, đa tiện ích, đáp ứng đa dạng nhu cầu nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi, giải trí, mua sắm… của du khách. Vị trí trực tâm tại Khu kinh tế Vân Đồn sẽ đóng vai trò quan trọng để mọi tiện ích của dự án được phát huy hiệu quả.
TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, doanh nhân Đoàn Văn Bình có tầm nhìn tốt khi chơi một cuộc chơi lớn tại Vân Đồn. Hiện tại, Vân Đồn đang mang dáng dấp của một đô thị biển sinh thái năng động, xanh, thông minh và nhân văn. Chính sự cởi mở về cơ chế, chính sách tạo ra sự tự do, độ mở cho phát triển kinh tế. Những động thái thí điểm phát triển khu kinh tế ban đêm, hay sự điều chỉnh cấp quản lý… cùng với môi trường sống an ninh, an toàn hơn so với những khu khác là yếu tố kích thích sự phát triển của du lịch, nghỉ dưỡng. Đặc biệt, chuẩn mực quản trị của các thương hiệu lớn đầu tư vào Vân Đồn như CEO Group đã tạo điều kiện thu hút nhiều khách quốc tế hoặc khách trung và thượng lưu trong nước.
Đại dịch Covid-19 là điều bất khả kháng với cả thế giới. CEO Group cũng như mỗi người dân và cộng đồng doanh nghiệp đang học để thích ứng với đại dịch. Đây là khó khăn chưa từng có. Nhưng chúng ta không có lựa chọn mà phải đối mặt với nó và tìm cách vượt qua.
Chỉ lấy một ví dụ về hệ thống khách sạn trước dịch bệnh hằng năm đóng góp nhiều trăm tỷ đồng vào doanh thu của CEO Group, thì nay phải đóng cửa hoặc hoạt động với tỷ lệ lấp đầy không đáng kể. Trong khi đó, Tập đoàn vẫn phải trích khấu hao, phải trả các chi phí như gốc, lãi vay, lương cho cán bộ nhân viên, bảo hiểm…, nên không đạt kế hoạch kinh doanh là điều khó tránh khỏi. Mỗi năm trong đại dịch sẽ kéo tụt sự phát triển và tích luỹ của nhiều năm. Doanh nhân Đoàn Văn Bình và CEO Group vẫn đang dày công chuẩn bị kế hoạch kinh doanh hậu Covid-19, để khi đại dịch được khống chế sẽ tăng trưởng trở lại.
TS. Lê Xuân Nghĩa nhìn nhận, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay nhưng CEO Group vẫn tích cực đẩy nhanh tiến độ tại nhiều hạng mục công trình để dự án sớm đi vào hoạt động, kiến tạo một điểm đến cao cấp cho thị trường du lịch Vân Đồn – nơi vốn đang thiếu hụt chốn lưu trú, vui chơi, giải trí xứng tầm. “Đó là trách nhiệm rất cao của một doanh nhân”, TS. Lê Xuân Nghĩa đánh giá đó là tinh thần nỗ lực hết mình để đóng góp vào sự phát triển của địa phương và đất nước. Trong những lúc khó khăn này, tinh thần kiên cường và không lùi bước của một doanh nhân được bộc lộ.
TS. Lê Xuân Nghĩa, cố vấn kinh tế cho nhiều đời Thủ tướng và là người am hiểu sâu sắc về kinh tế vĩ mô của Việt Nam cho biết, ông từng chứng kiến rất nhiều nhà kinh doanh của Việt Nam thiếu hiểu biết về kinh tế vĩ mô, lại càng không có tư duy nền tảng về kinh doanh, cứ nghĩ nay “chộp” chỗ này mai “giật” chỗ kia để kiếm ít tiền, mà bàng quan với những vấn đề thuộc về xu hướng, quy luật phát triển của đất nước và thời đại. Họ gần như “tay không bắt giặc” và nghĩ rằng, đó là con đường đi ra thương trường. Thật buồn khi đó là con đường sụp đổ nhanh nhất. Bởi khủng hoảng có thể ập đến bất cứ lúc nào.
Ngược lại, một số nhà kinh doanh thực tiễn nhưng có khả năng khái quát về kinh tế rất tốt. Khả năng khái quát kinh tế tốt như vậy trước hết dựa vào nền tảng kinh tế vĩ mô, coi đó là đầu vào chiến lược cho tất cả các quyết định kinh doanh của mình. Khi tư duy về kinh tế vĩ mô tương đối rõ ràng, cộng thêm năng lực thực tiễn đã được kiểm chứng sẽ đem lại những quyết định chắc chắn và sáng suốt.
Cũng có khá nhiều doanh nhân nhìn thuần túy vào cơ hội, dựa vào tài chính, công nghệ để tận dụng cơ hội, nhưng không biết được kinh tế vĩ mô sẽ diễn biến như thế nào và có thể có những khủng hoảng gì, ngay cả khi chọn hướng kinh doanh như vậy cũng không biết được rủi ro sẽ ra sao. Thành công có thể đến trong ngắn hạn, còn về lâu dài thì không. Nghĩa là, nhìn ra cơ hội là một chuyện, chớp lấy cơ hội cũng quan trọng, nhưng phải biết được rằng, làm như vậy rồi sẽ đi về đâu.
Doanh nhân Đoàn Văn Bình là người rất quan tâm đến những vấn đề thuộc về kinh tế vĩ mô và thường xuyên tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế để dự báo xu hướng và đưa ra các quyết định kinh doanh. Khi doanh nhân có được nhãn quan đó thì văn hóa kinh doanh và tầm nhìn sẽ rất khác. Đó là tầm nhìn sâu, rộng, dài và đồng thời, người ta cũng nhận biết được những rủi ro lớn trong nước và trên thế giới.
TS. Lê Xuân Nghĩa khẳng định, khi đi trong “bầu trời” kinh tế vĩ mô với sự am tường cộng thêm nền tảng kinh doanh dựa vào tài sản thì mới xây dựng được doanh nghiệp vững vàng, ổn định dài hạn. Khi đó, dù có đối diện với những khó khăn và cuộc khủng hoảng, doanh nhân vẫn biết cách để vượt qua.
