Aa

Đối thoại nảy lửa về điều chuyển luồng xe khách: Lỗi đầu tiên là do quy hoạch

Thứ Năm, 02/03/2017 - 12:29

Chiều 1/3, thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tại Sở GTVT Hà Nội đã diễn ra cuộc thoại với các doanh nghiệp, nhà xe về việc điều chuyển tuyến vận tải liên tỉnh. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường thừa nhận sự việc các nhà xe không tuân thủ kế hoạch điều chuyển luồng, tuyến của Hà Nội lỗi đầu tiên là do quy hoạch thiếu tầm nhìn.

Sau hơn hai tháng triển khai việc điều chuyển luồng tuyến vận tải liên tỉnh từ bến xe Mỹ Đình về bến Nước Ngầm, ngày 28/2, gần 100 xe khách của các doanh nghiệp vận tải Thái Bình, Nam Định,... đã đình công, phản đối việc điều chuyển tuyến của Sở GTVT Hà Nội. 

Đại diện các nhà xe lên tiếng cho rằng khi thực hiện việc điều chuyển luồng tuyến nêu trên đã khiến lượng khách quá ít và các doanh nghiệp đang phải gánh lỗ hàng trăm triệu đồng, phải chịu lãi ngân hàng để duy trì hoạt động.

Để kịp thời đưa ra phương án xử lý, chiều 1/3, Sở GTVT HN và các doanh nghiệp vận tải trên đã có buổi đối thoại để cùng thảo luận, thống nhất.

Tại cuộc đối thoại, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường, đại diện UBND TP. Hà Nội, cùng đại diện Sở GTVT Hà Nội và các ban, ngành thành phố đã cùng lắng nghe và tiếp thu các ý kiến từ đại diện các doanh nghiệp, nhà xe chạy tuyến liên tỉnh một cách "cởi mở".

Thế nhưng, đa số đại diện xe khách đều cho biết, sau hai tháng thực hiện điều chuyển phân luồng tuyến vận tải của Hà Nội từ bến Mỹ Đình về bến Giáp Bát, Nước Ngầm hoạt động kinh doanh vận tải của họ đều bị thua lỗ nặng nề, có nguy cơ phá sản trong thời gian tới.

ngày 28/2, gần 100 xe khách của các doanh nghiệp vận tải Thái Bình, Nam Định,... đã đình công, phản đối việc điều chuyển tuyến của Sở GTVT Hà Nội.

Ngày 28/2, gần 100 xe khách của các doanh nghiệp vận tải Thái Bình, Nam Định,... đã đình công, phản đối việc điều chuyển tuyến của Sở GTVT Hà Nội.

Một số nhà xe khác cho rằng, Hà Nội điều chuyển tuyến như vậy là "không đúng lộ trình, không hỏi ý kiến các doanh nghiệp...". Hơn nữa, Hà Nội chỉ ra văn bản một ngày rồi thực hiện luôn việc điều chuyển tuyến. Do thời gian rất ngắn nên các doanh nghiệp, nhà xe không kịp xoay chuyển hoạt động kinh doanh vận tải.

Bà Hồ Thị Hoàng, Giám đốc công ty Hoàng Phương (Thanh Hóa), đại diện doanh nghiệp xe khách đường mòn Thanh Hóa đặt câu hỏi: "Doanh nghiệp chúng tôi không làm ảnh hưởng đến tắc đường, vì chúng tôi đi đường mòn Hồ Chí Minh đi Láng - Hòa Lạc, vào bến xe Mỹ Đình lại chuyển tuyến sang bến xe Yên Nghĩa. Khi vận động chúng tôi chuyển từ đường QL1A lên đường mòn Hồ Chí Minh, bây giờ mới thích nghi được đường mòn thì lại điều chuyển chúng tôi đi. Tại sao chúng tôi không ảnh hưởng đến việc tắc đường mà lại điều chuyển tuyến của chúng tôi?”- bà Hoàng đặt câu hỏi.

Ông Nguyễn Đức Bình, Giám đốc doanh nghiệp xe khách Nghệ An cho rằng, tắc đường là do nhà cao tầng mọc lên như nấm chứ không phải do xe chạy trên đường. “Chúng tôi dừng xe lại vì xe không có khách. Các đồng chí bảo xe về đâu khách về đấy nhưng chúng tôi chuyển đi thì xe dù, xe hợp đồng trá hình ở Mỹ Đình hoạt động nên khách có về Nước Ngầm đâu”.

Để kịp thời đưa ra phương án xử lý, chiều 1/3, Sở GTVT HN và các DN vận tải trên đã có buổi đối thoại để cùng thảo luận, thống nhất.

