Bên cạnh những đóng góp chung của nguồn vốn này vào phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong gần ba thập kỷ qua, các kết quả mà FDI đầu tư vào bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng (gọi chung là FDI bất động sản du lịch và viết tắt là FDI - BĐSDL) đã mang lại những kết quả cụ thể, góp phần xây dựng nên một hạ tầng cơ sở du lịch và nghỉ dưỡng rộng khắp, đa dạng trong cả nước theo hướng hiện đại như đang có hiện nay.
Nhìn lại quá trình phát triển gần 30 năm qua của FDI - BĐSDL cho thấy, bên cạnh những đóng góp tích cực đối với thị trường bất động sản du lịch, FDI - BĐSDL cũng còn có những tồn tại nhất định. Làm điều đó, chúng ta sẽ rút ra được các bài học kinh nghiệm cho chặng đường phát triển sắp tới của FDI – BĐSDL theo hướng bền vững, đạt hiệu quả cao cho tất cả các bên: nhà đầu tư nước ngoài, nhà nước và người dân. Dưới đây là các đóng góp tích cực của FDI - BĐSDL đối với nền kinh tế
Bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng nói riêng.
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
2014 |
2015 |
2016 |
11 tháng đầu |
1. Tổng vốn Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: |
|||||
a) Số dự án |
- |
1,588 |
1,855 |
2,556 |
3.393(1) |
b) Số vốn đăng ký |
Triệu USD |
21,922 |
24,115 |
24,372 |
33,086 (2) |
2. Số vốn Đầu tư nước ngoài đăng ký vào |
|||||
a) Số dự án |
- |
39 (1) |
39 (3) |
71 (5) |
78 (3) |
b) Số vốn đăng ký |
Triệu USD |
2,544 (2) |
2,328 (4) |
1,686 (6) |
2,504(4) |
3. Vị trí xếp hạng trong đầu tư so với các ngành, lĩnh vực khác |
- |
Thứ 2 |
Thứ 2 |
Thứ 3 |
Thứ 3 |
4. Tỷ lệ trong tổng vốn đầu tư đăng ký(2b/1b) |
% |
12,6% |
9,7% |
6,9% |
7,5% |
(1) Trong đó: 2.293 dự án cấp mới, 1.100 lượt dự án tăng vốn.( không kể 4,535 lượt dự án góp vốn mua cổ phần ) (2) Trong đó: 19,797 triệu USD vốn cấp mới, 7,995 triệu USD vốn tăng thêm.(không kể 5,293 tr.USD góp vốn mua cổ phần ) (3) Trong đó: 56 dự án cấp mới, 22 dự án tăng vốn.( không kể 95 số lượt dự án góp vốn mua cổ phần ) (4) Trong đó: 1,762 triệu USD vốn cấp mới, 280 triệu USD vốn tăng thêm,và 461 triệu góp vốn,mua cổ phần. |
FDI đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản
Tuy FDI đầu tư vào bất động sản trong 2016 có tụt 1 bậc, từ thứ 2 trong các năm trước xuống thứ 3 nhưng tính lũy kế từ tháng 12/1987 đến cuối tháng 10/2017, FDI đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản vẫn đứng thứ 2 với 614 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký trên 52,7 tỷ USD (trong đó dự tính FDI - BĐSDL chiếm khoảng 60 - 65% lượng vốn này) trong tổng số 19 chuyên ngành thu hút được FDI trong cả nước, chỉ đứng sau chuyên ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
BẢNG 2 - ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO NGÀNH |
|||
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/11/2017) |
|||
STT |
Chuyên ngành |
Số dự án |
Tổng vốn đầu tư đăng ký |
1 |
Công nghiệp chế biến, chế tạo |
12,433 |
185,235 |
2 |
Hoạt động kinh doanh bất động sản |
630 |
52,737 |
3 |
Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa |
118 |
20,823 |
4 |
Dịch vụ lưu trú và ăn uống |
626 |
12,068 |
5 |
Xây dựng |
1,469 |
10,759 |
6 |
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy |
2,736 |
6,132 |
7 |
Khai khoáng |
104 |
4,914 |
8 |
Vận tải kho bãi |
659 |
4,503 |
9 |
Thông tin và truyền thông |
1,625 |
3,316 |
10 |
Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản |
511 |
3,493 |
11 |
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí |
131 |
2,780 |
12 |
Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ |
2,449 |
2,812 |
13 |
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội |
135 |
1,865 |
14 |
Cấp nước và xử lý chất thải |
66 |
2,016 |
15 |
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm |
83 |
1,413 |
16 |
Hoạt động dịch vụ khác |
149 |
748 |
17 |
Giáo dục và đào tạo |
331 |
723.622 |
18 |
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ |
250 |
526.454 |
19 |
Hoạt đông làm thuê các công việc trong các hộ gia đình |
4 |
7.440 |
Tổng |
24,580 |
316,914 |
FDI theo chuyên ngành Kinh tế - Kĩ thuật tính lũy kế đến tháng 11/2017
Điều đáng nói là trong nhiều năm qua, kể từ năm 2008, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản đã luôn xếp hạng ở vị trí cao trong bảng xếp hạng các lĩnh vực, ngành nghề thu hút được đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, năm 2008 là năm thu hút được số lượng vốn FDI cao nhất trong suốt giai đoạn 30 năm qua (1987 - 2017), với tổng vốn FDI bất động sản đăng ký đầu tư là 23,3 tỷ USD (trong đó số dự án cấp mới là 91 dự án với 23 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với 330 triệu USD), chiếm 32,62% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Tương ứng như vậy, năm 2009 là 7,6 tỷ USD, chiếm 35,4%. Năm 2010 là trên 6,84 tỷ USD, chiếm 36,8% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư trong năm.
Sau giai đoạn đó, trong xu thế suy giảm của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, FDI vào lĩnh vực bất động sản cũng giảm theo (năm 2011 số vốn FDI đăng ký đầu tư vào bất động sản chỉ đạt 845 triệu USD, chiếm 5,7% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư trong 2011) và tăng trưởng trở lại trong 3 năm gần đây.
Đi tiên phong tạo nền tảng ban đầu về cơ sở hạ tầng cho du lịch và nghỉ dưỡng tại các thành phố lớn
FDI - BĐSDL đã đi tiên phong tạo nền tảng ban đầu về cơ sở hạ tầng cho du lịch và nghỉ dưỡng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM,… đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đất nước thời kỳ đầu mở cửa, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới về đón tiếp khách nước ngoài, tổ chức các hội nghị quốc tế quan trọng…
Các khách sạn Daewoo, Melia,… tại Hà Nội được xây dựng cấp tốc trong giai đoạn ban đầu đó, chứng minh cho sự đóng góp kịp thời của dòng vốn FDI - BĐSDL.
Từng bước tạo ra các sản phẩm bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng mới
FDI - BĐSDL đã từng bước phát triển tạo ra các sản phẩm bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng mới hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về du lịch và nghỉ dưỡng của khách trong nước và quốc tế. Từ chỗ các nhà đầu tư nước ngoài tập trung vào xây dựng các khách sạn lớn 5 sao tại Hà Nội, TP. HCM,… đã chuyển sang các địa bàn mới như Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Sa Pa … với nhiều loại hình bất động sản mới như các khu khách sạn, resort… có quy mô lớn đến vài chục triệu USD vốn đầu tư cho một dự án; Liên kết hợp tác đầu tư với Đường sắt Việt Nam nâng cấp chất lượng và dịch vụ một số toa tàu tuyến Hà Nội – Lào Cai và ngược lại; Đầu tư cho tàu du lịch biển tại Nha Trang, Quảng Ninh... đã mở ra các hướng đi mới cho du lịch Việt Nam.