Tư duy kinh doanh bền vững nhất theo TS. Lê Xuân Nghĩa, đó là đi vào những lĩnh vực cốt tủy của nền kinh tế mà đất nước đang theo đuổi. “Khi doanh nhân Đoàn Văn Bình theo đuổi mục tiêu phát triển du lịch và bất động sản du lịch của Việt Nam, tôi cho rằng trong ngắn hạn sẽ gặp khó do Covid, nhưng khi dịch bệnh được kiểm soát, đây sẽ là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất, bền vững nhất”.
Khi được hỏi về tương lai ngành du lịch Việt Nam, doanh nhân Đoàn Văn Bình vẫn khẳng định sẽ rất sán lạn. Bởi hiện tại, nhu cầu đi du lịch toàn cầu đang bị nén lại. Nhưng Việt Nam nói riêng cũng như thế giới nói chung đã, đang và sẽ tìm cách sớm vượt qua đại dịch Covid-19 bằng việc tiêm vắc-xin để đạt miễn dịch cộng đồng và phải sống chung với Covid-19 như các loại cúm mùa. Khi đó, du lịch sẽ trở lại mạnh mẽ, thậm chí còn thăng hoa.
TS. Võ Trí Thành cho rằng, dự báo này hoàn toàn là có cơ sở, bởi với việc kiểm soát thành công đại dịch cũng như những thành quả nền tảng của ngành du lịch trong năm 2019 như đóng góp 9,2% vào GDP của cả nước, 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 85 triệu lượt khách du lịch nội địa và thu về gần 33 tỷ USD… là tiền đề tạo ra triển vọng tích cực cho du lịch Việt Nam. Đặc biệt, Thủ tướng đã ban hành Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 với những mục tiêu và các giải pháp thực hiện. Việt Nam có mọi thứ để trở thành cường quốc về du lịch (pháp lý, hạ tầng, nguồn nhân lực, lịch sử hào hùng, văn hoá đặc sắc, dư địa rộng, các doanh nghiệp trong nước đủ năng lực phát triển các sản phẩm, tạo các điểm đến thu hút du khách).
Doanh nhân Đoàn Văn Bình luôn nghĩ đến giấc mơ trở thành quốc gia hùng cường vào năm 2045 của Việt Nam. Đó cũng là nỗi trăn trở của giới lãnh đạo, chuyên gia và doanh nhân Việt Nam trong những năm gần đây. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định mục tiêu đưa đất nước trở thành nước phát triển có thu nhập cao và đề ra định hướng phát triển dựa vào đổi mới, sáng tạo. Trong ba đột phá chiến lược, Nghị quyết Đại hội đã tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của đột phá chiến lược về thể chế.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từng nhấn mạnh quan điểm mà tác giả Robinson đưa ra trong tác phẩm “Tại sao các quốc gia thất bại?” là “thể chế, thể chế và thể chế”. Theo quan điểm của doanh nhân Đoàn Văn Bình, để tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam trước các cú sốc, phải đổi mới thể chế nhanh và đây là giai đoạn cần tập trung để làm tốt nhất điều đó.
Từ khi kinh tế học thể chế (Institutional Economic) trở thành trọng tâm theo đuổi để hướng đến sự thịnh vượng của nhiều quốc gia, nhiều chuyên gia cũng đã lên tiếng về việc Việt Nam cần tập trung vào nhiệm vụ cải cách thể chế. TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương khẳng định với tôi: “Chất lượng của thể chế quyết định đến sự thành bại của một quốc gia. Cần phát triển những thị trường các nhân tố sản xuất, khu vực tư nhân và những thiết chế bảo vệ tài sản, sở hữu của doanh nghiệp, người dân. Điểm đột phá cải cách thể chế cần là nội dung của các quy định, của hệ thống văn bản pháp luật”.
Đồng quan điểm, để đất nước có thể “cất cánh hóa rồng”, doanh nhân Đoàn Văn Bình cho rằng, điểm tạo ra sự khác biệt chính là thể chế để khai thác hết các tiềm năng của một quốc gia biển: “Chuyện Đặc khu là chuyện lớn của quốc gia. Nếu làm được điều quan trọng này sẽ mang lại lợi ích cho đất nước để vừa thử nghiệm thể chế, vừa tạo động lực cho tăng trưởng. Vì vậy, chúng tôi tin Luật Đặc khu sẽ được xem xét thông qua trong thời gian thích hợp, với các điều kiện chung đặt ra cho đặc khu. Dù chưa được thông qua nhưng với chúng tôi, Phú Quốc và Vân Đồn đã hội tụ đủ các điều kiện của đặc khu rồi. Vì vậy, CEO Group đã, đang và sẽ tiên phong cùng một số nhà phát triển lớn đầu tư vào đây”.
- Theo ông, trong giai đoạn tới, việc đầu tư vào những vùng đất đã “lỡ hẹn” lên Đặc khu có cơ hội và triển vọng không?
GS. TSKH. Đặng Hùng Võ: Có chứ! Bây giờ chững lại là do Covid-19. Còn bản thân Vân Đồn chắc chắn sẽ phát triển vì địa thế quá đẹp. Về câu chuyện Đặc khu ở Việt Nam, tôi vẫn không hiểu tại sao lại có những ý kiến cực đoan đến như vậy để phản đối.
Ông Đoàn Văn Bình là người đương đầu chứng minh Đặc khu không liên quan tới câu chuyện địa chính trị. Tôi có giải thích nếu không cho sở hữu đất dài hạn thì cần phải đầu tư hạ tầng 4.0.
- Kể cả không trở thành Đặc khu, cả Phú Quốc và Vân Đồn vẫn sẽ phát triển?