Để kịp thời đưa ra phương án xử lý, chiều 1/3, Sở GTVT HN và các DN vận tải trên đã có buổi đối thoại để cùng thảo luận, thống nhất.

Ông Nguyễn Sơn La, Giám đốc Công ty TNHH Mạnh La bức xúc: “Doanh nghiệp chúng tôi nợ 70 triệu đồng trong 2 tháng qua vì không có khách vẫn phải báo cáo tài chính, vẫn phải trả lương lái xe, vé cầu đường. Nếu không còn phương án nào khác, các nhà xe sẽ bán lại toàn bộ 600 xe cho Sở GTVT Hà Nội. Nếu được như vậy sẽ không còn khiếu kiện gì nữa.

Cũng về vấn đề điều chuyển tuyến gây thua lỗ, Chủ tịch Liên hiệp Hội vận tải Nam Định cho biết: “Gần 2 tháng kinh doanh, doanh nghiệp chúng tôi thua lỗ nặng nề. Cụ thể 10 doanh nghiệp, tháng 1 thua lỗ 325 triệu đồng, tháng thứ hai thua lỗ 200 triệu đồng, thiệt hại quá nặng nề. Các doanh nghiệp đều có nguy cơ phá sản trong việc điều chuyển tuyến của Hà Nội… Trong khi đó, Sở GTVT Hà Nội lại cấp phép cho một số xe nhỏ hợp đồng hoạt động chạy tuyến Nam Định gây bức xúc. Nếu vẫn giữ nguyên quyết định, xem xét và có biện pháp cân bằng giữa các phương tiện đang hoạt động tại bến xe Giáp Bát với các phương tiện cùng tuyến tại bến xe Nước Ngầm vì khoảng cách giữa hai bến xe không xa lắm”.

Những ý kiến trên cũng là bức xúc chung của gần 40 doanh nghiệp có mặt tại buổi đối thoại. Doanh nghiệp vận tại than thở, nếu không có lộ trình thực hiện và những giải pháp hợp lý sẽ đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Trước những khó khăn và thắc mắc trên của doanh nghiệp đại diện Bộ GTVT đã có những giải đáp.

Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: Về chủ trương ùn tắc của TP là vấn đề lớn. Để giải quyết ùn tắc phải triển khai đồng bộ chứ không phải 1 hoặc 2 giải pháp. Ngoài tăng cường kết nối giao thông vành đai, xuyên tâm thì còn phát triển mạng lưới vận tải công cộng và hướng tới hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Ông Viện cho biết trước khi thực hiện điều chuyển đã chuẩn bị rất lâu. 

Việc điều chuyển về bến Nước Ngầm khiến nhà xe vắng khách có nhiều nguyên nhân, do người dân lựa chọn các phương tiện khác nữa như tàu hỏa, ngoài ra cũng có nguyên nhân do bà con có xe cá nhân. “Nếu vận tải hành khách không nâng cao năng lực chất lượng thì không cạnh tranh nổi”, ông Viện chia sẻ

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, việc điều chuyển luồng tuyến, đặc biệt là tại Bến xe Mỹ Đình là cần thiết, không thể không làm vì bến xe này đã quá tải từ lâu, ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông. Cả Bộ và Thành phố rất chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp. “Chúng tôi rất tôn trọng ý kiến của DN, chúng tôi sẽ tiếp thu và có những điều chỉnh phù hợp. Tất cả những ý kiến này sẽ được trả lời đầy đủ sau khi báo cáo Thủ tướng vào ngày 10/3 tới”.

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng thừa nhận: Có tình trạng trên lỗi đầu tiên là do quy hoạch thiếu tầm nhìn, và chậm so với sự phát triển của đất nước đặc biệt là của Thành phố Hà Nội.

Về tình trạng xe dù, bến cóc, ông Trường cho biết, có tình trạng thích đi ở Mỹ Đình, nên xe hợp đồng hoạt động gần Mỹ Đình thì dân sẽ đi. Tình trạng này tới đây phải kiên quyết xử lý.

Cũng theo đại diện Bộ GTVT giải pháp trước mắt sẽ dừng cấp xe hợp đồng, xử lý nghiêm các xe dù bến cóc, nếu phát hiện vi phạm phải thu hồi giấy phép để hành khách về bến xe Nước Ngầm. 

Đồng thời yêu cầu Hà Nội sẽ có chuyên tuyến xe buýt chạy giữa hai bến xe Mỹ Đình và Nước Ngầm. Bộ GTVT sẽ tập hợp lại, báo cáo thủ tướng, và lấy ý kiến của các chuyên gia, cũng mong muốn các doanh nghiệp chia sẻ cho Hà Nội để từng bước giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top