Aa

Ethiopia đánh cược hơn 9 tỷ USD quy hoạch "thủ đô gió"

Thứ Bảy, 24/12/2016 - 08:31

Theo các nhà chức trách thành phố, Ethiopia sẽ quyết tâm thay thế hoàn toàn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió. Dự kiến đến năm 2020, quy mô của thành phố xanh nhờ gió này sẽ mở rộng gấp 10 lần so với hiện tại.

Sau một thế kỷ, với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, Ethiopia từ một thành phố được coi là có nền kinh tế “bong bóng” đã trở nên vững chắc về nhiều mặt. Đây cũng được coi là “con sư tử” kinh tế của Châu Phi với sự bùng nổ về công nghiệp, kĩ thuật và cơ sở hạ tầng.

Để duy trì và giữ vững vị thế này trong tương lai, nhà chức trách của thành phố ở phía Đông Châu Phi quyết định sẽ quy hoạch thành phố phát triển theo hướng thành phố xanh, lấy việc sử dụng năng ượng tái tạo làm trọng tâm.

Đàn lạc đà đi bộ gần một cánh đồng gió của Ethiopia (Ảnh: CNN)

Đàn lạc đà đi bộ gần một cánh đồng gió của Ethiopia (Ảnh: CNN)

Mặt khác, Ethiopia cũng là một trong những khu vực sẽ thực hiện mục tiêu kí kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đến năm 2030 là cắt giảm 64% khí CO2 phát thải ra môi trường của Châu Phi. Do đó, mục tiêu sắp tới của Châu Phi là biến Ethiopia trở thành thành phố năng lượng gió của châu lục này.

Trước đó, năm 2013, Ethiopia đã hoàn thành một trong những cánh đồng gió lớn nhất thế giới với vốn đầu tư lên tới 290 triệu USD, sản xuất ra 120MW. Đến năm 2015, lượng điện sản xuất của cánh đồng này tạo ra đã được cải thiện lên tới 153MW. Tuy nhiên, đến cuối năm 2015, năng lượng gió chỉ chiếm 324MW trên tổng sống năng lượng sử dụng của Ethiopia là 4180MW, vì năng lượng chủ lực của thành phố vẫn là thủy điện.

Biểu đồ thể hiện tự tăng trưởng của lượng năng lượng gió sản xuất của Ethiopia (Ảnh: CNN)

Biểu đồ thể hiện tự tăng trưởng của lượng năng lượng gió sản xuất của Ethiopia (Ảnh: CNN)

Do đó, các nhà chức trách thành phố đã mở ra kế hoạch quy hoạch và mở rộng thêm nhiều cánh đồng gió xung quanh và trong thành phố để nâng mức điện sản xuất từ gió lên 17 nghìn MW vào năm 2020.

Chính phủ cũng chỉ ra rằng ít nhất họ sẽ cho quy hoạch 5 cánh đồng gió để cung cấp 5,2 nghìn MW trong 4 năm tới Chi phí của dự án quy hoạch lâu dài này bước đầu được tính là 3.1 tỷ USD với số tiền giải phóng mặt bằng lên tới 6 tỷ USD.

Cũng trong 4 năm tới, dự kiến quy mô thành phố tính cả diện tích các cánh đồng gió sẽ tăng gấp 10 lần.

Thủy điện của Châu Phi trong tương lai sẽ dần cạn kiệt do hạn hán kéo dài (Ảnh: CNN)

Thủy điện của Châu Phi trong tương lai sẽ dần cạn kiệt do hạn hán kéo dài (Ảnh: CNN)

“Chúng tôi đang thực hiện các nghiên cứu và kiểm tra số liệu để dự kiến số lượng các trạm và cánh đồng gió để kết nối với nhau. Việc phát triển và sử dụng các năng lượng tái tạo trong thời điểm vấn đề biến đổi khí hậu như hiện nay là rất quan trọng. Gió chính là mục tiêu và mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi hiện nay”, ông Misikir Negash, Chủ tịch HĐQT Công ty năng lượng điện Ethipian cho biết.

Phân tích cho sự phát triển tất yếu của năng lượng gió ở Châu Phi, Zekarias Amsalu, Giám đốc tỏ chức nghiên cứu thị trường năng lượng Ethopia cho biết:" Có 2 nhân tố thúc đẩy sự thành công của năng lượng gió trong năng tới. Một là, hạn hán ngày càng kéo dài và có tác động nặng nề đến thủy điện – nguồn cung cấp năng lượng chính cho Ethiopia nói riêng và Châu Phi nói chung; Hai, giá thành công nghệ năng lượng gió ngày càng giảm và công nghệ ngày một phát triển hơn.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top