GS. TSKH. Đặng Hùng Võ: Đúng, chắc chắn là như vậy. Cả Phú Quốc và Vân Đồn đều đã hội tụ đầy đủ các điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ. Nếu trở thành Đặc khu thì sẽ có một số ưu đãi hơn, có lợi thế hơn vì chính quyền một cấp, đỡ phức tạp. Tôi vẫn nghĩ, nếu khó thông qua thì Chính phủ nên kiến nghị ban hành Luật Đặc khu trước rồi mới quyết định địa bàn nào là Đặc khu sau. Như vậy, mọi chuyện sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều.
- Thưa ông, những nhà đầu tư tiên phong như Tập đoàn CEO có vai trò ra sao đối với những vùng đất đó?
GS. TSKH. Đặng Hùng Võ: Những vùng đất mới chưa phải là đô thị thì bao giờ cũng mang tính đầu tư mạo hiểm. Các doanh nghiệp rất dè dặt khi quyết định đầu tư vào nơi đó. Nhưng cũng có những nhà đầu tư tiên phong quyết định đầu tư, bởi họ đã có tư duy phân tích về thị trường đảm bảo để thành công, như cách CEO Group vào Phú Quốc. Những nhà đầu tư tiên phong phải rất thạo về phân tích bài toán đầu tư và quản trị rủi ro. Đó phải là những người có đầu óc kinh doanh tốt.
Khi CEO Group đặt chân tới đã tạo ra làn sóng đầu tư vào Phú Quốc và Vân Đồn. Đó là giá trị của người đi tiên phong.
- Ở Việt Nam, có nhiều doanh nhân kinh doanh theo cách của ông Đoàn Văn Bình không, thưa ông?
GS. TSKH. Đặng Hùng Võ: Sự thực là không nhiều. Doanh nhân có tri thức được đào tạo bài bản khá ít. Việt Nam rất cần những doanh nhân chuyên nghiệp, được đào tạo, có ham muốn, ý chí làm giàu nhưng phải hòa cùng khát vọng phát triển của đất nước.
Gương mặt nổi nhất về doanh nhân chuyên nghiệp, lại có đam mê khoa học là ông Trương Gia Bình (Chủ tịch Tập đoàn FPT). Gương mặt thứ hai cũng có tên Bình đó là ông Đoàn Văn Bình, không chỉ làm giàu giỏi mà luôn nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi và định hướng cho Tập đoàn CEO vươn tới những khát vọng lớn hơn. Ngay như nỗ lực thay đổi quan niệm về thị trường bất động sản, bằng cách đi chứng minh giá trị không chỉ là chính nó mà còn nằm ở giá trị lan tỏa. Đó là cách tiếp cận vấn đề rất khác biệt.
- Theo quan sát của ông, văn hóa kinh doanh của ông Đoàn Văn Bình và Tập đoàn CEO có điểm gì đặc biệt?
GS. TSKH. Đặng Hùng Võ: Tôi cho rằng, CEO Group là một trong những doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng khá mạnh, tăng cả về triết lý phát triển, cả về phạm vi đầu tư. Trước đây không phải là doanh nghiệp quá mạnh, nhưng giờ được tính vào đội ngũ các doanh nhân bất động sản thuộc nhóm đầu của Việt Nam.
CEO Group tiến tới tính chuyên nghiệp khá nhanh. Đây là doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước, nhất là định hướng đi vào bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, vì mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam nâng tầm đẳng cấp thế giới.
Tháng 7/2020, PGS. TS. Trần Đình Thiên có thông qua tôi tặng doanh nhân Đoàn Văn Bình cuốn sách: “Bí ẩn của Vốn ((The Mystery of Capital): Vì sao chủ nghĩa tư bản thành công ở phương Tây và thất bại ở mọi nơi khác”. Chuyện là sau khi tham gia tư vấn đề tài khoa học: “Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam – Vai trò và khuyến nghị chính sách” do ông Đoàn Văn Bình làm chủ nhiệm, ông Thiên tâm đắc với những nội dung đề tài đặt ra, như phương pháp khai thác nguồn vốn và vấn đề cải cách thể chế để thị trường bất động sản phát triển nhanh và bền vững.
Trong cuốn sách này, Hernando De Soto, một nhà kinh tế học nổi tiếng, chỉ tìm cách lý giải một điều: Tại sao lại chỉ có một số ít nước trở thành giàu có, còn đa số các nước vẫn nghèo? Tại sao đa số người nghèo mãi không thoát được số phận đau khổ của mình? Ở những đất nước này, dù vật lộn thế nào, qua nhiều thế kỷ, vẫn cứ tồn tại nghịch cảnh: Người nghèo rất khó thoát nghèo, khó thoát nghèo ngay trên chính mảnh đất đầy sự giàu có tiềm năng, trong đó, tiềm năng lớn nhất chính là đất.
Theo quan sát của doanh nhân Đoàn Văn Bình, gần đây ở Việt Nam, Nhà nước đã quyết liệt hơn, mạnh dạn giải phóng các nguồn lực, trong đó có nguồn lực đất đai, khỏi những trói buộc thể chế, để thứ tài sản “bất động” này, là “con nhộng vàng” như C. Mác gọi, hóa thân thành vốn, thành tài sản “động”. Có vẻ như nước ta đã bắt đầu tiếp cận đến một trong những cách thức quan trọng nhất để thoát nghèo.
Dựa trên tư duy đó và lấy nguồn cảm hứng sau khi đọc xong cuốn sách do PGS. TS. Trần Đình Thiên tặng và những cuốn sách như: Châu Á vận hành như thế nào? (How Asia works?) – Tác giả Joe Studwell; Quản lý hiệu quả tài sản công (The Public Wealth of Nations: How Management of Public Assets Can Boost or Bust Economic Growth) – Tác giả Dad Detter & Stefan Folster; Luật học Việt Nam – những vấn đề đương đại – Trường Đại học luật Hà Nội, doanh nhân Đoàn Văn Bình đã liên tưởng đến các nguồn lực cần giải phóng để phục vụ phát triển và thực hiện ngay nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Ông cho rằng, thị trường bất động sản có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, và việc thúc đẩy sự phát triển mạnh, bền vững của thị trường bất động sản là mối quan tâm của tất cả các quốc gia, trong đó hoàn thiện chính sách, pháp luật phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn thị trường được xác định là giải pháp có tính chất quyết định.
