Aa

Fintech là gì? Tiềm năng nào cho Fintech tại thị trường thanh toán điện tử Việt?

Thứ Ba, 08/09/2020 - 07:50

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua thì Fintech không còn là khái niệm quá mới mẻ tại Việt Nam. Nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ khái niệm Fintech là gì.

Mặc dù còn là khái niệm mới và gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với khách hàng hay người sử dụng, nhưng với khả năng tối ưu hóa trải nghiệm người dùng dịch vụ tài chính, Fintech được dự báo sẽ mang đến không ít thách thức cho các ngân hàng truyền thống và cả ngành tài chính nói chung trong thời gian tới.

Fintech là gì? Tiềm năng nào cho Fintech tại thị trường thanh toán điện tử Việt?

Cùng với sự phát triển của làn sóng Fintech, nhiều doanh nghiệp phát triển phần mềm quản lý cũng đã có một hướng đi mới cho chiến lược đi lên của mình.

Việc tích hợp các hình thức thanh toán mang tính đột phá về công nghệ vào phần mềm quản lý được xem là hình thức vừa mang lại lợi ích cho khách hàng vừa tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm. 

Fintech trong tiếng Anh là 1 từ ghép từ hai chữ cái đầu của “Financial” và “Technology”. “Financial” ở đây có nghĩa là thuộc về lĩnh vực tài chính hay trong lĩnh vực tài chính . “Technology” thì có nghĩa là công nghệ .

Ghép 2 từ này lại ta được cụm từ Fintech - đây là cụm từ dùng để miêu tả một dịch vụ tài chính mới nổi của thế kỷ 21.

Ban đầu, cụm từ này dùng để nói về phần kĩ thuật của một tổ chức tài chính danh tiếng chuyên về khách hàng và thương mại.

Nhưng từ cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, nghĩa cụm từ này được mở rộng ra cho tất cả những tiến bộ về công nghệ trong lĩnh vực tài chính, bao gồm cả những đổi mới trong kiến thức và giáo dục về tài chính, ngân hàng bán lẻ, đầu từ và cả tiền mã hóa như Bitcoin.

Fintech và khái niệm rộng

Cụm từ công nghệ tài chính có thể được dùng trong bất kì những tiến bộ trong cách mà con người tiến hành giao dịch công việc, từ sự phát minh ra tiền cho tới ghi sổ kép.

Tuy nhiên, kể từ khi cuộc cách mạng số và internet di động diễn ra, công nghệ tài chính đã lớn mạnh một cách bùng nổ và cụm từ “fintech”, ban đầu được dùng để nói về công nghệ máy tính dùng cho cơ quan hậu bị của ngân hàng hay công ty đầu tư, giờ đây miêu tả một loạt sự can thiệp vào tài chính cá nhân và thương mại.

Sự phát triển trong tương lai của Fintech

Những tiến bộ trong công nghệ đã làm thay đổi hoàn toàn phương thức giao dịch với ngân hàng và đầu tư. Ứng dụng đầu tư chứng khoán dành riêng cho điện thoại di động Robinhood không tính phí cho các giao dịch và các trang web cho vay ngang hàng như Prosper và Lending Club cam kết sẽ làm giảm lãi suất bằng cách mở rộng thị trường cạnh tranh cho các khoản vay tới các nguồn lực thị trường rộng lớn.

Những công nghệ đang được phát triển và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020 có thể kể tới mobile banking, giao dịch với thị trường hàng hóa tập trung thông qua điện thoại di động, ví điện tử, các trang mạng tư vấn tài chính hay từ vấn tài chính tự động như LearnVest và Betterment, và công cụ quản lý tiền bạc tất cả trong một như Mint và Level.

Đối tượng sử dụng Fintech là ai?

Có 4 nhóm khách hàng lớn của Fintech, đó là:

1) B2B cho các ngân hàng 

2) Khách hàng của ngân hàng 

3) B2C dành cho doanh nghiệp nhỏ 

4) Người tiêu dùng

Theo đánh giá, các xu hướng thiên về giao dich ngân hàng thông qua điện thoại di động, sự gia tăng về thông tin và dữ liệu and phân tích tài chính chính xác hơn và sự phân chia quyền truy cập sẽ tạo cơ hội cho 4 nhóm này tương tác với nhau bằng những các chưa từng có trước đây

Tiềm năng Fintech tại Việt Nam

Thời gian qua hàng loạt startup về công nghệ nói chung và công nghệ tài chính nói riêng đã ra đời và phát triển rầm rộ tại Việt Nam. Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm, dịch vụ mới về công nghệ, bởi dân số trẻ và tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại thông minh tăng trưởng nhanh.

Điều đáng lưu ý là các hoạt động trên điện thoại di động hiện nay chủ yếu là tương tác mạng xã hội, tìm kiếm, nghe nhạc, xem phim, trong khi sử dụng cho các dịch vụ tài chính còn rất thấp, chiếm chưa đến 5% thời gian trực tuyến của người dùng internet tại Việt Nam.

Do đó, các dịch vụ về thương mại điện tử và công nghệ tài chính còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, nhất là khi Việt Nam là một trong những quốc gia nhận lượng kiều hối chuyển về hằng năm rất lớn.

Tuy nhiên, các startup về Fintech tại Việt Nam thời gian qua chủ yếu chỉ mới cung cấp các dịch vụ thanh toán qua di động (theo thống kê chiếm đến 52%), trong khi các dịch vụ khác còn rất thấp.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top