Gạch bê tông bùn đơn giản tạo nên những ngôi nhà bền vững và giá thành rẻ ở vùng nhiệt đới, một nghiên cứu ở Sri-Lankan kết luận.
So sánh 4 loại vật liệu xây tường khác nhau, bao gồm: gạch đỏ, gạch xi măng rỗng và Cabook (tên loại gạch được làm từ đất đá ong phổ biến ở vùng nhiệt đối Sri-Lankan, có thể thấy rằng gạch bê tông bùn có ảnh hưởng thấp nhất đến môi trường mà vẫn giữ cho ngôi nhà được mát mẻ. Chúng cũng là vật liệu rẻ nhất, dễ dàng để xây dựng khi một căn nhà bị đổ.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã xem xét sự phát thải khí nhà kính của cả 4 vật liệu và nhận thấy gạch bê tông bùn là thân thiện nhất với môi trường, từ quá trình sản xuất cho đến sử dụng.
Những viên gạch bê tông bùn được làm từ đất theo cùng cách với gạch bùn truyền thống nhưng có thêm cả sỏi và cát để tăng độ bền. Để kiểm tra độ dẫn nhiệt của từng loại vật liệu, họ xây dựng 4 ngôi nhà diện tích 1m2 với 4 loại vật liệu trên. Theo đó, gạch đỏ giữ cho bên trong ngôi nhà mát nhất nhưng gạch bê tông bùng có kết quả kiểm tra cũng chỉ kém thứ hạng nhất này một khoảng không đáng kể.
Gạch bê tông bùn cũng là rẻ nhất, chỉ khoảng dưới 1000 USD cho một căn nhà kích cỡ trung bình ở Sri-Lankan, trong khi đó gạch đỏ tuy vô địch trong bài kiểm tra về độ mát lại có giá thành là 3500 USD cho cùng diện tích.
“Tại sao chúng ta phải tiêu nhiều tiền hơn và phá hủy môi trường?”, Rangika Halwatura, một kỹ sư xây dựng tại Đại học Moratuwa ở Sri-Lankan cảnh báo.
Gạch bê tông bùn được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia nhiệt đới khác nhưng nó lại rất mới ở Sri-Lankan. Chúng phổ biến bởi dễ sản xuất và do đó rẻ, Hurryson Moshi, một kỹ sư ở Tanzania cho biết. Tuy nhiên, Moshi cũng chỉ ra rằng khi mọi người có điều kiện kinh tế cao hơn thì họ thích sử dụng gạch đỏ hoặc khối bê tông hơn bởi nó tương xứng với kinh tế của mình.
Moshi đồng ý với kết quả nghiên cứu ở Sri-Lankan, tuy nhiên ông cũng cho rằng có một số điểm cần lưu ý ở loại vật liệu xanh, rẻ này. Chẳng hạn như tính thẩm mỹ và những biểu tượng của sự hiện đại, địa vị xã hội cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại vật liệu. Những nghiên cứu trong tương lai cũng nên tính toán cả những tác động của loại vật liệu này gây ra cho môi trường, chẳng hạn nạn phá rừng (chặt cây lấy gỗ đốt gạch) hoặc khai thác đất quá mức, ông bổ sung.
Năm 2015, chính phủ Sri-Lankan đã phát triển chương trình xây dựng 150 nghìn ngôi nhà cho người nghèo. Đây cũng chính là khởi nguồn cho nghiên cứu trên. Mục đích của nghiên cứu là tìm ra loại vật liệu xây tường nào thích hợp nhất với việc xây dựng nhà giá rẻ ở những vùng nhiệt đới, nơi dân số phát triển nhanh và tỷ lệ người nghèo cao.
Theo Liên Hợp Quốc, hơn 850 triệu người trên thế giới sống trong những khu nhà ổ chuột. Christophe Lalande, người đứng đầu Ủy ban nhà ở của Liên Hợp Quốc cho biết những khu dân cư nghèo ở các nước đang phát triển thường chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ thay đổi khí hậu và thảm họa tự nhiên như một cơn bão hay sự tăng nhiệt độ.
“Những công trình và nhà ở bền vững nên phù hợp với môi trường địa phương và quan trọng nhất là bảo vệ sự sống, xóa bỏ cảnh sống nghèo đói”, Lalande nói thêm.