Dưới góc nhìn của doanh nhân Đoàn Văn Bình, để sớm hiện thực hóa mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Việt Nam cần nhanh chóng khơi thông mọi nguồn lực phục vụ phát triển. Các “cỗ máy kiếm tiền” (money making machine) như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kiều hối, thặng dư thương mại, các ngành kinh tế mũi nhọn như nông nghiệp, công nghệ thông tin, du lịch đang hoạt động nhịp nhàng mang lại dòng tiền đều đặn phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, chúng ta mất rất nhiều công sức bởi có những nguồn lực từ bên ngoài và khó có thể ổn định do các yếu tố địa chính trị, chiến tranh thương mại, dịch bệnh… Trong bối cảnh đó, khơi thông những nguồn nội lực sẵn có, giàu tiềm năng, bền vững là yêu cầu cấp thiết; trong đó, nguồn vốn từ bất động sản nói chung và bất động sản du lịch nói riêng, gồm quyền sử dụng đất, tài sản trên đất là nguồn nội lực vô giá, vĩnh cửu của đất nước cần được “đánh thức” bằng việc vận hành một thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, hiệu quả, mà nền tảng đầu tiên là nhận thức đầy đủ về vai trò của thị trường bất động sản trong nền kinh tế, xã hội.
Theo ông Đoàn Văn Bình, để khơi thông nguồn vốn bất động sản, giúp thị trường bất động sản phát huy được hết vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, cần triển khai đồng bộ các giải pháp, từ đổi mới nhận thức đến hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Cụ thể: Đổi mới nhận thức, xác định đầy đủ, chính xác vai trò của thị trường bất động sản nói chung, bất động sản du lịch nói riêng; Sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để khơi thông dòng vốn bất động sản, đặc biệt là bất động sản du lịch; Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật; Cần có chiến lược quốc gia dài hạn để tập trung nguồn lực tài chính cho thị trường bất động sản; Cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin (Big data) về đất đai và bất động sản…
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, tư duy khai thác nguồn vốn bất động sản của doanh nhân Đoàn Văn Bình là tư duy nền tảng quan trọng của kinh tế vĩ mô. Dựa trên tư duy tài sản, là phương pháp của những người kinh doanh lỗi lạc. Bất động sản là lĩnh vực có cơ hội lớn và dài hạn. Một nghiên cứu cho thấy, độ mở của nền kinh tế Việt Nam là rất cao, thuộc nhóm hàng đầu trên thế giới. “Mảnh vải” còn lại, có nhiều cơ hội trong cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành thị trường của Việt Nam khi chưa mở toang, là bất động sản. Hiện tại, có thể phân ra hai phân khúc có xu hướng phát triển tương đối nhanh, đó là bất động sản nhà ở và bất động sản công nghiệp. Về lâu dài, có một phân khúc khác sẽ phát triển khá nhanh, đó là bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng – mỏ vàng tiềm năng rất lớn của Việt Nam – sẽ được phát huy khi đi sâu vào kinh tế dịch vụ và thu hút khách quốc tế. Một đất nước có lợi thế về du lịch như Việt Nam, nhưng lượng khách quốc tế và mức chi tiêu của du khách còn quá thấp, nhất là khi so với những quốc gia trong khu vực không có những tiềm năng bằng Việt Nam, như Thái Lan, Singapore, Indonesia…; ngược lại, Việt Nam có quá nhiều lợi thế về danh lam thắng cảnh, di sản thế giới, văn hóa dân tộc thiểu số, ẩm thực Á Đông… thì đây là những cơ sở để bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có tiềm năng tăng trưởng dài hạn.
Không chỉ trực tiếp nghiên cứu và phản biện, trên cương vị là Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), ông Đoàn Văn Bình đã có nhiều đóng góp cho thị trường bất động sản thông qua những kiến nghị về việc hoàn thiện thể chế và tạo lập hành lang pháp lý cho thị trường phát triển tương xứng với tiềm năng.
Ông Nguyễn Trần Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam ghi nhận, ông Đoàn Văn Bình là người gương mẫu đóng góp nguồn lực trí tuệ, tài chính, con người, thông tin… vào hoạt động của VNREA và thị trường bất động sản Việt Nam:
Thứ nhất, ông Đoàn Văn Bình là người am hiểu sâu sắc về lý luận và thực tiễn thị trường bất động sản Việt Nam. Với tinh thần trách nhiệm vì sự phát triển của thị trường và nền kinh tế, ông Đoàn Văn Bình và Tập đoàn CEO đã tích cực tham gia phản biện, đề xuất chính sách cho thị trường bất động sản như Sửa đổi Luật Đất đai; Sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014 theo hướng tăng số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu trong mỗi một tòa nhà chung cư; cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch tại Việt Nam; hoàn thiện văn bản pháp luật về bất động sản du lịch theo Chỉ thị số 11/CT-TTg theo hướng nghiên cứu bổ sung các sản phẩm nhà phố du lịch và các sản phẩm tương tự; cấp visa định cư có thời hạn bằng thời hạn sở hữu bất động sản cho người nước ngoài mua bất động sản tại Việt Nam; cho phép chuyển nhượng hợp đồng mua bán bất động sản du lịch giống như việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở. Đặc biệt, Chính phủ cần xây dựng chính sách Việt Nam – Căn nhà thứ hai của tôi (Vietnam My Second Home – VNM2H) để thu hút vốn đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng cao trên thế giới về Việt Nam làm tiền đề phát triển đất nước lâu dài…
Thứ hai, ông Đoàn Văn Bình là người tích cực quảng bá thị trường bất động sản Việt Nam ra thế giới, thông qua các sự kiện như Hội nghị quốc tế bất động sản IREC 2017 tại Bangkok (Thái Lan), IREC 2018 ở Hà Nội (Việt Nam), IREC 2019 ở Tokyo (Nhật Bản)…
Bên cạnh đó, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến toàn cầu, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam vẫn có nhiều hoạt động quốc tế để nghiên cứu về thị trường và quảng bá tiềm năng, cơ hội của thị trường bất động sản Việt Nam. Với vốn ngoại ngữ sẵn có và sự am hiểu về thị trường bất động sản Việt Nam và quốc tế, ông Đoàn Văn Bình được Chủ tịch VNREA ủy quyền tham dự các hội nghị quốc tế của Hiệp hội. Cụ thể, tháng 4/2020, tham dự Hội nghị Quốc tế online (Webinar) do FIABCI Asia Pacific tổ chức tại Malaysia với chủ đề: “Tương lai của thị trường Bất động sản sau Covid-19 tại các nước ASEAN” và có phát biểu quan trọng về “Tương lai của Thị trường bất động sản Việt Nam sau Covid-19”…
Phó Chủ tịch VNREA nhận định, thị trường bất động sản Việt Nam bị ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19, tuy nhiên vẫn có rất nhiều điểm sáng và sẽ là ngành hứa hẹn phục hồi sớm nhất sau dịch bởi các yếu tố như chính sách hỗ trợ của Chính phủ, nền kinh tế mở và những lợi thế sẵn có của thị trường bất động sản cũng như thói quen tiết kiệm mua nhà của người dân Việt Nam... Ông Bình cũng chia sẻ những xu hướng tương lai của thị trường bất động sản Việt Nam sau dịch Covid-19, như:
Thứ nhất, Covid-19 tác động đến phương thức làm việc mới theo công nghệ số, online. Bất động sản Việt Nam cũng sẽ thích ứng theo xu thế này (bán hàng online, các dịch vụ online…).
