Thương hiệu Tiêu biểu Hội nhập Châu Á – Thái Bình Dương là giải thưởng do Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương và VINABRA – Thương hiệu Việt Nam, mạng cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam, VNPACO Corp phối hợp bình chọn dưới sự giám sát của Tổ chức chứng nhận quốc tế QMS – Australia, QMS tại Việt Nam.
Cuộc bình chọn mang tầm quốc tế này nhằm tôn vinh các thương hiệu Việt mang tầm khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế đất nước trong thời kì hội nhập kinh tế toàn cầu; đồng thời quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, giải thưởng còn khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học vào sản xuất nhằm tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu về quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy kinh tế quốc gia trong giai đoạn hội nhập và phát triển.
Tại buổi lễ, GFS được vinh danh trong top 10 thương hiệu tiêu biểu hội nhập Châu Á – Thái Bình Dương bởi đã đáp ứng được các tiêu chí bình chọn của BTC như: chất lượng sản phẩm, thương hiệu tin cậy, dịch vụ được người tiêu dùng ưa chuộng, sự nhanh nhạy, sáng tạo trong kinh doanh, triết lý kinh doanh nhân văn, tăng trưởng ổn định, có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế - xã hội nước nhà, cũng như uy tín, vị thế đơn vị trên thị trường...
Cũng tại buổi lễ, Tập đoàn GFS tiếp tục được vinh danh và tri ân vì những đóng góp quan trọng cho Chương trình Thiện nguyện Nước uống sạch tới trường.
Thống kê mới đây của Tổ chức ý tế Thế giới (WHO) cho thấy, mỗi năm có khoảng 20 ngàn người Việt Nam chết vì các bệnh liên quan tới việc dùng nước sinh hoạt ô nhiễm và thiếu vệ sinh, trong đó có khoảng 1100 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy và rất nhiều trẻ em mắc các bệnh về tiêu hóa có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường. Còn theo ước tính của Unicef, ở Việt Nam có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch. Khu vực thiếu nước sạch trầm trọng nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc với tỷ lệ 30% dân số thường xuyên không có nước sinh hoạt.
Chia sẻ bên lề buỗi lễ, Bà Lê Thúy Hạnh – Phó TGĐ Tập đoàn GFS cho biết: Chúng tôi biết rằng, tại các vùng núi cao, biên giới, hải đảo, các em học sinh cần lắm sự chung tay giúp đỡ của các cá nhân, doanh nghiệp và các địa phương trên cả nước để được uống nước sạch mỗi ngày. Tặng máy lọc nước cho các điểm trường chỉ là đóng góp rất nhỏ bé của GFS trong việc cải thiện tình hình nước sạch và giảm thiểu những nguy cơ tổn hại đến sức khỏe cho trẻ nhưng tôi tin rằng sẽ còn rất nhiều mạnh thường quân sẵn sàng đồng hành cùng chương trình để mang nước sạch đến cho những mầm non tương lai của đất nước, để các em được phát triển khỏe mạnh, được hưởng một cuộc sống tốt đẹp.
Chương trình Nước uống sạch tới trường sẽ thực hiện 3 đợt trao tặng máy lọc nước trong năm 2018 tại các điểm trường thuộc các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Bình Phước…
Đây là hành động mang ý nghĩa nhân văn cao cả, phù hợp với triết lý kinh doanh của Tập đoàn GFS: Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa. Với GFS, con người là trọng tâm và là động lực thúc đẩy của mọi sự phát triển. Lợi nhuận có được từ việc đầu tư cho con người là vô giá.
Trước đó, thông qua quỹ Hỗ trợ sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC), Tập đoàn GFS đã tài trợ hàng tỷ đồng hỗ trợ cho các tài năng khoa học công nghệ.
Giải thưởng top 10 thương hiệu tiêu biểu hội nhập Châu Á – Thái Bình Dương không chỉ làm tăng thêm bề dày thành tích của GFS mà còn tiếp tục khẳng định uy tín, vị thế của Tập đoàn này trên thị trường.
GFS được biết đến là một trong những Tập đoàn có uy tín hàng đầu tại Việt Nam với các lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn: Bất động sản – xây dựng hạ tầng, khoa học công nghệ, nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao. GFS đặt mục tiêu đến năm 2025, cơ cấu doanh thu từ Tập đoàn sẽ được điều chỉnh là 70% từ công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; 30% từ bất động sản và các hoạt động khác.
Trong tương lai GFS mong muốn sẽ kiến tạo nên một cộng đồng nông nghiệp nông thôn văn minh, nơi những nhà khoa học, những con người nhiệt thành, đam mê sáng tạo, ở bất cứ lứa tuổi nào, thành phần nào đều có thể cống hiến giá trị sáng tạo và lao động của mình cho sự phát triển của xã hội.