Một sản phẩm BĐSDL mới được FDI đưa vào Việt Nam từ hơn một thập kỷ nay, đó là các sân golf, giai đoạn đầu còn bị nhiều “kỳ thị”, nhưng đến nay đã khá phổ biến và được đông đảo người hâm mộ ưa chuộng tại Việt Nam.
Sau các sân golf đầu tiên tại Việt Nam, như Đồng Mô (Hà Nội), Thủ Đức (TP. HCM),… hiện nay đã có tới hàng chục các sân golf khác được xây dựng bằng các nguồn đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, đua chó (ở Vũng Tàu), đua ngựa (tại TP. HCM),… cũng là những sản phẩm du lịch mới do FDI đưa vào Việt Nam.
Đóng góp quan trọng về thiết kế các loại hình bất động sản cao cấp
FDI – BĐSDL cũng đã có đóng góp quan trọng về thiết kế các loại hình bất động sản cao cấp hiện đại, từ các khách sạn 5 sao, các tòa nhà cao tầng và các khu đô thị phức hợp, đến các khu resort trong cả nước... làm thay đổi bộ mặt kiến trúc các đô thị, các thành phố lớn; tạo điều kiện, nền tảng cho ngành thiết kế, xây dựng tại Việt Nam tiếp thu cũng như phát triển theo xu hướng kiến trúc hiện đại, phát triển xanh, hài hòa với môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái.
Nâng cao trình độ, kỹ năng quản trị khách sạn
FDI - BĐSDL đã góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng quản trị khách sạn, các resort,… cũng như năng lực điều hành, cung cấp các dịch vụ liên quan đến du lịch của đội ngũ các nhà quản lý, chuyên gia, người lao động Việt Nam. Đồng thời, giúp cho các doanh nghiệp BĐSDL Việt Nam học tập, nâng cao được chất lượng dịch vụ, từ đó nâng cao được giá trị dự án, giá trị tài sản của mình.
Tạo việc làm
FDI - BĐSDL cũng đã tạo được việc làm cho hàng nghìn người lao động trực tiếp, không kể số lao động gián tiếp khác của các ngành liên quan, như xây dựng, vật liệu xây dựng, vận tải, logistic, kinh doanh bán buôn - bán lẻ, vui chơi, giải trí,…
Ngoài ra, FDI - BĐSDL còn đóng góp không nhỏ cho ngân sách Nhà nước tại các địa phương nơi đầu tư; Góp phần chuyển giao các kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý từ các công trình, dự án FDI - BĐSDL cho các nhà đầu tư trong nước.
Điều quan trọng nhất là FDI – BĐSDL đã mở đường, làm người tiên phong đi xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, làm nền móng cho BĐSDL và du lịch Việt Nam phát triển trong những năm vừa qua, tác động tích cực đến sự phát triển của các doanh nghiệp hàng đầu về bất động sản của Việt Nam hiện nay, như Vingroup, Sun Group,…
Tuy FDI không có trong vốn các dự án của các tập đoàn, công ty bất động sản Việt Nam, nhưng các nhà thiết kế, tư vấn quản lý nước ngoài đã được các tập đoàn, công ty Việt Nam thuê cung ứng dịch vụ - có các đóng góp gián tiếp vào kết quả đầu tư, kinh doanh của các tập đoàn, công ty Việt.
Các cơ sở hạ tầng du lịch mà FDI – BĐSDL đầu tư tại Việt Nam đã có đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao thương hiệu của du lịch Việt Nam, góp phần vào kết quả thu hút được một lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong các năm vừa qua (năm 2016, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt trên 10 triệu lượt, và năm 2017, con số này là trên 12,9 triệu lượt).
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và đóng góp tích cực của FDI - BĐSDL nêu trên, không tránh khỏi những tồn tại. Cụ thể, do nhu cầu vốn của các địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch rất lớn, trong khi ngân sách Nhà nước còn thiếu, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ khả năng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tại các địa phương, nên nhiều dự án FDI-BĐSDL chưa được lựa chọn kỹ đã được cấp phép đầu tư (trong giai đoạn sau này còn có những dự án được cấp phép vào các vùng nhạy cảm về an ninh, quốc phòng), đặc biệt trong giai đoạn các năm 2001 - 2010.