Thứ hai, các sản phẩm bất động sản xanh, gần gũi với môi trường, có tính riêng tư như nhà ở riêng lẻ (biệt thự, liền kề, nhà phố thương mại, biệt thự nghỉ dưỡng, trang trại) sẽ có cơ hội lớn do khách hàng chú trọng đến an toàn vừa ở, vừa đầu tư sinh lợi, vừa có không gian giãn cách xã hội khi cần. Bất động sản nhà ở vẫn được xem là một trong những kênh trú ẩn an toàn khi khủng khoảng kinh tế.
Thứ ba, mặc dù làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng Covid-19 sẽ sửa chữa các đứt gãy này và hướng làn sóng chuyển dịch nhà máy sản xuất sang Việt Nam. Bất động sản công nghiệp, văn phòng của Việt Nam sẽ phát triển kéo theo nhu cầu bất động sản nhà ở và du lịch sớm hồi phục.
Thứ tư, do là điểm đến an toàn nên bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam sẽ được hưởng lợi và sẽ hồi phục nhanh chóng. Trước hết, dựa trên cầu nội địa và sau đó từ các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Đặc biệt, với khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, Chính phủ, người dân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang làm mọi thứ, mọi cách chưa từng làm trong lịch sử để chiến thắng Covid-19 và hồi phục kinh tế nhanh nhất. Vì thế, bất động sản Việt Nam sẽ được hưởng lợi và có một tương lai tươi sáng, đóng góp vào sự phát triển của bất động sản thế giới.
Cũng trong tháng 4/2020, đại diện cho Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, ông Đoàn Văn Bình đã tham dự cuộc họp ARENA COP online với bài phát biểu tóm tắt tình hình diễn biến dịch Covid-19 tại Việt Nam, những khó khăn ảnh hưởng đến thị trường bất động sản và khả năng kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ Việt Nam và những cơ hội đi cùng. Ngoài ra, trong năm 2020, ông Đoàn Văn Bình đã thay mặt lãnh đạo Hiệp hội họp online với đại diện Hội Môi giới Bất động sản Hoa Kỳ (NAR) và Hiệp hội Bất động sản các nước châu Á, Hội nghị Singapore BCA có chủ đề: Mô thức phát triển bất động sản hậu Covid-19, cơ hội và thách thức tại châu Á.
Đặc biệt, trong mắt Chủ tịch Nguyễn Trần Nam, ông Đoàn Văn Bình luôn là người sống chân thành, giản dị, nhưng có suy nghĩ lớn và tầm nhìn xa với những công trình dự án quy mô quốc tế: “CEO Group là doanh nghiệp luôn tuân thủ pháp luật, hoạt động chuyên nghiệp và luôn có những bước đi tiên phong như đầu tư vào Phú Quốc hay Vân Đồn. Trước mắt, có thể gặp phải những khó khăn do Covid, nhưng về lâu dài nhất định sẽ thành công do tâm và tầm đều hội tụ ở doanh nhân Đoàn Văn Bình”.
Chủ tịch Nguyễn Trần Nam bày tỏ vui mừng và xúc động khi chia sẻ về cấp phó của mình: “Ông Đoàn Văn Bình được các thành viên và hội viên của VNREA nói riêng và xã hội quý mến. Chúc mừng tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống của Đoàn Văn Bình và CEO Group!”.
- Mới đây, PGS. TS Trần Đình Thiên có bày tỏ sự tâm đắc với tôi về dự báo của Tỷ phú Jack Ma – rằng tương lai của loài người, hai ngành có triển vọng nhất là chăm sóc sức khoẻ và giáo dục. Nhiều chuyên gia thì cho rằng, về dài hạn, định hướng chiến lược của Việt Nam cần đi vào dịch vụ cao thay vì đi vào công nghiệp. Nhưng cũng không ít người kiên định mục tiêu cần xây dựng các tập đoàn công nghệ – công nghiệp hùng mạnh, để thực hiện khát vọng trở thành nước công nghiệp hiện đại. Là một doanh nhân, theo quan sát và kinh nghiệm của chính mình, ông nghĩ Việt Nam nên ưu tiên lựa chọn mô hình, định hướng chiến lược mũi nhọn là gì để phát triển nhanh và bền vững?
Ông Đoàn Văn Bình: Trong lịch sử, loài người đã cơ bản giải quyết được vấn đề đói nghèo, chiến tranh và dịch bệnh. Nay mục tiêu của loài người là hạnh phúc và hướng đến bất tử. Vì thế, ngành kinh doanh nào mang lại hạnh phúc cho gần 8 tỷ cư dân của trái đất sẽ có dư địa phát triển lớn, trong đó có chăm sóc sức khoẻ và giáo dục.
Cuốn sách “Châu Á vận hành như thế nào?” cho thấy rằng, hầu hết các nước phát triển ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung quốc đều có mô hình phát triển trình tự là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Họ ưu tiên phát triển các tập đoàn lớn tư nhân về công nghiệp, công nghệ, như Sony, Toyota, Mitsubishi… (Nhật Bản); Samsung, Hyundai, Posco… (Hàn Quốc), với tiêu chuẩn xuất khẩu. Tức là, họ ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm có khả năng xuất khẩu để mở rộng thị trường toàn cầu và mang về kinh nghiệm, know-how, khả năng cạnh tranh và ngoại tệ cho đất nước. Nhà nước không vội mở cửa lĩnh vực dịch vụ mà vẫn nắm ngân hàng để tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, hướng lợi ích của doanh nghiệp theo lợi ích của quốc gia.
Việt Nam cũng đang học hỏi những kinh nghiệm phù hợp từ các nước phát triển này trong bối cảnh mới của cuộc cách mạng 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng. Việt Nam đã chọn ngành kinh tế mũi nhọn là nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định, coi khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong các đột phá chiến lược quan trọng nhất tiến tới phát triển nhanh, bền vững. Mô hình kinh doanh đa ngành trong đó có công nghệ của các doanh nghiệp tư nhân như Vingroup nên được ủng hộ hơn nữa để phát triển đất nước.
- CEO Group vẫn đang dồn trọng tâm vào bất động sản. Tất nhiên là bất động sản gắn với du lịch, nghỉ dưỡng và trong ngắn hạn khi dịch bệnh phức tạp là tập trung phát triển bất động sản nhà ở. Vậy trong tương lai, ông có định hướng sẽ chuyển hướng chiến lược, đi vào một số lĩnh vực khác như cách một số tập đoàn của Việt Nam đang làm, như công nghiệp – công nghệ chẳng hạn?
Ông Đoàn Văn Bình: Chúng tôi đang xây dựng chiến lược giai đoạn 2022 – 2026. Chúng tôi vẫn tiếp tục đầu tư vào bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Các ngành nghề mang lại giá trị gia tăng cho các ngành kinh doanh chính hiện nay và các ngành mới đều sẽ được xem xét.
- Sớm nhận ra tiềm năng và tiên phong đi vào Phú Quốc như vậy, nhưng tại sao ông không chơi một cuộc chơi lớn hơn ở Phú Quốc? Điều mà chỉ ngay sau đó 1, 2 năm, đã có nhưng tập đoàn tư nhân lớn khác tham gia vào và tạo nên sức hút rất lớn? Ông có cảm thấy tiếc nuối không?
Ông Đoàn Văn Bình: CEO Group đầu tư nhiều địa bàn trên cả nước để đa dạng hoá sản phẩm, khai thác thị trường, phòng tránh rủi ro.
Riêng với Phú Quốc, chúng tôi vẫn cam kết đầu tư lớn ở đây qua các dự án về đô thị và nhà ở Ceohomes Sonasea Residences.
- CEO Group sẽ tiếp tục phát triển mảng giáo dục?
Ông Đoàn Văn Bình: Chúng tôi có chiến lược xây dựng một chuỗi giáo dục từ Mầm non đến Đại học. Năm 2008, CEO Group thành lập Trường Cao đẳng Đại Việt ở Bắc Ninh, có chi nhánh tại Hà Nội. Hiện chúng tôi đang xây dựng trường mầm non và tiểu học tại Sunny Garden City. CEO Group làm giáo dục xuất phát từ tình yêu học tập, tạo cơ hội cho nhiều người đi học qua đó hoàn thiện các dịch vụ tiện ích, đồng thời đóng góp vào đột phá chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
Trong số các sinh viên ra trường, Đại Việt đã đào tạo và đưa sang làm việc tại Nhật Bản hơn 6.000 thực tập sinh. Họ vừa có thu nhập cao để gửi về nước, vừa được học hỏi kinh nghiệm từ một quốc gia hàng đầu thế giới. Khi trở về nước, họ là nguồn nhân lực chất lượng cao. Thời của chúng tôi vào Đại học rất khó khăn. Tôi đã ước nay mai nếu có thể thì nhất định sẽ tập trung làm giáo dục để thay đổi điều này.
- Quan điểm về giáo dục, đào tạo hiện nay đã có nhiều thay đổi. Nhiều chuyên gia cho rằng, có hai điều cần tập trung giáo dục, đào tạo đó là Bản lĩnh và Văn hoá làm người. Còn người tài sẽ được tạo ra và bồi dưỡng gắn với các công việc cụ thể. Triết lý giáo dục của Đại Việt là gì?
Ông Đoàn Văn Bình: Triết lý chúng tôi hướng đến là: Đào tạo theo nhu cầu của thị trường và ra trường phải có việc làm.
- Bài học của Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy, từ đất nước suy tàn và kiệt quệ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, họ đã xây dựng được thế hệ doanh nhân có lý tưởng và hoài bão khát khao chấn hưng đất nước. Với Việt Nam, ông suy nghĩ ra sao về vai trò và sứ mệnh của các tập đoàn kinh tế tư nhân trong việc thực hiện khát vọng phát triển Việt Nam hùng cường?
Ông Đoàn Văn Bình: Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết 10/NQ-TW khẳng định, phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là định hướng cho hơn 700.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có các tập đoàn kinh tế tư nhân. Nhà nước đã hiểu được vai trò của kinh tế tư nhân đối với việc phát triển đất nước, nên đang tích cực khích lệ bằng các chính sách phù hợp, để cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các tập đoàn lớn đa ngành hướng đến xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ ra thế giới, tận dụng độ mở của nền kinh tế và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp khoảng 40% GDP và tỷ lệ này sẽ tăng trong thời gian tới, thể hiện vai trò ngày càng lớn hơn trong sứ mệnh đưa Việt Nam trở nên hùng cường vào năm 2045.