Giai đoạn này đã có sự “bùng nổ” của các dự án FDI - BĐSDL quy mô lớn từ vài trăm triệu đến vài tỷ đô la. Ví dụ cụ thể, năm 2008, FDI đầu tư vào bất động sản đạt mức cao nhất như đã nêu trên nhưng phần lớn lại là các dự án “treo” chiếm giữ các diện tích đất lớn đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đời sống người dân - nơi các dự án đăng ký đầu tư.
Một loại sản phẩm mới, ngoài các sản phẩm mới đã nêu trên như sân golf, đua chó, đua ngựa,…FDI - BĐSDL còn đầu tư xây dựng các sòng bài được gọi là Casino. Hiện cả nước có một số dự án đã đi vào hoạt động (Casino Đồ Sơn - Hải Phòng, Móng Cái - Quảng Ninh, Casino Hồ Tràm Strip - Bà Rịa Vũng Tàu, Casino Đà Nẵng và hai dự án lớn tại Hội An (Nam Hội An ), Phú Quốc (Bãi Thơm) đang xây dựng.
Dù với tên gọi và tồn tại dưới hình thức nào thì Casino cũng là lĩnh vực “nhạy cảm” mang tính chất “cá cược” có tác động đến kinh tế - xã hội, khi mà những người Việt Nam mới ở tuổi trưởng thành 21 tuổi - nhiều người còn chưa có công ăn việc làm ổn định, đã được vào chơi Casino (dù đáp ứng được các điều kiện nhất định, như độ tuổi, chứng minh được thu nhập,…).
Trong khi đó, chúng ta chưa có một hệ thống quản lý thật nghiêm túc, chặt chẽ đối với loại hình kinh doanh này (như số lượng người nước ngoài quản lý và làm việc tại các khu vực này, kể cả các lao động giản đơn còn nhiều) nên dễ dẫn đến việc buông lỏng quản lý, tạo sơ hở cho việc vi phạm pháp luật, quy chế hoạt động, khó hạn chế được các tác động xấu đến thế hệ trẻ. Đồng thời, không đảm bảo chống được tình trạng rửa tiền, trốn thuế, làm mất an ninh trật tự xã hội,… của loại hình đầu tư này.
Với các chính sách gần đây của Chính phủ đối với du lịch Việt Nam, như: miễn thị thực cho 10 quốc gia châu Á và 7 quốc gia khác cho đến năm 2019; thực hiện chương trình thí điểm 2 năm cho hệ thống thị thực điện tử và kế hoạch quảng bá du lịch,… hướng đến 17 - 20 triệu lượt khách trong năm 2020, đang mở ra một thị trường mới cho dòng vốn FDI đổ vào bất động sản du lịch Việt Nam.
Đặc biệt, chuyến thăm Nhật Bản (4 - 8/6/2017 ) và dự Hội nghị “Tương lai Châu Á” của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, được tháp tùng bởi gần 200 doanh nghiệp đã nhận được sự quan tâm lớn từ các tập đoàn, công ty của Nhật Bản đối với lĩnh vực bất động sản du lịch Việt Nam.
Đơn cử Tập đoàn khách sạn Hilton, Worldwide đã ký thỏa thuận trị giá 680 triệu USD để quản lý một khách sạn khép kín có 610 phòng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, một nhà đầu tư khác của Nhật Bản cũng đã có cam kết về việc sẽ đầu tư vào một chuỗi 20 - 25 khách sạn tại Việt Nam …
Hai ví dụ nêu trên là minh chứng cụ thể, thể hiện sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường bất động sản du lịch Việt Nam, cho thấy FDI - BĐSDL vào Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong các năm tới./.