- Thật tình cờ khi ông nói đến mục tiêu của loài người là hạnh phúc và bất tử. Nó trùng với một chi tiết trong câu chuyện ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, mới kể với tôi về giấc mơ lớn nhất của con người – là bất tử.
Việt Nam đang hướng đến giấc mơ hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045. Để thực hiện giấc mơ lớn đó, cần “inspire” cho doanh nghiệp, doanh nhân. Ở các nước lớn trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, những tập đoàn tư nhân lớn đều được Nhà nước “inspire” và giao nhiệm vụ. Anh có nghĩ là, khi chính quyền đặt ra những bài toán lớn, doanh nghiệp, doanh nhân sẽ có những giấc mơ lớn hơn? Và cũng chỉ khi tham gia giải những bài toán lớn, doanh nhân mới hạnh phúc hơn và liên tục được tái sinh để trường tồn?
Ông Đoàn Văn Bình: Tôi đồng tình với nhận định này. Các nước phát triển ở châu Á đã đi trước chúng ta nhiều năm. Hàn Quốc, Nhật Bản đã để lại mô hình phát triển mà chúng ta có thể học hỏi như trình tự phát triển các lĩnh vực mũi nhọn trong nền kinh tế, cách mà các nguyên thủ giao nhiệm vụ lớn cho các tập đoàn kinh tế tư nhân để làm đầu tàu kéo nền kinh tế, hướng lợi ích của họ vào lợi ích chung của quốc gia.
Mục tiêu sống hạnh phúc và bất tử như thần, thánh của loài người là rất tham vọng nhưng khả thi nhờ công nghệ và dữ liệu. Đây cũng chính là các bài toán lớn cần các doanh nghiệp tham gia giải đáp. Tất nhiên, doanh nhân sẽ hạnh phúc khi được đóng góp công sức làm cho loài người hạnh phúc, trong đó có người dân nước mình.
- Nhiều người quen biết ông đều nhận xét rằng, ông là người có khát vọng cháy bỏng về một Việt Nam hùng cường. Mọi người đều cảm nhận được, ở ông luôn có một tình yêu và niềm tự hào thiêng liêng với Tổ quốc và luôn tìm mọi cách thổi vào những người xung quanh tinh thần ấy. Ông nghĩ sao về sứ mệnh của một doanh nhân với Tổ quốc?
Ông Đoàn Văn Bình: Vì Việt Nam hùng cường là khát vọng của bao thế hệ cha anh và thế hệ trẻ hiện nay. Là doanh nhân, chúng tôi không chỉ có khát vọng đó mà còn xác định rõ trách nhiệm và luôn nỗ lực bằng hành động để góp phần biến khát vọng đó thành hiện thực.
- Ông cảm thấy lực cản lớn nhất trong sự nghiệp kinh doanh của mình là gì?
Ông Đoàn Văn Bình: Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục ba đột phá chiến lược là thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Chúng tôi coi đây vừa là công việc của mình, vừa thông qua đây đóng góp cho đất nước về hoàn thiện hạ tầng (các khu đô thị, khu nghỉ dưỡng…) và phát triển nguồn nhân lực (trường học). Với thể chế, CEO Group luôn tích cực tham gia phản biện các chính sách trực tiếp hoặc thông qua các Hiệp hội để có môi trường kinh doanh tốt hơn. Mặc dù đã có nhiều thay đổi tích cực nhưng thể chế còn nhiều khoảng trống, chồng chéo và môi trường kinh doanh khó tiên lượng vẫn đã và đang là lực cản của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và của chúng tôi nói riêng.
- Tôi nghĩ ông là người tự tạo ra sứ mệnh cho mình, chứ không phải được giao nhiệm vụ, không biết điều đó có đúng không? Những lần ông tự đặt ra những khát vọng lớn, ông có cảm nhận được mình được tiếp thêm năng lượng (đôi khi là cả năng lượng từ vũ trụ, từ trời đất nữa) để có thể vượt qua giới hạn của chính bản thân mình không?
Ông Đoàn Văn Bình: Sứ mệnh Tập đoàn CEO hướng đến là phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp, cộng đồng và vì đất nước phồn vinh, vì thế giới hòa bình và hạnh phúc. Chúng tôi luôn nỗ lực để thực hiện sứ mệnh của mình, qua đó sẽ đóng góp cho ngành du lịch nói riêng và đất nước nói chung. Chúng tôi hạnh phúc và luôn được tiếp thêm năng lượng tích cực khi đang chung tay thực hiện khát vọng vì Việt Nam hùng cường, vì Việt Nam trở thành cường quốc du lịch.
- Mỗi lần tiếp xúc, tôi đều cảm nhận được một nguồn năng lượng rất lớn từ ông. Đâu là bí quyết để ông luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan và nguồn năng lượng tích cực như vậy?
Ông Đoàn Văn Bình: Lòng biết ơn. Luôn biết ơn gia đình, thầy cô, cổ đông, CBNV, bạn bè, khách hàng, đối tác, cộng đồng, đất nước và tất cả những ai đã giúp đỡ mình, cổ vũ tôi lạc quan, bổ sung năng lượng tích cực. Biết ơn giúp tôi sống và làm việc có khát vọng, có mục tiêu và trách nhiệm.
- Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trò chuyện tràn đầy cảm hứng kinh doanh và tinh thần yêu nước. Chúc cho hành trình lớn lên cùng đất nước của CEO Group sẽ góp phần làm nên sức mạnh hùng cường của Việt Nam!
Sau CEO Group, đã có nhiều nhà đầu tư lớn khác đến chung tay đánh thức những vùng đất tiềm năng thành các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Tôi ấn tượng với doanh nhân Đoàn Văn Bình và CEO Group trên một số phương diện sau:
Thứ nhất, đây là doanh nhân có khát khao về việc phát triển du lịch và bất động sản du lịch Việt Nam mang tầm thế giới. CEO Group là doanh nghiệp đặt sứ mệnh của mình gắn với chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam, nhất là kinh tế mũi nhọn là du lịch. Tôi cảm nhận được, doanh nhân Đoàn Văn Bình luôn đau đáu với giải pháp giải quyết các tồn tại của thị trường bất động sản du lịch hiện nay, nhất là việc hoàn thiện khung pháp lý cho bất động sản du lịch thăng hoa.
Thứ hai, đây là doanh nhân luôn nỗ lực cho công tác hội nhập thị trường bất động sản Việt Nam với thế giới. Nhiều hội nghị, hội thảo và diễn đàn quốc tế quan trọng do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức hoặc tham gia, doanh nhân Đoàn Văn Bình là người trực tiếp phụ trách công tác tổ chức và là diễn giả chính. Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và hiệu quả hoạt động xúc tiến và quảng bá hình ảnh và tiềm năng, cơ hội của thị trường bất động sản Việt Nam với thế giới. Tôi được biết, doanh nhân Đoàn Văn Bình còn đang ấp ủ tổ chức một Hội thảo khoa học quốc tế để bàn về pháp lý cho bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.
Thứ ba, đây là doanh nhân tiêu biểu liên tục có những kiến nghị, đề xuất trực tiếp một cách thẳng thắn, nghiêm túc, khoa học và xác đáng về việc tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Các kiến nghị và đề xuất thường thông qua đội ngũ chuyên gia cố vấn chuyên sâu nên rất chặt chẽ, căn cứ lý luận và thực tiễn cao do xuất phát từ thực tiễn doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý, điều hành lĩnh vực bất động sản của Bộ Xây dựng.
Thứ tư, đây là doanh nhân có tư duy khoa học và đam mê nghiên cứu khoa học. Ở Việt Nam, không có nhiều doanh nhân trực tiếp bỏ tiền ra tài trợ và tổ chức nghiên cứu khoa học một cách bài bản như doanh nhân Đoàn Văn Bình. Đó là đề tài nghiên cứu: “Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam – Vài trò và khuyến nghị chính sách”. Lần đầu tiên có một công trình nghiên cứu chỉ ra được một cách khoa học và thuyết phục về tính lan tỏa và giá trị thực sự của thị trường bất động sản Việt Nam. Điều này rất có giá trị với cộng đồng doanh nghiệp và đặt biệt là cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chính sách về thị trường bất động sản.
Thứ năm, là doanh nhân luôn tăng cường khả năng nghiên cứu, học hỏi và tiếp thu kiến thức về quản trị và chuyên môn. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích, doanh nhân Đoàn Văn Bình đã đưa ra nhiều dự báo xác đáng về sự phát triển của thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đây cũng là doanh nhân nhanh nhạy và linh hoạt trong việc đưa ra các quyết sách, chiến lược kinh doanh. Khi đó, các quyết định đưa ra của CEO Group mang tầm chiến lược và có triển vọng thành công trong dài hạn. Trước mắt, có thể một vài dự án bất động sản nghỉ dưỡng của CEO Group sẽ gặp khó khăn, do ảnh hưởng bởi Covid-19; nhưng tôi tin rằng, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, đây sẽ trở thành những điểm sáng trên thị trường.
Thứ sáu, CEO Group là doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm, luôn nỗ lực kiến tạo các giá trị tốt đẹp vì cộng đồng. Doanh nhân Đoàn Văn Bình luôn hướng đến đẳng cấp 5 sao trong từng sản phẩm. CEO Group cũng tập trung phát triển các tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế, đa chức năng, hội tụ. Hiện tại, Tập đoàn đang hiện thực hoá hoạt động đầu tư chuỗi nghỉ dưỡng với 3.000 – 5.000 phòng khách sạn 5 sao trên khắp đất nước Việt Nam.
Cùng với đó, Tập đoàn luôn đề cao hoạt động thiện nguyện, hướng tới cộng đồng. Giai đoạn vừa qua, CEO Group đã liên tục tham gia các hoạt động chung tay cùng cả nước phòng, chống dịch Covid-19, như: Trao tặng bộ đồ bảo hộ và khẩu trang cho các bệnh viện, y bác sĩ ở tuyến đầu và người dân nhiều tỉnh, thành; Ủng hộ các địa phương chi phí để phòng, chống dịch; Ủng hộ Quỹ vaccine phòng dịch Covid-19… Ngoài ra, Tập đoàn cũng thường xuyên phát động các hoạt động nhân văn, như: Hiến máu nhân đạo; Ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt; Tương trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn…
Hằng năm, CEO Group được Bộ Xây dựng, UBND TP. Hà Nội tặng Bằng khen, Cờ thi đua. Năm 2010, CEO Group được Thủ tướng tặng Bằng khen. Đặc biệt, năm 2015, Tập đoàn đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng 3. Năm 2017, Chủ tịch CEO Group Đoàn Văn Bình được Thủ tướng tặng Bằng khen. Năm 2020, CEO Group đứng thứ 149 trong VNR500 các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Khát vọng vươn lên mạnh mẽ và mở lối tiên phong của một doanh nghiệp phải gắn với sứ mệnh phát triển của một quốc gia thì doanh nghiệp đó mới có thể phát triển bền vững và tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng. CEO Group và doanh nhân Đoàn Văn Bình đang làm được điều đó.
CEO Group đã có hành trình phát triển tròn 20 năm, trở thành doanh nghiệp bất động sản hàng đầu Việt Nam. Đây đang là độ tuổi đẹp nhất của một doanh nghiệp và cũng là độ tuổi chín chắn, đủ trải nghiệm và tràn đầy khát vọng của một doanh nhân. Có khát vọng là có tất cả! Tôi tin và chúc cho CEO Group sẽ phát triển bền vững, đóng góp vào sứ mệnh vì một quốc gia hùng cường!